thương mại
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
❖ Môi trường vĩ mô
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển vững mạnh của các ngân hàng thương mại. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, tăng trưởng kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ, ... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thậm chí còn tạo ra khủng hoảng do tác động lây lan của kinh tế thị trường. Tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng thương mại. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của tăng trưởng kinh tế đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Gắn với quá trình tăng trưởng cao là nhu cầu vốn cũng tăng cao. Tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, an toàn và hiệu quả chính là nền tảng để hoạt động của ngân hàng có hiệu quả.
Các yếu tố xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
như trình độ dân trí, tập quán sử dụng tiền mặt và sự hiểu biết của người dân về hệ thống
ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều tìm hiểu phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa đặc trưng của dân tộc đó. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng Việt Nam sẽ phát huy được ưu thế này vì không ai hiểu rõ Việt Nam bằng người Việt
Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật: Nếu hệ thống pháp luật (Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quy định.) minh bạch, rõ ràng, kịp thời, đồng bộ, và hiệu lực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Từ đó các ngân hàng thương mại mới huy được quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt 14
đa dạng, biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy hệ thống pháp lý định kỳ phải bổ
sung, điều chỉnh một cách kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.
Yeu tố khoa học, công nghệ: Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh
chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động được nâng cao. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông cũng
góp phần vào việc hội nhập và quốc tế hóa các hoạt động giao dịch của ngân hàng thương
mại, từ đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao. ❖Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân
mình nên các ngân hàng thương mại phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh trạnh
gay gắt với nhau để chiếm thị trường, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn
lực tài chính có hiệu quả hơn. Kết quả của quá trình cạnh tranh ngân hàng nào có hoạt động có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và bị thị trường đào thải.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Khi đó sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ tăng lên. Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.
quá trình kinh doanh. VCSH là nguồn lực cơ bản chứng minh sức mạnh tài chính của NHTM, đóng vai trò quan trọng vừa đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, vừa quyết định quy mô hoạt động và chiến lược đầu tư. Nhiều chỉ tiêu hoạt động của NHTM
bị ràng buộc với VCSH như: Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản để đo lường mức độ an toàn vốn, Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản phản ánh nguồn vốn từ việc huy động tiền gửi của khách hàng, ... Do vậy, việc duy trì mức VCSH tối thiểu luôn được các cơ quan chức năng kiểm soát của ngân hàng quan tâm.
Tổng tài sản là những tài sản vật chất cụ thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau như tiền mặt tại két ngân hàng, tiền đang thu, chứng khoán các loại, cho vay các loại và các trang thiết bị cơ sở vật chất của ngân hàng. Đánh giá quy mô chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, Tính đa dạng hoá trong tài sản, Tổng dư nợ, Tốc độ tăng trưởng của dư nợ, Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ nợ quá hạn, ... Để đảm bảo an toàn hoạt động, một NHTM phải cân đối giữa giá trị của tài sản có với giá trị tài sản nợ để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản.
Như vậy, quy mô và hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn
nhau. Một mặt quy mô quyết định đến tầm vóc và thể loại hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, các hoạt động của ngân hàng cũng tác động đến quy mô.
Thu nhập và chi phí
NHTM là tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận các ngân hàng thường có xu hướng cắt giảm chi phí (tiêu biểu là chi phí hoạt động) và tăng thu nhập.
Trong hoạt động truyền thống, thu nhập lãi từ hoạt động cho vay và huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn là nguồn thu nhập chính mà các NHTM đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi do thu từ dịch vụ, các kênh đầu tư sinh lời khác cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng, và đây cũng là nhân tố đa dạng hóa thu nhập được tính bằng Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi / tổng thu nhập hoặc Tỷ lệ
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phản ánh chi phí của ngân hàng: Hiệu quả chi phí lãi
được thể hiện qua Tỷ lệ chi phí lãi / VCSH hoặc Tỷ lệ chi phí lãi / tổng tài sản, còn nhân
tố hiệu quả chất lượng quản lý thông qua chi phí hoạt động đo lường bằng Tỷ lệ chi phí hoạt động / tổng thu nhập hoặc Tỷ lệ chi phí hoạt động / tổng tài sản. Đây là những thước đo thể hiện khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động ngân hàng, các tỷ lệ này càng
thấp chứng tỏ ngân hàng quản lý hoạt động tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí để tăng HQHĐ.
Do vậy, thông qua các chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí cũng phần nào đánh giá được khả năng sinh lời của ngân hàng, từ đó nêu lên được sự tác động của các nhân tố này lên HQHĐ của các NHTM.
Rủi ro tài chính
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận là vấn đề mà các quản trị ngân hàng luôn cân nhắc kỹ lưỡng trong khi ra quyết định kinh doanh. Điều cần thiết các ngân hàng nên thực thi là việc đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng. Các chỉ tiêu đó bao gồm: Rủi ro tín dụng đo bằng Tỷ lệ dự phỏng rủi ro / tổng dư nợ cho vay, Đòn bẩy tài chính bằng Tỷ lệ nợ phải trả / VCSH, ...
Tóm lại, các nhân tố tác động cả bên trong lẫn bên ngoài thường rất phức tạp, đa dạng, ảnh hưởng đa chiều đến HQHĐ của các NHTM. Việc nghiên cứu chi tiết các nhân
tố sẽ được tác giả trình bày ở các chương sau.