Tác động của năng lực cạnh tranh đến các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 25 - 31)

cổ

phần Việt Nam

2.1.3.1. Năng lực cạnh tranh tác động đến lợi nhuận của ngân hàng

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và

Giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường

Giả thuyết này cho rằng mức độ tập trung thị trường có tương quan nghịch với

mức độ cạnh tranh. Do sự tập trung của thị trường khuyến khích các công ty cấu kết với nhau. Giả thuyết này cho rằng tồn tại mối quan hệ tích cực giữa nồng độ thị trường

(được đo bằng tỷ lệ tập trung) và hiệu quả (được đo bằng lợi nhuận) với bất kể quy mô. Một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Năng lực cạnh tranh sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Lí do là cạnh tranh sẽ tạo động lực để thúc đẩy ngân hàng giảm chi phí, gia tăng năng suất làm việc từ đó dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng. Giả thuyết hàm ý quy mô

càng tăng làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Lập luận theo lý thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ cạnh tranh thấp đi, các ngân hàng không còn chịu nhiều áp lực trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả

Giả thuyết này được đề xuất bởi Demsetz (1973) cho rằng các ngân hàng hiệu

quả nhất giành được cả lợi nhuận và thị phần cao hơn, các ngân hàng tăng khả năng sinh lời là kết quả gián tiếp cả việc cải thiện hiệu quả quản trị ngân hàng chứ không phải sức mạnh từ lợi ích thị trường. Nghiên cứu của Molyneux và Forbes (1995) cho rằng điều này là do sự tập trung thị trường xuất hiện từ môi trường cạnh tranh nơi các

ngân hàng có cấu trúc chi phí thấp tăng lợi nhuận bằng cách giảm giá và mở rộng thị phần. Nghiên cứu của Fernandez de Guevara và Maudos (2007) cho rằng các ngân

Berger và Hannan (1998) kiểm tra mối quan hệ mức độ tập trung thị trường và giá thay vì mối quan hệ mức độ tập trung thị trường và lợi nhuận thông qua thông tin giá do Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ đã bác bỏ giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này cho rằng việc gia tăng lợi nhuận của một ngân hàng

không phải là hệ quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh mà là từ hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó dẫn đến việc mở rộng thị trường.

Alley (1993) nghiên cứu tại các ngân hàng Nhật Bản kết quả chỉ ra bằng chứng

lợi nhuận của các ngân hàng cần được xác định bằng hiệu suất cấu trúc thị trường truyền thống. Nghiên cứu này đã ước tính mức độ liên kết trong ngành ngân hàng Nhật Bản, cho thấy có một mức độ liên kết đáng kể. Như vậy nghiên cứu này cũng cho thấy năng lực cạnh tranh không tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Girardone, Molyneux et al. (2004) cho rằng cạnh tranh sẽ nâng cao lợi nhuận bằng cách tạo ra những điều kiện cho các nhà quản lý để giảm chi phí và duy trì lợi nhuận từ đó tăng năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng. Một số nghiên cứu khác cho rằng sự gia tăng của cạnh tranh sẽ làm các ngân hàng giảm lãi suất cho vay giúp cho người vay trả nợ tốt hơn và giảm rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Boyd và De Nicolo (2005) và nghiên cứu của Ataullah và Le (2006).

Ở thị trường ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về hai giả thuyết này. Theo Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu Hà (2017) cho rằng năng lực cạnh tranh có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015. Nghiên cứu của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) cho thấy mức độ cạnh tranh của các ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và chi phí của các ngân hàng. Nghiên cứu của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) cho rằng năng lực cạnh tranh không có ý nghĩa tác động đáng kể đến lợi nhuận của các NHTM trong giai đoạn 2005 - 2011.

2.1.3.2. Năng lực cạnh tranh tác động đến sự ổn định của ngân hàng

hệ giữa năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Có hai quan điểm trái ngược nhau

về mối quan hệ này.

Quan điểm đầu tiên cho rằng năng lực cạnh tranh dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Keeley (1990) cung cấp bằng chứng về việc gia tăng cạnh tranh đã làm suy giảm giá trị thương hiệu của các ngân hàng, dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ ở những

năm 1980. Khi các ngân hàng đối diện với cạnh tranh ngày càng tăng, tình trạng cho vay độc quyền sẽ giảm, ngân hàng muốn gia tăng tỷ lệ cho vay có xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức để tăng lợi nhuận, sẵn càng cấp tín dụng cao hơn nhiều so với tài sản đảm bảo. Hậu quả sẽ làm gia tăng khoản nợ không thanh toán được và tăng xác suất vỡ nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm

này, cho rằng cạnh tranh sẽ làm giảm hành vi thận trọng của ngân hàng, giảm hiệu quả hoạt động, mất ổn định hệ thống, gây bất lợi cho ổn định tài chính, gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Có thể liệt kê ra những nghiên cứu như: Hellmann và cộng sự (2000), Boyd và De Nicolo (2005), Carbo và cộng sự (2009), Soedarmono và cộng sự (2011).

Quan điểm thứ hai là, một số các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm cho thấy

năng lực cạnh tranh mang đến sự ổn định cho các ngân hàng. Beck và cộng sự (2004)

chỉ ra sự ổn định của ngân hàng được cải thiện hơn ở cả hai thị trường tập trung hơn và cạnh tranh hơn, Schaeck và cộng sự (2009) sử dụng chỉ số PR H-Statistic cho thấy

cạnh tranh mang lại sự ổn định hơn độc quyền. Quan điểm này còn được nhiều nghiên

cứu thực nghiệm khác ủng hộ như: De Nicolo (2001), Nicolo và cộng sự (2004), Anginer và cộng sự (2014).

Nợ xấu là một tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Năng lực

cạnh tranh của ngân hàng và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Khi năng lực cạnh tranh của ngân hàng cao, nghĩa là nợ xấu của ngân hàng thấp. Nợ xấu sẽ ảnh

hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh, nếu như ngân hàng không quản lý rủi ro tốt. Cạnh

tranh ngân hàng bắt buộc mỗi ngân hàng phải giảm nợ xấu từ đó sẽ gia tăng khả năng

sinh lời của vốn và tài sản, tăng tỷ lệ an toàn vốn.

Vũ Thị Thu Hương (2020) đã xem xét nợ xấu và năng lực cạnh tranh của ngân

hàng thương mại cho kết quả nợ xấu có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của nợ xấu đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khá lớn làm giảm khả năng sinh lời của vốn và tài sản, giảm tỷ lệ an toàn vốn, kìm chế quy mô tín dụng, hạn chế mở rộng kênh phân phối, suy giảm năng lực nhân sự,...

2.1.3.4. Năng lực cạnh tranh tác động đến thương hiệu của ngân hàng

Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt động marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng

và uy tín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với khách

hàng và phân biệt với các ngân hàng khác. Khả năng marketing là quá trình tích hợp được thiết kế để áp dụng những kiến thức, kỹ năng và nguồn lực của công ty đáp ứng

nhu cầu thị trường của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ của mình và đáp ứng nhu cầu cạnh tranh (Day, 1994, Vorhies và Harker, 2000).

2.1.3.5. Năng lực cạnh tranh tác động đến danh mục sản phẩm và quy trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng

Khả năng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thể hiện quá trình khuyến

khích sự đổi mới liên tục các sản phẩm và dịch vụ trong việc tạo ra giá trị mới cho các doanh nghiệp; nói lên khả năng của doanh nghiệp đề xuất quá trình sản xuất mới,

sản phẩm mới hay là ý tưởng mới nhằm làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

(Damanpour, 1991). Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Tomas và cộng sự (2004) khẳng định năng lực sáng tạo của một doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp

khác trong ngành sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn và năng lực đổi mới sản phẩm - dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cạnh tranh ngân hàng tạo ra tính đa dạng của danh mục sản phẩm dịch vụ. Mỗi khách hàng đều nhiều nhu cầu khác nhau: gửi tiền, quản lý tài sản, tư vấn tài chính, vay tiền, thanh toán... và những nhu cầu này còn có xu hướng ngày càng tăng lên, đòi hỏi ngân hàng phải thỏa mãn nhiều sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu của họ. Năng lực cạnh tranh sẽ tác động tích cực đến danh mục sản phẩm và đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Một ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, đòi hỏi ngân hàng phải liên tục phát triển thêm nhiều dịch vụ mới, hiện đại, đổi mới các dịch vụ truyền thống. Trong mỗi danh mục dịch vụ các ngân hàng cũng tạo ra nhiều chủng loại khác

nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Ngoài những sản phẩm truyền thống, ngân hàng

còn cung cấp những sản phẩm hiện đại như: phát hành chứng khoán nợ, cho vay tiêu dùng, cho thuê tài chính, đầu tư, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm, môi giới chứng khoán, trợ cấp. Trong việc cấp tín dụng, cạnh tranh giữa các ngân hàng làm cho việc cấp tín dụng các NHTM tạo ra các loại hình phong phú như: cho vay tiêu dùng, cho vay sản

trình cung cấp dịch vụ. Để nâng cao chất lượng quy trình cung ứng dịch vụ, NHTM phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đào tạo nhân viên, cải tiến thủ tục giao dịch đơn giản, thiết lập hệ thống liên hệ với khách hang...

2.1.3.6. Năng lực cạnh tranh tác động đến năng lực quản trị nguồn nhân lực

Năng lực quản trị nguồn nhân lực là yếu tố đóng góp vào thành công của ngân

hàng nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, đối với NHTM, năng lực quản trị nguồn nhân lực càng quan trọng vì ngân hàng là một ngành đặc thù, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh dịch vụ chứ không phải là sản phẩm hữu hình. Năng lực cạnh tranh có mối quan hệ cùng chiều với năng lực quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng. Sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm dịch vụ, khách hàng không nhìn thấy, không chạm tới được sản phẩm, mà chỉ có thể đánh giá sản phẩm qua cách phục vụ, ứng xử của nhân viên, thời gian giao dịch, thủ tục thực hiện giao dịch. Khi chỉ số năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao, nghĩa là năng lực quản trị nhân lực của ngân hàng đó tốt. Nói cách khác, đội ngũ nhân sự của ngân hàng

đủ về số lượng, tốt về chất lượng. Số lượng nhân sự đủ để phục vụ tất cả ngân hàng khi khách hàng cần. Chất lượng nhân lực thể hiện qua các tiêu chí như: trình độ học vấn, chuyên môn, một số kỹ năng trong công việc: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w