Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố khách quan có tác động đến công tác HĐTG của KHCN, cụ thể như tình hình kinh tế chính trị trong nước, việc điều
hành quản lý các NHTM nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề kiểm soát tình hình bệnh dịch Covid - 19 của nhà nước có ảnh hưởng đến quyết định gởi tiền của KHCN tại VietinBank - CN Tân Bình.
Đại dịch Covid - 19 đang làm bộc lộ và cũng là cơ hội để nhận diện và cải thiện những điểm bất cập và hạn chế của nền kinh tế, cả cấp vĩ mô và vi mô. Vì vậy, những nguy cơ của dịch bệnh, thiên tai sẽ có thể trở thành lực cản lớn ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng như làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Do đó, nghiên cứu có một sô kiến nghị sau:
- Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô:
Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát. Sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Hơn nữa tỷ lệ lạm phát cao cũng làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể không thực hiện được. Do vậy, việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.
- Duy trì sự tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM, tạo sự dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng.
- Điều hành linh hoạt các công cụ tài chính, chính sách tài khóa, tiền tệ
Tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ tài chính, chính sách tài khóa, tiền tệ, đấy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng thị trường quốc tế, kích cầu tiêu dùng nội địa để kích thích tăng trưởng. Tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật và cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Coi trọng chỉ đạo phát triển một số lĩnh vực kinh tế mới
như kinh tế ban đêm, kinh tế số, kinh tế đô thị, thu hút mạnh mẽ đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, nguồn vốn FDI và phát huy hơn nữa vai trò của các địa phương.
Chính phủ, Quốc hội xem xét, bổ sung thêm các sắc thuế, phí cần miễn, giảm; kéo dài thời hạn hoãn các khoản phải nộp, phải trả của doanh nghiệp; nới room - tăng trần hạn mức tăng trưởng tín dụng cho vay... Các cơ quan chức năng thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực chất, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển. Thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ, không đáp ứng được yêu cầu; đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong các quy định, chính sách, thái độ phục vụ và tính công minh, sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi.
Ngoài ra, theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 05/12/2020, các NHTM có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lí thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lí thuế theo qui định của pháp luật về thuế. Đây là điều gây hoang mang cho các KHCN gởi tiền tại ngân hàng, làm cho công tác HDV vốn đang khó khăn vì đại dịch Covid - 19 nay còn khó khăn nhiều hơn. Tuy nhiên, các cán bộ ngân hàng cần phải tìm hiểu, nắm thông tin thật kỹ để giải thích cho các KHCN những đối tượng theo quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế.
Cần phải giải thích quy định này nhằm để đảm bảo sự bình đẳng giữa kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh truyền thống. Bởi lẽ hiện nay, những người kinh doanh truyền thống phải thuê cửa hàng, trụ sở, phải kê khai, nộp thuế đầy đủ, trong khi đó, kinh doanh thương mại điện tử hiện đại hơn, chi phí thấp, lợi nhuận cao hơn thì lại không phải nộp thuế. Theo quy định của Luật Quản lý thuế cũ, ngân hàng đã phải cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan thuế theo yêu cầu, tuy nhiên, Nghị
định 126 năm 2020 quy định chi tiết hơn, đó là ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu ra thì phải cung cấp thông tin định kì. Việc cung cấp thông tin định kỳ này chủ
yếu là bên nước ngoài chuyển tiền về. Ví dụ như đối với Google, cơ quan thuế sẽ yêu cầu bên ngân hàng cung cấp thông tin khi phát hiện có khoản thu nhập từ Google trả cho 1 cổ tức hay 1 cá nhân về việc phát hành trên Play store.
Vì vậy, chỉ những trường hợp đặc thù, đặc biệt, những giao dịch phục vụ cho công tác quản lý thuế thì cơ quan thuế mới yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng đó cho cơ quan quản lý thuế.