Biến kiểm soát

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 49 - 56)

3.2.3.1. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản - L_TA

Tham khảo nghiên cứu của Fernandez de Guevara và cộng sự (2005), khóa luận sử dụng biến L_TA để kiểm soát rủi ro vỡ nợ của ngân hàng.

Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng.

Tổng dư nợ cho vay

_ Tổng tài sản

Giả thuyết 3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.

3.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản - A_GRO

Tham khảo nghiên cứu Lee và cộng sự (2014), khóa luận đưa tỷ lệ này vào mô

hình để kiểm soát các tác động của các chiến lược mở rộng nhanh chóng đến khả năng tạo lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản của ngân hàng.

Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng

Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam

Tona tài sản năm t — Tổng tài sản năm (t—1) AGRO = ---' 'L.. ^ ' --- ---

Tong tài sản năm (t — 1)

Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.

3.2.3.3. Tốc độ tăng trưởng cho vay - L_GRO

Chỉ số tốc độ tăng trưởng cho vay được xem xét trong mô hình để kiểm soát khả năng tạo ra lợi nhuận và rủi ro phá sản ngân hàng.

Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng cho vay và lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam.

Dư nợ cho vay năm t — Dư nợ cho vay năm (t — 1)

LGRO = ---ɪ---τz--- ---——3—TT—÷---

Dư nợ cho vay năm (t — 1)

Giả thuyết 5: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.

3.2.3.4. Tỷ lệ huy động - DP_TA

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đang có nhiều nguồn vốn để kinh doanh từ khoản tiền gửi tiết kiệm, nhưng đồng thời có thể cho thấy ngân hàng đó đang phải trả mức lãi suất cao để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi này, do đó nó có thể làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng.

Theo giả thuyết, tồn tại mối tương quan nghịch chiều với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Tổng ngùồn vồn huy động

- Tổng tài sản

Giả thuyết 6: Tỷ lệ huy động của ngân hàng tác động ngược chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.

chỉnh theo rủi ro

RAROAE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình điều chỉnh theo rủi ro ________ ROAE RAROAE = 7—— OROAE

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LERNER Chỉ số Lerner Lerer =--- —τ P-MC

P

+ LNTA Quy mô ngân hàng LNTA = ln(Tổng tài sản) +

Đặc trưng ngân hàng

L_TA Tỷ lệ dư nợ cho vaytrên Tổng tài sản Tổng dư nợ cho vay

Tổng tài sản +

A_GRO Tốc độ tăng trườngtổng tài sản

[Tổng tài sản năm t - Tổng tài sản năm (t-1)] / Tổng tài

sản năm (t-1) +

L_GRO Tốc độ tăng trưởngcho vay

[Dư nợ cho vay năm t - Dư nợ cho vay năm (t-1)] / Dư

nợ cho vay năm (t-1) +

2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB

3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID

4 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CTG

5 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDB

6 Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB

7 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LPB

8 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB

9 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSB

10 Ngân hàng TMCP Nam Á NAB

11 Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB

12 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PGB

13 Ngân hàng TMCP Đông Nam A SSB

14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB

15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 20 Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, trong đó bao gồm: 1 ngân hàng thương mại nhà nước và 19 ngân hàng thương mại cổ phần. Thông tin cần thiết cho nghiên cứu thu tập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, báo cáo thường niên, thuyết minh báo cáo tài chính hằng năm. Dữ liệu không bao gồm: Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác xã và các ngân hàng có hoạt động sáp nhập. Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng và không cân bằng, với 220 mẫu

18 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB

chính đã kiểm toán và Báo cáo thường niên của các ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2020. Sau đó tiến hành tính toán các biến tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình điều chỉnh theo rủi ro (RAROAA), tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình điều chỉnh theo rủi ro (RAROAE), và các chỉ số đặc trưng của ngân hàng: tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (L_TA), tốc độ tăng trưởng tài sản (A_GRO), tốc độ tăng trưởng cho vay (L_GRO), tỷ lệ huy động (DP_TA).

Riêng về chỉ số Lerner, tác giả phải thông qua việc viết được hàm chi phí biên

MC và giá đầu ra. Chi phí biên không quan sát trực tiếp được, nên được ước lượng dựa trên hàm số của tổng chi phí ngân hàng, thông qua thu thập tính toán các biến Chi phí lao động (W1), Chi phí vốn (W2), Chi phí hoạt động (W3).

Sau khi thu thập và tính toán các biên, tác giả sử dụng chương trình phân tích định lượng Eviews8 để thực hiện phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Quy trình phân tích hồi quy dữ liệu bảng được thực hiện như sau:

Bước 1: Thống kê mô tả biến để giúp mô tả và hiểu được tính chất của bộ dữ liệu nghiên cứu và đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và thông số của dữ liệu gồm: số quan sát, giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

Bước 2: Phân tích tương quan giữa các biến để làm tiền đề cho các mô hình phân tích định lượng và nhằm đo lường tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau

Bước 3: Phân tích hồi quy bằng cách sử dụng 3 phương pháp bao gồm hồi quy

bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để đánh giá tác động của các biến trong mô hình. Qua đó đánh giá

mức độ ảnh hưởng, mức ý nghĩa của từng hệ số và mức độ giải thích của mô hình đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam. Tiếp theo tác giả sử dụng các kiểm định để tìm ra mô hình vững và tin cậy nhất.

Bước 4: Kiểm định Hausman để xem xét giữa mô hình FEM và REM mô hình

nào phù hợp Giả thiết:

H0: εi và các biến độc lập không tương quan ÷ Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp

H1: εi và các biến độc lập có tương quan ÷ Mô hình tác động cố định (FEM) phù hợp

Bước 5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi để kiểm định tính tin cậy của mô hình hồi quy; nếu xảy ra hiện tượng phương sai số thay đổi, kết quả của phương trình hồi quy sẽ không chính xác, làm sai lệch kết quả so với thực tế.

Giả thiết:

H0: Không tồn tại phương sai sai số thay đổi H1: Tồn tại phương sai sai số thay đổi

Biến Số quansát trung bìnhGiá trị Trung vị Độ lệchchuẩn nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtGiá trị RAROA A 220 1.947922 1.601636 1.498767 -2.689571 6.225810 RAROA E 220 2.141058 1.995422 1.558857 -2.517226 6.937328 LERNE R 220 0.032942 0.041815 0.101700 -0.820577 0.233893 LNTA 220 18.71560 18.74998 1.116125 16.35141 21.13979 LTA 220 0.540591 0.563632 0.135446 0.144826 0.788060 AGRO 220 0.207302 0.161954 0.225554 -0.392396 1.171405 Giả thiết:

H0: Không tồn tại hiện tượng tự tương quan H1: Tồn tại hiện tượng tự tương quan

Bước 7: Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để khắc phục các khuyết tật trong phần dư và sai số xuất hiện trong các phương pháp ước lượng trước. Do đó, kết quả của mô hình FGLS phù hợp và tin cậy nhất để làm cơ sở cho phương trình hồi quy.

Dựa trên kết quả thu được của mô hình FGLS, tác giả trình bày những luận điểm riêng về nghiên cứu đối chiếu với thực tế và trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị cho các ngân hàng nhằm mục tiêu cải thiện lợi nhuận của họ trong tương lai.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở chương này, khóa luận trình bày những thông tin cơ bản về phương pháp nghiên cứu. Tìm hiểu và kế thừa từ những nghiên cứu đi trước ở Việt Nam và cả thế giới, khóa luận nêu ra mô hình nghiên cứu tác động của năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam. Khóa luận cũng đưa ra những giả thuyết và xác định một số biến của mô hình cụ thể: biến phụ thuộc (RAROAA, RAROAE), biến giải thích (LERNER, LNTA) và một số biến kiểm soát (L_TA, A_GRO, L_GRO, DP_TA); cũng như là trình bày các phương pháp kiểm định mô hình được sử dụng trong bài nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 49 - 56)