Đo lường Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 32 - 35)

Lợi nhuận của ngân hàng có thể được xác định thông qua 2 chỉ tiêu tuyệt đối: lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận trước thuế: là chênh lệch giữa tổng thu nhập phát sinh trong kỳ và tổng chi phí phát sinh trong kỳ

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

Trong đó:

Thu nhập của NHTM bao gồm: thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập lãi tiền gửi từ các TCTD, thu nhập từ đầu tư chứng khoán, thu nhập phí dịch vụ, thu nhập

từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ các tài sản sinh lời khác.

Chi phí của NHTM bao gồm: chi phí lãi và các chi phí tương tự, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phi hoạt động khác, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế: là chênh lệch lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

tài sản bình quân (ROAA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROAE) để làm cơ sở

cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.

Tỷ suất sinh lời của tài sản

Suất sinh lời của tài sản (ROA - Returns On Assets) hay tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA - Returns On Average Assets) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở ngân hàng, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) là tỷ lệ đo lường thu nhập ròng được tạo ra bởi tổng tài sản trong một giai đoạn bằng cách so sánh thu nhập ròng với tổng tài sản trung bình. ROAA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng.

Công thức tính:

ROAA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quấn

Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROAA

bởi vì tất cả các tài sản đều được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu hoặc nợ. Chỉ số này giúp các nhà quản trị và nhà đầu tư thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc

tạo ra thu nhập ròng từ tài sản. Tỷ lệ ROAA càng cao thì càng tốt vì cho thấy rằng ngân hàng đang quản lý tài sản hiệu quả hơn và kiếm được lợi nhuận cao hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity) hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE - Return On Average Equity) là một tỷ số quan trọng đối với các cổ đông. Tỷ số ROAE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ đông thường. Tỷ số này được xác định bằng cách chia thu nhập

Lợi nhuận sau thuế ROAE = T ZAJ1L√, ɪiɪ.

Von chủ sở hữu bình quần

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu vừa liên quan đến chi phí lãi vay, vừa liên

quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, nên ROAE được xem là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tác động của đòn bẩy tài chính. Khi tính toán chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh: ROAE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra chỉ để chi phí lãi vay cho ngân hàng; ROAE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải

xem xét doanh nghiệp đã có sử dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đáng giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ lệ ROAE trong tương lai hay

không. Trị số của ROAE càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu

tư, cho vay càng hiệu quả và ngược lại.

Ngoài ra, khi xem xét đến thêm yếu tố rủi ro thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam (ký hiệu là RAROAA, RAROAE) được tính bằng tỷ lệ giữa ROA với độ lệch chuẩn của ROA hoặc tỷ lệ giữa ROE với độ lệch chuẩn của ROE. Theo nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Ariss (2010) hai chỉ tiêu này được đo lường cụ thể:

ROAA RAROAA = “0 ROAA ROAE RAROAE= OROAE Trong đó:

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 32 - 35)