Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo

luật bảo hiểm thất nghiệp

Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật BHTN nhằm phát hiện những vướng mắc, những vi phạm hay trục lợi BHTN để kịp thời xử lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN. Hiện nay, các hình thức trục lợi BHTN rất đa dạng. Có thể là lao động phối hợp

71

với doanh nghiệp khai khống hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, cũng có thể là doanh nghiệp trục lợi hoặc lao động trục lợi khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn đi làm. Nguyên nhân chính để xảy ra tình trạng lạm dụng, trục lợi BHTN là do việc đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay khá dễ. Khi người lao động có đủ các loại giấy tờ (quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ việc; sổ BHXH đã chốt kỳ tham gia; chứng minh nhân dân) là đủ điều kiện nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, để hạn chế hành vi vi phạm, trục lợi chính sách BHTN, BHXH tỉnh Quảng Nam và Sở LĐTBXH cần đẩy mạnh các hoạt động thanh, kiểm tra.

Đối tượng mà Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về BHTN là các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, nợ đọng BHTN để đôn đốc, nhắc nhở họ trong thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về BHTN, cũng là cách đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động làm việc cho các đơn vị này, cũng đồng thời phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra không cần thiết.

Một đối tượng khác cũng rất quan trọng mà Sở LĐTBXH cũng cần phải đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra là các đơn vị được trao quyền quản lý, tổ chức thực hiện BHTN như Trung tâm DVVL Quảng Nam và BHXH Quảng Nam. Việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện, hạn chế các sai sót trong nghiệp vụ quản lý, sử dụng quỹ BHTN trong giải quyết chế độ BHTN, trong xử lý các trường hợp chi không đúng đối tượng phải thu hồi.

Ngoài ra, Sở LĐTBXH phối hợp với BHXH, Liên đoàn lao động tỉnh để quản lý lao động trên địa bàn, phát hiện kịp thời các biểu hiện vi phạm pháp luật như: khai báo tăng, giảm lao động tại doanh nghiệp, đăng ký thang bảng lương, số lượng lao động tham gia BHTN, bắt buộc doanh nghiệp công khai danh sách lao động trong doanh nghiệp. BHXH tăng cường phối hợp với Liên đoàn lao động, thanh tra lao động kiểm tra phát hiện các đơn vị trốn tham gia BHTN và có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

72

Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTN (nếu có). Cần xây dựng tổ tư vấn trợ giúp pháp lý để giải đáp kịp thời, thỏa đáng các khúc mắc, bức xúc của người lao động đang làm việc và cả những người đã thôi việc. Những vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan cần phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra giải quyết kịp thời, đúng chế độ cho đối tượng.

Thành lập thanh tra chuyên ngành về BHTN thuộc hệ thống BHXH để thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực BHTN, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm như hiện nay, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho người lao động tham gia và hưởng thụ chế độ BHTN một cách thuận lợi, đúng người, đúng đối tượng và đúng chế độ.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 86 - 88)