Đổi mới cơ chế tài chính về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 90 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Đổi mới cơ chế tài chính về bảo hiểm thất nghiệp

Cơ chế tài chính về BHTN hiện nay hình thành từ ba nguồn: nguồn ngân sách từ chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ từ Quỹ BHTN, nguồn thu từ các dịch vụ tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Luật hiện hành quy định cả người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước đều cùng đóng 1% vào quỹ BHTN. Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện thì nguồn quỹ này đã tương đối ổn định và có kết dư. Vì vậy, cần thiết phải có kế hoạch rút dần vai trò của nhà nước tham gia vào BHTN, tăng cường vai trò của người sử dụng lao động. Trong đó cần thiết lập tỉ lệ đóng là người lao động đóng 1/3; người sử dụng lao động đóng 2/3. Nhà nước giữ vai trò bảo trợ cho quỹ về mặt pháp lý và bảo trợ khi nguồn quỹ thâm hụt. Việc quy định tỉ lệ như vậy sẽ khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động trước rủi ro thất nghiệp, hạn chế ỉ lại, trông chờ nhà nước, đồng thời giảm gánh nặng.

Bên cạnh đó, cần thay đổi quy định về mức BHTN. Hiện việc quy định về mức BHTN dường như mới chỉ chú trọng đến mức trần mà bỏ sót quy định về mức sàn BHTN. Mặt khác, việc quy định mức hưởng đồng đều 60% cho mỗi tháng làm giảm đi khả năng khuyến khích người lao động thất nghiệp sớm tìm kiếm cơ hội quay trở lại thị trường lao động. Mặc dù Luật Việc làm 2013 đã quy định về nghĩa vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng, cũng

75

như việc chấm dứt trợ cấp nếu từ chối công việc được giới thiệu quá 2 lần. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp người thất nghiệp có xu hướng chờ đến khi gần hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp mới thực sự tích cực tìm kiếm việc làm.

Do đó, cần bổ sung quy định cụ thể về mức sàn của trợ cấp BHTN không được dưới mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, nhằm đảm bảo khoản trợ cấp này thực sự phát huy được ý nghĩa hỗ trợ người thất nghiệp trang trải các chi phí, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, thiết yếu. Mặt khác, pháp luật cũng nên quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng giảm dần. Chẳng hạn 3 tháng đầu tỷ lệ hưởng là 60%, nhưng 3 tháng tiếp theo tỷ lệ hưởng giảm xuống 55%. Việc quy định như vậy sẽ là động lực giúp người lao động chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm mới, đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí cho Quỹ BHTN.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng quy định của pháp luật về BHTN cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy việc hoàn thiện pháp luật về BHTN cũng như bảo đảm thực hiện pháp luật về BHTN là rất cần thiết. Chương 3 luận văn đã phân tích và đề xuất một số giải pháp như: (1) tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BHTN; (2) tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức của các đối tượng tham gia BHTN; (3) tổ chức thực hiện pháp luật đúng theo các quy định hiện hành; (4) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh; (5) nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên thực thi pháp luật. Các giải pháp luận

76

văn đề xuất đưa ra được luận giải, gắn với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và lao động, việc làm của tỉnh Quảng Nam. Để các giải pháp này thực sự có ý nghĩa, đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ, được sự quan tâm của các Sở, ban ngành tại địa phương và BHXH tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là một công cụ quản trị thị trường lao động hữu hiệu, với mục tiêu hỗ trợ người lao động bảo vệ vị trí việc làm, duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp. Bên cạnh đó, nếu gặp rủi ro về việc làm, pháp luật về BHTN có các biện pháp nhằm thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi thất nghiệp, quan trọng hơn nữa là có các biện pháp để hỗ trợ người lao động tham gia học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới, đồng thời, người thất nghiệp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

77

Tại tỉnh Quảng Nam, Sở LĐTBXH đã chủ động phối hợp với các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện pháp luật BHTN. Trung tâm DVVL thuộc Sở LĐTBXH tỉnh được giao nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHTN: Tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; trợ cấp thất nghiệp và để thực hiện được các chế độ này thì các Trung tâm DVVL phải đẩy mạnh thông tin thị trường lao động và các hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm; cơ quan BHXH tỉnh thực hiện thu - chi và quản lý Qũy bảo hiểm thất nghiệp.

Đặc biệt khi diễn ra dịch Covid-19, BHTN đã thể hiện rõ vai trò hỗ trợ, ổn định đời sống cho một lượng lớn người lao động bị thất nghiệp, qua đó giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong năm 2020, BHXH tỉnh Quảng Nam đã chi trả tiền BHTN với số tiền hơn 264 tỉ đồng. Tiếp theo trong 2 tháng đầu năm 2021 BHXH tỉnh Quảng Nam cũng đã ghi nhận số lượng lớn người lao động đề nghị hưởng BHTN.

Vì vậy, để đảm bảo thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Nam phát huy hiệu quả hơn nữa, giảm thiểu và tiến đến không còn tình trạng người lao động hưởng chính sách BHTN không đúng theo quy định trong khi chưa có hệ thống phần mềm liên thông về quản lý, theo dõi quá trình tham gia BHTN giữa cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị thực hiện pháp luật BHTN và ngành BHXH tại tỉnh Quảng Nam rất cần sự chung tay góp sức từ nhiều phía; trong đó cơ quan chức năng cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp để nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, ban ngành trong thực hiện pháp luật bảo hiểm với người lao động. Ngoài ra, phải nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện BHTN, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với người lao động. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHTN; thực hiện giao dịch điện tử trong tham gia và giải quyết hưởng BHTN; chia sẻ dữ liệu thu-chi và giải quyết các chế độ BHTN… Bên cạnh đó, các cơ quan chức

78

năng cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đăng ký, đóng BHTN đúng thời gian, tránh tình trạng nợ BHTN kéo dài.

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Tuấn Anh (2016), Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cần giải pháp có tính đồng bộ để đạt hiệu quả cao, Báo Lao động điện tử. 2. Ban chấp hành TW (2012), Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017 và nhiệm vụ công tác năm 2018.

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam (2018), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018 và nhiệm vụ công tác năm 2019.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam (2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2019 và nhiệm vụ công tác năm 2020.

6. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam (2020), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2020 và nhiệm vụ công tác năm 2021.

7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chính sách thất nghiệp và những giải pháp trong thời gian tới.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

9. Nguyễn Chí Công (2019), Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp – thực trạng và giải pháp, đề án nghiên cứu khoa học, Tòa án nhân dân tối cao

10. Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thị Đào (2020), Thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Công thương điện tử,

T8/2020

11. Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

80

12. Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2017), Các yếu tố ảnh hưởng tới chi trả trợ cấp thất nghiệp của Bảo hiểm thất nghiệp quận Long Biên, Tạp chí kinh tế và dự báo, 09/2017, số 27

13. Hoàng Thị Hải (2018), Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, luận văn thạc sĩ luật học, Đại họcLuật Hà Nội

14. Trương Thị Thu Hiền (2017), Hướng mở rộng đối tượng tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội số

558/2017, tr.13.

15. Nguyễn Thanh Hương (2019), Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Phạm Thanh Hữu (2020), Cẩm nang pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật

17. Hoàng Bảo Khánh (2021), Thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội

18. Quốc hội (2013), Luật việc làm

19. Sở Lao động thương binh xã hội (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và những giải pháp trong thời gian tới,

Quảng Nam.

20. Trần Minh Thắng (2015), Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng và các vấn đề vướng mắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr 305-313.

81

21. Lê Quang Trung (2019), Nhìn lại 10 năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Tạp chí Lao động và Xã hội số 591+592/2019, tr.20

22. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam (2020), Báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2015 đến 2020.

23. Nguyễn Quang Trường (2015), Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Viện Kinh tế và Quản lýTrung ương

24. Đoàn Xuân Trường (2019), Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo hiểm thất nghiệp – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp trường, trường ĐH Luật Hà Nội. Website 25. https://baoquangnam.vn/kinh-te/infographic-toan-canh-kinh-te- xa-hoi-quang-nam-nam-2020-qua-nhung-con-so-107112.html 26. https://nhandan.vn/bhxh-va-cuoc-song/can-som-sua-doi-chinh- sach-bao-hiem-that-nghiep-631371/ 27. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208109 28. http://vieclamquangnam.gov.vn/ 29. http://baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi-tiet-6-thang-dau-nam-2021- bhxh-tinh-quang-nam-chi-tra-hon-98-ty-dong-bh-that-nghiep- 25a3931c.aspx 30. https://thanhnien.vn/ban-can-biet/bao-hiem-xa-hoi-tinh-quang- nam-no-luc-vuot-qua-kho-khan-hoan-thanh-nhiem-vu-1401362.html 82

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

83

Hình 1: Tờ rơi phổ biến, tuyên truyền pháp luật BHTN của BHXH tỉnh Quảng Nam

84

Hình 2: Pano phổ biến, tuyên truyền pháp luật BHTN của BHXH tỉnh Quảng Nam

Hình 3: Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam trả hồ sơ BHTN tại doanh nghiệp

Hình 4: Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam phối hợp với Công ty TNHH Fashion Garments (KCN Tam Thăng,

TP Tam Kỳ) tổ chức buổi tư vấn lao động

85

Hình 5: Ký kết phối hợp

hội, bảo hiểm y tế, tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã

bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Quảng Nam

86

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 90 - 104)