THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LựC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 70 - 73)

ĐẾN

LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM

Kết quả hồi quy từ mô hình ước lượng FGLS cho thấy năng lực cạnh tranh của ngân hàng có tác động tích cực tới lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2020. Điều này cung cấp bằng chứng cho Giả thuyết 1 mà tác giả đã đề cập ở Chương 3. Cụ thể ở bảng 4.6 cho thấy năng lực cạnh tranh của ngân hàng, đại diện bởi chỉ số Lerner, tồn tại mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam, với hai biến đại diện là RAROAA và RAROAE với độ tin cậy

Ở mô hình (1), hệ số hồi quy của biến LERNER là 4.4711 có ý nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, LERNER của các ngân hàng TMCP tăng (giảm) 0.01 đơn vị thì RAROAA tăng (giảm) 4.4711% và ngược lại. Nhìn nhận theo khía cạnh khác, một độ lệch chuẩn tăng thêm của chỉ số năng lực cạnh tranh, có thể dẫn đến sự tăng lên trong RAROAA 45.47%. (4.4711*0.1017)

Ở mô hình (2), khi xem xét với biến phụ thuộc là RAROAE thì cũng có kết quả tương tự. Hệ số hồi quy của biến LERNER là 3.9371 có ý nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, LERNER của các ngân hàng TMCP tăng (giảm) 0,01 đơn vị thì RAROAE tăng (giảm) 3.9371% và ngược lại. Hay hiểu một cách khác, một độ lệch chuẩn tăng thêm của chỉ số năng lực cạnh tranh, có thể dẫn đến sự tăng lên trong RAROAE 40.04%

(3.9372*0.1017)

Đây là kết quả quan trọng nhất trong phân tích, kết quả nghiên cứu phản ánh việc

đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư vào từ đó gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Kết quả này cũng

phù hợp với một số nghiên cứu trước đó của Ariss (2010), Koetter và cộng sự (2012), Berger (1995), Berger và Hannan (1998). Maudos và Guevara (2011) sử dụng các chỉ số

Lerner, chỉ số H, chỉ số HHI để đo lường sức mạnh thị trường ngân hàng và Z-score để đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM ở 25 quốc gia thuộc liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản trong giai đoạn 2001 - 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sức mạnh thị trường gia tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của các NHTM ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàn Phong và Phan Thị Thu Hà (2017) cũng cho kết quả phản ánh việc đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Ở chương 4, khóa luận đã thực hiện việc phân tích tác động của năng lực cạnh tranh, đại diện bởi chỉ số Lerner tới lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam thông

qua thống kê mô tả. Sau đó, dựa trên mô hình nghiên cứu xác định được, phương pháp ước lượng mô hình đã trình bày trong chương 3, đề tài đã thực hiện hồi quy theo mô hình

và kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp. Ket quả cho thấy, mô hình hồi quy theo phương

pháp ước lượng FGLS có thể giải quyết được các khuyết tật của mô hình FEM, REM. Dự vào kiểm định lựa chọn mô hình, ket quả hồi quy cho thấy năng lực cạnh tranh có vai trò tích cực tới lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Kết quả này đồng nhất

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w