Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 69 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, những năm qua việc thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Nam còn tồn tại một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Nam chưa chú ý đến các nguồn lực (con người, kinh phí, điều kiện vật chất, thời gian) để thực hiện. Đặc biệt là khâu phân công, phối hợp thực hiện

54

chưa hợp lý, còn biểu hiện của tính cục bộ, không đề cao trách nhiệm, tinh thần phối kết hợp giữa các cơ quan trong tổ chức thực hiện pháp luật. Kế hoạch, chương trình chỉ tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy còn nhiều điểm bất cập.

Hoạt động của Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Nam còn chưa phù hợp với chức năng là định chế trung gian tài chính trên thị trường lao động, chưa có nhiều hoạt động chủ động, tích cực của chính sách thị trường lao động. Quỹ BHTN chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ BHTN và việc triển khai thực hiện BHTN, trong khi tất cả hoạt động của Trung tâm DVVL như điều tra cung - cầu lao động, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống, kết nối việc làm… đều phục vụ cho người thất nghiệp.

Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHTN tuy đã được quan tâm chú trọng, tổ chức thường xuyên, có nhiều hình thức phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là việc tuyên truyền về pháp luật BHTN ở một số doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước tại tỉnh Quảng Nam, nơi chưa có tổ chức công đoàn chưa được thường xuyên, kịp thời và nếu có tuyên truyền thì chất lượng, hiệu quả chưa cao, người lao động chưa nắm được các chế độ, chính sách của Nhà nước, vì vậy còn một số cơ quan, đơn vị và nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật BHTN; tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHTN còn nhiều; mức xử phạt

viphạm còn nhẹ chưa đủ sức răn đe và việc tính lãi suất chậm đóng BHTN còn thấp.

Thứ hai, việc rà soát đối tượng tham gia BHTN còn gặp nhiều khó khăn, một phần là do chính sách mới, chủ sử dựng lao động và người lao động còn chưa hiểu biết hết và chưa nhận thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm tham gia

BHTN; một phần do cơ quan quản lý nhà nước về BHTN ở một số địa phương chưa quan tâm đến việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật

về BHTN 55

Thứ ba, tình trạng người lao động không trung thực khai báo tình trạng việc làm, doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động. Quy định về việc khai báo tình trạng việc làm hàng tháng đối với người lao động đang hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp còn phụ thuộc vào sự trung thực của người khai báo, chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát thông tin khai báo của người lao động. Vì vậy, việc xác định điều kiện hưởng BHTN trên địa bàn tỉnh rất khó khăn và phức tạp.

Thứ tư, công tác chi trả BHTN ở một số địa phương còn chậm. Việc triển khai thu BHTN được thực hiện hàng tháng, việc trích nộp để đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp được tính theo năm. Do đó dẫn đến khó khăn trong việc hưởng chế độ BHTN. Việc tính đóng BHTN theo mức lương cơ sở hay mức lương tối thiểu vùng, trong khi mức lương này thay đổi theo năm, vì thế nhiều địa phương triển khai rất chậm công tác này. Một số hướng dẫn nghiệp vụ còn chưa cụ thể nên việc chốt sổ bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp giải thể hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tạm giam.

Thứ năm, các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là khá chặt chẽ, dẫn đến người lao động thất nghiệp khó có thể tiếp cận được với chế độ này. Mặt khác, chế độ hỗ trợ học nghề mới chỉ tập trung giải quyết được nhu cầu học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chưa có giải pháp hỗ trợ cho người lao động được đào tạo, phát triển kỹ năng nghề hoặc nâng cao tay nghề.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHTN chưa được thực hiện thường xuyên. Thực tế cho thấy lực lượng thanh tra còn quá mỏng, trình độ chuyên môn của thanh tra lao động còn hạn chế trong khi số lượng doanh nghiệp ngày một gia tăng. Vì thế công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm gặp không ít khó khăn, không thể kiểm tra và xử lý hết được các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH hội nói chung và BHTN nói riêng.

56

Từ đó, tình hình vi phạm pháp luật về đóng BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua diễn ra khá phổ biến như: không đăng ký tham gia đóng BHTN cho người lao động thuộc diện tham gia; để nợ đọng tiền đóng kéo dài và chiếm dụng tiền đóng BHTN của người lao động để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, chưa được các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương áp dụng biện pháp xử lý nghiêm minh, hầu hết các vi phạm của doanh nghiệp đều chưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHTN; dẫn đến gây không ít khó khăn cho BHXH tỉnh Quảng Nam trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHTN và thực hiện ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHTN đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm.

Đồng thời, từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, trên địa bàn tỉnh nhiều đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động cầm chừng, tạm ngưng hoạt động. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam và UBND tỉnh hạn chế thanh tra, kiểm tra; chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị không bị ảnh hưởng, có dấu hiệu vi phạm. Do vậy, tình hình vi phạm BHTN có xu hướng tăng so với năm trước.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hệ thống pháp luật BHTN còn nhiều bất cập. Quy định pháp luật về việc xác định trường hợp nào là rơi vào tình trạng thất nghiệp và không có việc làm còn chưa rõ ràng, gây ra tình trạng vẫn có trường hợp có những đối tượng không thất nghiệp nhưng vẫn được hưởng BHTN. Ngoài ra, quy định đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, cán bộ, công chức và mức tiền lương tối đa làm căn cứ đóng giữa BHXH bắt buộc và BHTN không đồng nhất dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đối tượng tham gia và theo dõi thu BHXH, BHTN đối với đơn vị sử dụng lao động.Chế tài xử phạt đối với các hành vi gian lận, trốn đóng BHTN vẫn còn hạn chế.

57

Thứ hai, ý thức tuân thủ pháp luật BHTN của người lao động và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp chưa cao. Người lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp phần lớn là lao động phổ thông nên chưa nhận thức rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chính sách BHTN, không trung thực trong việc khai báo tình trạng việc làm do lo sợ bị mất quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về phía các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHTN, do đó, còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm đóng và nợ đọng BHXH, BHTN nên không chốt được sổ BHXH gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động, ảnh hưởng đến công tác thực hiện pháp luật về BHTN; phần lớn chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nên không cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương.

Ngoài ra, công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý lao động nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động, do đó, vẫn còn trường hợp người lao động vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ ba, năng lực của cán bộ thực hiện BHTN, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với người lao động chưa cao. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cần thiết phải được tiến hành thường xuyên, chính xác để người lao động nhanh chóng quay trở lại làm việc. Thực tế lượng người lao động được tư vấn chưa nhiều, số người được giới thiệu việc làm chiếm tỉ lệ nhỏ, trong khi việc tư vấn lại là miễn phí. Từ đó dẫn đến sự chủ động của Trung tâm DVVL Quảng Nam chưa cao.

Thứ tư, do đại dịch covid -19 nên nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn kinh tế hoặc chấm dứt hoạt động. Nhiều doanh nghiệp do không bắt nhịp được với thời kì công nghệ số, không bắt kịp với sự biến động của nền kinh tế thị trường nên bị thu hẹp sản xuất, dẫn đến giải thể hoặc phá sản. Từ đó số lao động thất nghiệp gia tăng. Điều này tạo ra thách thức cho BHXH trong việc triển khai các chế độ, chính sách BHTN. Mặt khác hiện tượng doanh

58

nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động nên khi chấm dứt hợp đồng người lao động không có sổ bảo hiểm để tiến hành làm các thủ tục hưởng BHTN. Nguyên nhân của hiện trạng này là do sự hiểu biết cũng như nhận thức đúng về pháp luật còn hạn chế của các bộ phận thực thi.

Thứ năm, mạng lưới cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa đáp ứng nhu cầu trước sự biến động của thời đại. Như cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện còn lạc hậu; sự hợp tác liên kết với cơ sở với các doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ, phương pháp dạy học chưa được đổi mới, thời gian thực hành còn ít. Dẫn đến chế độ tư vấn, hỗ trợ dạy nghề, đào tạo tạo nghề chưa thực sự hấp dẫn, chưa đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

Tiểu kết chương 2

BHTN là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, sau khi ra đời đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động thất nghiệp, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Trong bối cảnh của năm 2020, dịch bệnh Covid-19 khiến lượng lớn lao động bị mất việc làm thì BHTN trở thành chỗ dựa để họ có khoản tài chính trang trải cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc phù hợp.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Nam cho thấy việc xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan; hoạt động sơ kết, tổng kết quá trình tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật BHTN được triển khai đúng quy trình, kịp thời.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ không ít hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, nhận thức của người lao động cũng như người sử dụng lao động về BHTN chưa cao; do sự chưa hoàn thiện của pháp luật về BHTN; cũng như năng lực của cán bộ thực hiện pháp luật BHTN. Và do đại dịch covid19 cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho số

59

lượng người lao động thất nghiệp và doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn thậm chí là phá sản tăng cao trên địa bàn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG

NAM

3.1. Phương hướng đảm bảo thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một là, tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHTN.

Tham gia góp ý để xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo nghề, tiền lương, bảo hiểm xã hội,... để có sự liên kết chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN.

Tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và các chế độ, gắn bảo hiểm thất nghiệp với các chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, thông tin, dự báo thị trường lao động và bảo hiểm xã hội.

Hằng năm, tổ chức đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh; từ đó, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Hai là, hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện BHTN đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật BHTN, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện nhằm phát huy vai trò của pháp luật BHTN là chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm trong quá trình triển khai thực hiện.

60

Thống nhất việc tổ chức thực hiện BHTN tại Trung tâm DVVL Quảng Nam, có sự liên thông giữa các địa phương và yếu tố đặc thù của từng địa phương trên cơ sở phân loại mức độ phát triển thị trường lao động, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm DVVL Quảng Nam đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu người lao động.

Quy hoạch Trung tâm DVVL Quảng Nam theo hướng tăng tính tự chủ, gắn với sự phát triển của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động bảo đảm hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.

Tăng cường công tác phối hợp, thống nhất trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Ba là, thực hiện đảm bảo quy trình nghiệp vụ thực hiện BHTN

Thực hiện đảm bảo quy trình nghiệp vụ thực hiện BHTN trên địa bàn tỉnh; trong đó, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm.

Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện BHTN

Đảm bảo nhân sự thực hiện BHTN được tuyển dụng phải có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ; nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động biến động nhanh chóng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về BHTN và các nghiệp vụ cần thiết khác cho đội ngũ nhân sự thực hiện BHTN.

Xây dựng tiêu chí và định kỳ tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng về nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

Năm là, đổi mới cơ chế tài chính về BHTN theo quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.

61

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 69 - 79)