Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên và thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên và thực thi pháp luật

luật bảo hiểm thất nghiệp

Để có thể thực hiện hiệu quả các quy định về BHTN, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác BHTN cần phải đảm bảo sự hiểu biết về pháp luật và nắm vững về nghiệp vụ để thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Đồng thời, các cán bộ làm công tác BHTN cũng cần phải làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao, phải nhiệt tình tư vấn cho người lao động, giới thiệu việc làm cho người lao động để họ có cơ hội tiếp cận việc làm mới.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác BHTN cần thực hiện nhứng yêu cầu sau: chủ động mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, phổ biến chính sách pháp luật mới có liên quan, tập huấn pháp luật lao động, Luật Việc làm và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ, qui trình xử lý và giải quyết các phát sinh, vướng mắc, qui trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết BHTN theo qui trình một cửa, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử và ý thức trách nhiệm, rèn luyện thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trực tiếp giải quyết chính sách BHTN. Đội ngũ cán bộ công chức tại BHXH tỉnh, Sở LĐTBXH cần phải vững vàng trong

73

việc xử lý các tình huống phức tạp về BHTN, chuyên nghiệp, tránh xảy ra sai sót, phiền hà cho người lao động.

Trung tâm DVVL Quảng Nam chủ động, linh hoạt trong công tác sắp xếp, bố trí các vị trí làm việc cho cán bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công tác phối kết hợp về chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện công việc. Cán bộ làm công tác bảo hiểm cần niềm nở nhiều hơn khi tiếp xúc với người lao động. Phải hướng về người lao động, lắng nghe họ một cách hiệu quả, biết kiềm chế cảm xúc khi gặp những tình huống khó xử. Có thái độ ứng xử, tác phong, lối sống phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường làm việc của cơ quan nhà nước; chấp hành các đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định, quy chế của đơn vị; nghĩa vụ của công dân. Phải lấy chất lượng, hiệu quả công việc để đánh giá cán bộ trong công tác phục vụ người lao động đến làm việc tại Trung tâm DVVL cũng như BHXH tỉnh..

Để đẩy mạnh công tác tư vấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện BHTN, bên cạnh việc tập huấn đào tạo thường xuyên đối với đội ngũ nhân viên tư vấn cũng như nhân viên giải quyết hồ sơ BHTN, theo tác giả cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần xác định biên chế Viên chức đối với nhân viên thực hiện giải quyết chế độ BHTN để người lao động yên tâm công tác và đủ điều kiện được bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý;

Thứ hai, rà soát, tuyển dụng bổ sung nhân viên được đào tạo các chuyên ngành về xã hội, kinh tế để thực hiện công tác tư vấn giới thiệu việc làm, bố trí cân đối đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và đội ngũ giải quyết hồ sơ BHTN;

Thứ ba, thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm và thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng đội ngũ tư vấn, đội ngũ thực hiện giải quyết hồ sơ BHTN;

74

Thứ tư, xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng bài bản chuyên nghiệp về chuyên môn, kỹ năng mềm, chính sách pháp luật để đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn giới thiệu việc làm;

Thứ năm, cần xác định quy chế tiền lương, chế độ phụ cấp ưu tiên đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm, do đây là công việc đặc thù yêu cầu trình độ chuyên môn cao, tâm lý vững vàng, môi trường làm việc căng thẳng, độc hại do tiếp xúc với nhiều người lao động.

Thứ sáu, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực, qua đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 88 - 90)