7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Xác định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay, theo quy định của Luật việc làm 2013, BHTN có 04 chế độ, bao gồm: Chế độ trợ cấp thất nghiệp; Chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm; Chế độ hỗ trợ học nghề; Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề. Hoạt động giải quyết và chi trả các chế độ BHTN thực chất là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng quỹ BHTN để chi trả cho các đối tượng tham gia BHTN khi có đủ điều kiện hưởng BHTN.
- Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng BHTN người lao động phải chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật trừ trường hợp được quy định điểm a,b khoản 1 Điều 49. Khi chấm dứt hợp đồng lao động cần phải tiến hành đúng thủ tục, trình tự luật định, có như vậy người lao động mới được hưởng BHTN. Ngoài ra người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động mà đã có khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quy định này chặt chẽ hơn so với trước đây góp phần đảm bảo sự công bằng cho những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời đảm bảo sự an toàn về tài chính của quỹ BHTN. Pháp luật hiện hành còn quy định người lao động đã đóng BHTN theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động phải có một quá trình làm việc lâu dài và thời gian tham gia đóng BHTN tối thiểu thì mới được hưởng chế độ này. Quy định này đảm bảo nguyên tắc có đóng góp mới được hưởng thụ và nguồn thu đảm bảo cho nguồn chi.
Đối với hồ sơ, thủ tục hưởng BHTN pháp luật hiện hành quy định phải được nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian là 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Quy định này đảm bảo cho các cơ quan có thẩm quyền theo dõi, quản lí, kiểm soát số người thất nghiệp để chi trả chính xác chế độ trợ
19
cấp thất nghiệp. Mặt khác luật quy định thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng BHTN được quy định tại khoản 2 Điều 50 luật này. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động tham gia BHTN. Việc quy định thời gian hưởng tối đa không quá 12 tháng để tránh sự quá tải về tài chính của quỹ trong thời gian dài phải chi trả BHTN.
Cũng theo luật này thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được quy định tại khoản 1 Điều 50. Quy định về mức hưởng trợ cấp trên tương đối là phù hợp bởi nếu quy định mức hưởng quá thấp thì không đảm bảo được mục đích của trợ cấp xã hội và quy định mức hưởng quá cao thì lại không đảm bảo sự an toàn về tài chính của quỹ này. Việc quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ vào bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm. Đồng thời luật còn khống chế mức độ tối đa để đảm bảo mục đích của bảo hiểm là bù đắp thu nhập, ổn định đời sống xã hội, đảm bảo công bằng giữa người nghỉ việc hưởng trợ cấp với người lao động đang đi làm. Việc quy định như vậy phù hợp với thực tế pháp luật Việt Nam hiện hành, quy định của ILO và pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
- Chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 55 Luật Việc làm quy định, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động. Thời gian người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội.
Nguồn kinh phí được giao khoán hàng năm căn cứ vào kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của năm trước theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN và quyết toán theo quy định trên cơ sở số lượng thực tế
20
người nộp hồ sơ. Phí dịch vụ cho việc tư vấn, giới thiệu việc làm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí.
- Chế độ hỗ trợ học nghề
Người lao động được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề khi đáp ứng các yêu cầu tại Điều 55 Luật Việc làm năm 2013. Khi người lao động có đủ các điều kiện trên thì được hưởng hỗ trợ học nghề. Thời gian hỗ trợ theo thời gian học nghề thực tế, nhưng tối đa không quá 06 tháng. Mức hỗ trợ học nghề được thực hiện theo Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia BHTN.
Theo đó, mức tối đa được hưởng hỗ trợ học nghề là 1 triệu đồng/người/tháng. Mức này cần phải được xem xét lại nhằm đảm bảo quyền được học nghề, hỗ trợ học nghề cho người lao động khi xã hội vận động, biến đổi không ngừng.
- Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề
Đây là chế độ bảo hiểm mới được bổ sung trong Luật Việc làm năm 2013. Chế độ này thể hiện sự chia sẻ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động khi mà họ không thể tự đào tạo, bồi dưỡng được tay nghề cho người lao động do có sự biến đổi của khoa học công nghệ. Quy định này có sự tiến bộ rõ rệt và phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, từ đó giảm gánh nặng đào tạo nghề cho người sử dụng lao động, giúp người sử dụng lao động vượt qua khó khăn khi giải quyết chế độ cho người lao động trước sự biến đổi.
Để được hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động thì người sử dụng lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, theo thời gian học thực tế của từng nghề, khóa đào tạo nhưng không được quá 06 tháng. Trường hợp khóa học có ngày lẻ không đủ tháng thì dưới
21
15 ngày được tính là ½ tháng và trên 15 ngày được tính 01 tháng để xác định mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng. Nếu mức hỗ trợ của các khóa đào tạo có số tiền cao hơn mức hỗ trợ theo quy định thì phần vượt quá do người sử dụng lao động chi trả.