Một số nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 38 - 39)

Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp về sức mạnh thị trường

và lợi nhuận của các NHTM. Có thể kể tới một vài nghiên cứu liên quan nhất mà tác giả tổng hợp bên dưới.

Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2019) phân tích tác động của sức mạnh thị trường tới sự ổn định của NHTM. Dữ liệu nghiên cứu dùng trong giai đoạn 2008 - 2017 của 24 NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức

mạnh thị trường và chỉ số Z để ước lượng mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu bảng với phương pháp GMM được sử dụng để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả. Kết quả nhận được, chỉ số Lerner tác động

ngược chiều có ý nghĩa thống kê đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả này cũng nhất quán với quan điểm “cạnh tranh - ổn định” đối với các NHTM Việt Nam, nghĩa là mức độ cạnh tranh tăng hay sức mạnh thị trường giảm sẽ thúc đẩy ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề ra một số gợi ý chính sách nhằm tăng mức độ ổn định tài chính thông qua kiểm soát tác động của mức độ cạnh tranh thị trường.

Lê Hoàng Anh và cộng sự (2017) đã nghiên cứu cạnh tranh và sự ổn định tài chính của ngân hàng thông qua bằng chứng thức nghiệm tại Việt Nam. Nghiên cứu

Các nghiên cứu Dữ liệu và phương phápnghiên cứu

MQH âm/dương giữa NLCT của ngân hàng và lợi

nhuận

Nghiên cứu trong nước

ổn. Và khi khủng hoảng tài chính xảy ra, cạnh tranh có tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Huỳnh Thụy Thảo Ly (2016) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả tại các NHTM

Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2005. Kết quả cũng cho thấy cạnh tranh gia tăng giúp hệ thống NHTM Việt Nam ổn định hơn.

Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu Hà (2017) cho rằng năng lực cạnh tranh có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động là phi tuyến

Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017) nghiên cứu ước lượng sức cạnh

tranh và các yếu tố tác động đến cạnh tranh của NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014. Tác giả sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức cạnh tranh của ngân hàng và các

phương pháp ước lượng dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam tương đối mạnh mẽ trong mối tương quan với các NHTM Trung Quốc. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố như quy mô vốn, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, số lượng ngân hàng, sở hữu nhà nước đều có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh ngân hàng. Và nghiên cứu cũng cho thấy, năng lực cạnh tranh của năm trước sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016) xem xét tác động của năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận và sự ổn định của các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cạnh tranh, đại diện bởi chỉ số Lerner, có tác động dương đến lợi nhuận (được điều chỉnh bởi rủi ro) và sự ổn định của các ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố

Một phần của tài liệu 2393_012220 (Trang 38 - 39)