2.2.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người (GDP)
Trong một nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng có mức độ liên quan mật thiết đến hầu hết các ngành nghề hay lĩnh vực trong đời sống, do đó mọi sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội đều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng
GDP cao là minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế, từ đó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của ngân hàng. Hay có thể nói, GDP có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Theo Usman Dawood (2014) nghiên cứu GDP có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP.
Tỷ lệ lạm phát
Nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đều tồn tại tỷ lệ lạm phát nhất định, lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi mức giá chung trong nền kinh tế. Điều đó, cũng tác
động sâu sắc đến ngân hàng cụ thể trong các hoạt động huy động vốn, doanh thu, chi phí và cả lợi nhuận của ngân hàng. Theo Ong Tze San và cộng sự (2013) đã đưa ra nhận định về lạm phát có tác động cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến trái chiều, cho rằng lạm phát tác động ngược chiều với ROA và ROE, là hai chỉ số đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng (May Wahdan và cộng sự 2017).
2.2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Hai giả thuyết được trình bày ở mục 2.1.3.1 tìm cách giải thích mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng. Giả thuyết hiệu suất cấu trúc thị trường cho rằng các ngân hàng trong một thị trường tập trung có thể tính lãi suất cho vay cao hơn, lãi suất tiền gửi và chi phí thấp hơn thông qua sức mạnh thị trường của họ, do đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu
hơn vì hiệu quả của chính các ngân hàng đó, điều này sẽ dẫn đến một thị trường tập trung hơn trong ngành ngân hàng.
Một số nghiên cứu của các tác giả lại cho kết quả không đồng nhất với nhau. Ở Việt Nam, số lượng ngân hàng rất đa dạng, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng cũng xuất hiện rất nhiều, sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng luôn được đa dạng hóa,
vì thế khóa luận kỳ vọng năng lực cạnh tranh sẽ ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận của
các ngân hàng.
Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của NHTMCP Việt Nam còn được đánh giá thông qua tiêu chí Quy mô ngân hàng (LNTA).Theo lý thuyết kinh tế về lợi thế quy mô (Economies of scale theory), quy mô ngân hàng càng lớn thì chi phí trong dài hạn
giảm do đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Theo Nicole Petria và cộng sự (2015) lợi nhuận của các ngân hàng đo lường bằng hai chỉ số ROA, ROE có mối quan hệ cùng chiều với quy mô của ngân hàng.
Tăng trưởng tổng tài sản
Tăng trưởng ngân hàng đại diện bởi sự tăng trưởng của tổng tài sản ngân hàng.
Nghiên cứu Lee và cộng sự (2014) đã đưa tỷ lệ này vào mô hình để kiểm soát các tác
động của các chiến lược mở rộng nhanh chóng đến khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như thể hiện nguy cơ phá sản của ngân hàng.
Syafri (2012) đã đưa ra bằng chức thực nghiệm tăng trưởng tổng tài sản có tác
động đến lợi nhuận nhưng nghịch chiều. Khi tăng trưởng nhanh dẫn đến quy mô ngân
hàng càng lớn sẽ phát sinh những hiện tượng do các lợi thế phi kinh tế theo quy mô, gây khó khăn cho việc quản lý và thực hiện các công việc kiểm soát. Nhìn chung,
trưởng dư nợ càng cao thì mang lại cơ hội cho các ngân hàng có thể tạo ra được nhiều
lợi nhuận. Tăng trưởng dư nợ là yếu tố kiểm soát khả năng tạo ra lợi nhuận và rủi ro phá sản ngân hàng.
Syafi (2012) nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các NHTM được niêm yết trên sàn
chứng khoán Indonesia từ 2002 đến 2011 đã chỉ ra rằng tăng trưởng dư nợ có tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTM. Và nghiên cứu của Abreu và Mendes (2014) cũng chỉ ra kết quả tương tự. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Weersainghe và Perera (2013) lại cho rằng không có tác động nào giữa tăng trưởng dư nợ và lợi nhuận
NHTM từ dữ liệu 33 ngân hàng ở Sri Lanka.
Tỷ lệ huy động vốn
Tỷ lệ huy động vốn cũng được xem là một thước đo về khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng nó là một khoản nợ được hạch toán trên bảng cân đối kế toán (Mustafa 2012). Tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đang có nhiều nguồn vốn kinh doanh, đồng thời có thể thấy ngân hàng đó đang trả mức lãi suất cao để thu hút nguồn
tiền nhàn rỗi. Điều đó có thể làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Stephen M. Miller và Athanasios G. Noulas (2010) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại 243 NHTM ở Hoa Kỳ giai đoạn 1984 - 1990, kết quả cho thấy các ngân hàng lớn có khả năng sinh lời thấp vì chất lượng tín dụng kém; rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều. Nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận của ngân hàng và tỷ lệ huy động vốn.
Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) khi nghiên cứu tác động của năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận và sự ổn định của các ngân hàng Việt Nam cũng có
Nghĩa là tỷ lệ huy động vốn càng lớn thì càng ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân
hàng. Giải thích cho điều này, giá trị huy động nhiều nhưng không cho vay được hoặc
cho vay ít hoặc ngại cho vay vì khủng hoảng nợ xấu, hoặc cho vay không thu hồi được nợ trong khi đó ngân hàng phải chịu áp lực trả lãi cho người gửi tiền.