Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 46 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn

bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chươngtrình, kế hoạch về bảo hiểm thất nghiệp trình, kế hoạch về bảo hiểm thất nghiệp

Để triển khai thực hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn từ 2017 – 2020, BHXH tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH và Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ.

- Sở LĐTBXH ban hành quy trình cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trực tiếp thực hiện, theo đó Trung tâm DVVL Quảng Nam thực hiện công việc tiếp nhận, giải quyết các chế độ hưởng BHTN và BHXH tỉnh thực hiện việc chi trả và quản lý quỹ BHTN.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với Trung tâm DVVL về việc thực hiện tính hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động…, và việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề theo Quyết định của Sở LĐTBXH đối với BHXH tỉnh.

35

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với cơ sở dạy nghề cho người lao động đang hưởng chế độ của BHTN (về số lượng người lao động học nghề, các chỉ tiêu và danh sách nghề mà các cơ sở dạy nghề đã được giao và được phép hoạt động…); với các đơn vị có sử dụng lao động (về số lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHTN, mức đóng BHTN cho người lao động…)

Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam cũng lên dự toán mức kinh phí cho việc thực hiện pháp luật về BHTN (cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí) tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được quan tâm, từng bước được đổi mới đa dạng hơn về hình thức và nội dung, tạo nhiều kênh thông tin để người lao động, người sử dụng lao động có thể được tiếp cận thông tin về pháp luật BHTN.

Sở LĐTBXH Quảng Nam đã phối hợp với các sở, ban ngành và đơn vị liên quan như: BHXH tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Hiệp hội doanh nghiệp…trong việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về BHTN như: giải đáp thắc mắc về pháp luật BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với tổ chức các hội nghị tuyên truyền tại một số doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, các cuộc hợp công đoàn để phát trực tiếp cho công nhân cũng như là phối hợp với BHXH các huyện, thị xã trên địa bàn. Đa dạng hình thức tuyên truyền để phù hợp với từng đối tượng:

- Tuyên truyền về pháp luật BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh và truyền hình Quảng Nam; các báo, tạp chí chuyên ngành, báo điện tử theo chuyên mục như: “Pháp luật và cuộc sống”; “Theo dòng thời sự”; “Đồng hành cùng công nhân”… Đây là những kênh truyền thông truyền tải thông tin đến cộng đồng nói chung và người lao động nói riêng nhanh nhất, với mức độ bảo phủ lớn, đạt hiệu quả. Kết quả đã phối hợp với báo Quảng Nam đăng tải 109 tin bài trong chuyên mục và trên các số báo khác của Báo

36

Quảng Nam; phối hợp với Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh phát 283 tin bài, 141 phóng sự phát thanh, 40 phóng sự truyền hình. Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH và Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Nam đã tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Sở và đơn vị (Website: sldtbxhqnam.gov.vn

vieclamquangnam.gov.vn) đã đăng tải 215 tin bài, 70 văn bản.

- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật về BHTN và giải đáp các vướng mắc của người lao động và người sử dụng lao động tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp và chế xuất. Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020, Sở LĐTBXH đã tổ chức 17 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho 2.049 người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; triển khai chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động lồng ghép với tuyên truyền pháp luật về BHXH, BHTN đến người lao động và người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- In ấn tờ rơi, pano, áp phích, băng thả, băng ngang (phục vụ tuyên truyền đến các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp và các khu công nghiệp). Sở LĐTBXH đã xây dựng và quản lý 24 pano tuyên truyền đặt tại các trục đường chính, cửa ngõ ra vào tỉnh, các vị trí thuân lợi, khu vực động dân cư, đông người đi lại. Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về BHTN nhân dịp kỷ niệm, đợt tuyên truyền lớn trong năm nhằm tạo điểm nhấn trong công tác tuyên truyền về pháp luật BHXH nói chung và BHTN nói riêng. Tổ chức in ấn, cấp phát hơn 50.000 tờ rơi, tờ gấp, 8.000 quyển tập tuyên truyền…phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật về BHXN nói chung và BHTN nói riêng.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHTN thông qua hoạt động của sàn giao dịch, các điểm giao dịch việc làm của Trung tâm DVVL Quảng Nam tại các quận, huyện, thị xã hoặc kết hợp lồng ghép hoạt động tuyên truyền BHTN với các hoạt động tuyên truyền về pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn.

37

Ngoài ra, còn kết hợp tuyên truyền về BHTN tại ngày hội chợ việc làm cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp tại các trường, các buổi nói chuyện, tọa đàm, cuộc họp với người lao động tại doanh nghiệp.

Do chuẩn bị tốt về nhân sự, cơ sở vật chất và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nên việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của Trung tâm DVVL trong thời gian qua đã được người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn và dư luận đánh giá cao. Năm 2020, các chính sách mới về lao động, việc làm, xuất khẩu lao động và chính sách về bảo hiểm thất nghiệp được cập nhật kịp thời trên Website của Trung tâm. Đơn vị đã mở rộng hướng tiếp cận các thông tin về thị trường lao động không chỉ qua Website mà còn thông tin qua Facebook, điện thoại, tin nhắn, Zalo, qua các Hội nghị tuyên truyền lưu động tại các điểm xã trên địa bàn tỉnh... giúp cho việc tiếp cận hoặc tra cứu, tìm việc làm của người lao động cũng như quá trình tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vì vậy, năm 2020 hoạt động tại Website http://vieclamquangnam.gov.vn của Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Nam đã thu hút được 55.866 lượt người truy cập vào để tìm hiểu các thông tin về tuyển dụng của các doanh nghiệp: Với 185 Hồ sơ tuyển dụng; Thông tin việc tìm người: Với 485 Hồ sơ tìm việc; Cập nhật kịp thời các văn bản, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về lao động, việc làm, xuất khẩu lao động và chính sách về BHTN. Phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh miền Trung tổ chức 04 phiên giao dịch việc làm Online cho 57 lao động có nhu cầu việc làm tiếp cận. Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên đưa các thông tin lên Facebook về tuyển sinh đào tạo nghề, các thông tin tuyển dụng lao động đi làm việc trong và ngoài nước của các đơn vị, doanh nghiệp được phép tuyển lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để tư vấn và tuyển dụng.

38

2.2.2. Xác định đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nhìn chung, từ năm 2017 đến nay, số lượng người lao động tham gia BHTN tại tỉnh Quảng Nam tăng lên đều qua các năm. Báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Nam về tình hình thực hiện công tác BHXH thì năm 2017, tổng số người tham gia BHXH là 153.795 người, trong đó số người tham gia BHTN là 154.783 người. Năm 2018 tổng số người tham gia BHXH là 159.311 người, tăng 5.516 người so với cùng kỳ năm 2017, trong đó số người tham gia BHTN là 155.997 người, tăng 1.214 người so với cùng ký năm 2017. Năm 2019 tổng số người tham gia BHXH là 164.851 người, tăng 5.540 người so với năm 2018, trong đó số người tham gia BHTN là 157.617, tăng 1.620 người so với năm 2018. Năm 2020, số người tham gia BHXH bắt buộc là 171.000 người, tăng 6.149 người so với năm 2019, trong đó số người tham gia BHTN là 157.292, giảm 325 người so với năm 2019.

157,617

157,292

155,997

154,783

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 2.1: Số người tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2020

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam) Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy năm 2020 số người tham gia BHTN giảm so với năm 2019, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, người lao động 39

không có việc làm phải ngưng việc, nghỉ việc, thu nhập của người dân giảm do dịch bệnh nên có một bộ phận không thể tham gia hoặc tiếp tục tham gia BHTN.

2.2.3. Xác định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

- Về chế độ trợ cấp thất nghiệp

BHTN nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất do thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp được học nghề, hỗ trợ tìm việc làm để người lao động nhanh chóng trở lại thị trường lao động. Trong thời gian qua, với nỗ lực và quyết tâm cao, tại tỉnh Quảng Nam đã nhanh chóng tổ chức thực hiện pháp luật về BHTN và được đông đảo người lao động cũng như doanh nghiệp quan tâm đón nhận. Phần lớn doanh nghiệp đã nắm bắt và thực hiện chính sách một cách nghiêm túc.

Số lượng người nộp hồ sơ và số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bản tỉnh Quảng Nam tăng nhanh qua các năm. Theo báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Nam năm 2017 BHXH tỉnh Quảng Nam đã giải quyết chế độ BHTN cho 10.008 người, năm 2018 BHXH tỉnh Quảng Nam đã giải quyết chế độ BHTN cho 11.763 người, năm 2019 BHXH tỉnh Quảng Nam đã giải quyết chế độ BHTN cho 15.776 người, năm 2020 BHXH tỉnh Quảng Nam đã giải quyết chế độ BHTN cho 22.538 người. và do những tác động dai dẳng và tiêu cực của đại dịch toàn cầu, số lượng lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam trong năm 2020 đã lên đến 22.538 trường hợp, tăng 70% so với năm ngoái.

40

22,538

Năm 2017

Số hồ sơ đề nghị trợ cấp

Biểu đồ 2.2: Số lượng hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng BHTN tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2020

(Nguồn: Báo cáo công tác hàng năm của TTDVVL tỉnh Quảng Nam) Nhìn vào bảng số liệu nhận thấy số lượng các đối tượng hưởng BHTN tại tỉnh Quảng Nam có chiều hướng gia tăng theo từng năm. Kết quả đó cho thấy người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan của nhà nước đã ngày càng quan tâm hơn đển thực hiện pháp luật về BHTN cho người lao động, đồng thời công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, giúp người lao động có điều kiện tiếp cận với chính sách, pháp luật mới. Nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHTN để bảo vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, do nhận thức của người lao động đã ngày càng được nâng cao rõ rệt.

Việc BHXH Quảng Nam ngoài phương án chi trả trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm DVVL hoặc cơ quan BHXH cấp huyện hoặc nhận tiền thông qua bưu điện Việt Nam còn chi trả qua tài khoản ATM cho người lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc rút ngắn thời gian đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan BHXH và Trung tâm DVVL để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Đặc biệt, trong khoảng thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày

31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống Covid 19, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành văn bản số 781 về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN hàng tháng qua hệ thống bưu điện, qua tài khoản ATM và chi trả trực tiếp tại nhà. Việc chi trả tận nhà trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện cho các đối tượng thường xuyên ốm đau, đi lại khó khăn. Hình thức chi trả tận nhà tới tất cả các đối tượng rất mới và đặc biệt khó khăn hơn trong công tác tổ chức thực hiện của ngành trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

- Về chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm

Cùng với việc chi trả tiền trợ cấp để giúp người lao động ổn định cuộc sống tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm mới thì Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Nam cũng rất tích cực hỗ trợ lao động để lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Số lao động được tư vấn cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020. Điều này cho thất nhu cầu người lao động thất nghiệp cần được tư vấn, giới thiệu việc làm rất cao, tuy nhiên tỷ lệ được giới thiệu việc làm vẫn thấp. Việc tư vấn, giới thiệu việc làm tại Quảng Nam được chia thành hai loại như sau:

+ Tư vấn lần đầu: Trung tâm đã thực hiện tư vấn về việc làm, pháp luật BHTN cho 100% số người thất nghiệp khi vừa đến Trung tâm để nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN.

+ Trong quá trình hưởng BHTN: hàng tháng Trung tâm DVVL theo dõi việc thông báo tìm kiếm việc làm của người lao động đang hưởng BHTN để tư vấn, giới thiệu việc làm.

Mục tiêu của thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là sớm đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động, nên song song với công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm DVVL tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

42

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị của Chính phủ, Trung tâm đã thông báo rộng rãi cho người lao động qua nhiều kênh thông tin như truyền hình, truyền thanh, website, fanpage… về việc nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, tiếp nhận thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng và tư vấn, giới thiệu việc làm qua mạng. Bên cạnh đó, một số cán bộ của Trung tâm đã trực tiếp đến các công ty, đơn vị tại thành phố Hội An để tiếp nhận hồ sơ BHTN, trả kết quả, tiếp nhận thông báo tình trạng việc làm cho gần 3.000 lượt người. Nhờ đó, người lao động không phải mất nhiều thời gian và công sức đi lại, chờ đợi mà vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình khi tham gia chính sách BHTN.

Bên cạnh đó, hoạt động kết nối việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thất nghiệp, vẫn được Trung tâm đẩy mạnh. Không ngừng mở rộng mạng lưới liên hệ với các doanh nghiêp trong và ngoài tỉnh cũng như hệ thống Trung tâm DVVL ở những địa phương khác, Trung tâm đã nắm bắt và khai thác hiệu quả thông tin thị trường lao động, tạo tiền đề bền vững cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng nhân sự. Từ năm 2017 đến nay, đã có

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 46 - 67)