7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất
trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong việc rà soát đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệptại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểmthất nghiệp thất nghiệp
BHTN với mục tiêu bảo đảm thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm nên có vai trò vô cũng quan trọng đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường. Trong hệ thống an sinh xã hội, BHTN cũng được xác định là một trong những bộ phận cấu thành nên cải cách và đổi mới BHXH, BHTN nói riêng luôn là vấn đề đặt ra với các quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cũng cần có sự đổi mới trong lĩnh vực BHTN nên việc hoàn thiện pháp luật về BHTN cần theo định hướng sau:
Việc hoàn thiện pháp luật về BHTN phải phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng về BHXH nói chung và BHTN nói riêng; phải phù hợp với việc xây dựng, phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, pháp luật về BHTN phải hướng đến việc xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện BHTN tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Và để đáp ứng được những định hướng đó, pháp luật về BHTN cần phải hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể như sau:
64
Một là, cần mở rộng đối tượng tham gia BHTN
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng tham gia bảo hiểm gồm hai nhóm là người lao động làm việc theo hợp đồng và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Quy định này nhằm vào các đối tượng là người lao động có nguy cơ mất việc làm cao, nhất là khi xã hội đang biến động hướng đến tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các viên chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước cũng phải thực hiện theo chế độ hợp đồng thì chất lượng cũng như hiệu quả công việc sẽ tăng lên đáng kế. Và đây chính là đối tượng mở rộng BHTN.
Cần bổ sung với những trường hợp người lao động là người nước ngoài, người không quốc tịch đang làm việc tại Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một bộ phận khá đông người lao động có đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước mà chưa được tham gia BHTN. Nếu vẫn tiếp tục tồn tại quy định như vậy sẽ gây bất bình đẳng giữa những người lao động trong xã hội. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cũng cần xem xét mở rộng quyền tham gia loại bảo hiểm này với người nước ngoài.
Một đối tượng khác cũng cần được xem xét để đưa vào danh sách hưởng BHTN là người giúp việc gia đình. Người giúp việc gia đình cũng ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng lại không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Nguyên nhân chủ yếu đưa ra như là người giúp việc trẻ em, chưa đủ độ tuổi lao động hay những người già đã quá tuổi lao động. Trên thực tế, còn nhiều người lao động trong độ tuổi lao động làm công việc giúp việc gia đình, họ được hưởng chế độ BHXH, BHYt nhưng lại không được hưởng BHTN. Nếu luật quy định người giúp việc gia đình là đối tượng tham gia BHTN thì nó sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ có thể ổn định cuộc sống sau khi mất việc hoặc được hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tìm kiếm một công việc thích hợp hơn.
65
Ngoài ra, quy định BHTN áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên là không phù hợp với BHXH. Vì vậy để mở rộng đối tượng tham gia thì cần thiết phải có sự điều chỉnh, cần quy định BHTN áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Có như vậy chế định BHTN mới thống nhất được với Luật BHXH.
Hai là, cần quy định người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng lương hưu được thanh toán trợ cấp thất nghiệp.
Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định, BHTN không trả chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH. Quy định này cho thấy BHTN chỉ bảo đảm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động mà không có thu nhập nào khác để đảm bảo cuộc sống gia đình. Những người lao động khác chấm dứt hợp đồng mà có lương hưu thì không phải là đối tượng của quy định này. Điều này hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn bởi nguyên tắc công bằng, chia sẻ rủi ro giữa những người lao động tham gia BHTN. Thực tế người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước có đóng góp lớn vào quỹ BHTN, trong khi người mất việc làm và được hưởng chế độ không nhiều. Cần chỉnh sửa quy định là người lao động chấm dứt hợp đồng được hưởng chế độ BHTN và có quy định cụ thể về mức hưởng, chế độ hưởng và thời gian hưởng.
Ba là, cần tăng thời gian và mức hỗ trợ học nghề cho người lao động Luật quy định thời gian hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động là 6 tháng như hiện nay là không phù hợp với thực tế đào tạo và nhu cầu nghề nghiệp của người lao động. Đây là khoảng thời gian quá ngắn để người lao động có thể học được một nghề có chuyên môn cao, tay nghề giỏi để phù hợp với sự biến đổi của thời kì công nghệ số và mở rộng quan hệ quốc tế. Cần thiết cần phải sửa đổi thời gian đào tạo nghề căn cứ vào ngành nghề, môi trường làm việc và công việc cụ thể mà người lao động chuyển đổi, nhưng cần phải tăng thời gian đó lên là 12 tháng.
66
Mặt khác, pháp luật quy định khi mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề thì phần vượt quá do người lao động tự chi trả. Quy định này không hoàn toàn phù hợp bởi người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng thì quay trở lại làm việc cho người sử dụng lao động nên cần thiết phải sửa đổi lại nội dung này là chi phí đào tạo nghề là do người sử dụng lao động chi trả.