Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598435-2276-011259.htm (Trang 35 - 40)

2.4.1 Lý thuyết khả năng sinh lợi của NHTM

Theo các nghiên cứu về HQHĐ của các nghiên cứu trước trong nước và trên thế giới thì dựa trên những lý thuyết cơ bản sau đây: lý thuyết quyền lực thị trường (MP - Market Power); lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES - Efficient Structure); lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng.

Lý thuyết SCP cho rằng cấu trúc của thị trường quyết định đến hành vi của doanh

nghiệp và hành vi này quyết định đến hiệu quả thị trường bao gồm khả năng sinh lợi (ROA, ROE...), tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo Bain (1951), lý thuyết này còn cho rằng nhiều ngành nghề có sự tập trung cao sẽ góp phần tạo ra những hành vi của doanh nghiệp, nhà quản lý dẫn đến kết quả kinh doanh nghèo nàn, làm giảm sản lượng (doanh thu) và hình thành giá cả độc quyền. Theo SCP thì thị trường ngân hàng càng tập trung thì sẽ gia tăng lãi suất cho vay ngày càng cao và lãi suất huy động sẽ giảm đi vì mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ giảm đi. Trong khi đó lý thuyết MRP cho rằng các doanh nghiệp có thị phần lớn và có các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và gia tăng lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995). Có thể dễ dàng thấy rằng một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm cao có thể tăng gia sản phẩm, dịch vụ và kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (SE)

Khác với lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết cấu trúc hiệu quả (SE) nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc thị trường và HQHĐ của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu HQHĐ của doanh nghiệp có thể tạo nên cấu trúc của thị trường. Theo Olweny

và Shipho (2011), có thể thấy các NHTM hoạt động hiệu quả hơn thì có lợi nhuận cao hơn. Lý thuyết này thường được đề xuất theo hai hướng tiếp cận khác nhau và phụ thuộc

vào loại hiệu quả mà chúng xem xét. Đối với hướng tiếp cận hiệu quả X (X-Efficiency) thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn thì có lợi nhuận cao hơn, nguyên nhân là do họ có khả năng giảm thiểu, tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh ở bất kỳ điều kiện nào (Al-Muharrami và Matthews, 2009). Ngoài ra, đối với hướng tiếp cận hiệu quả quy mô (Scale- efficience) thì mối quan hệ giữa HQHĐ và quy mô được giải thích dựa trên nguyên lý tính kinh tế theo quy mô. Cũng theo Olweny và Shipho (2011) khẳng định rằng các NHTM lớn hơn thì có chi phí sản xuất kinh doanh thấp hơn ngân hàng nhỏ, do đó có lợi nhuận cao hơn nhờ vào tính kinh tế theo quy mô.

Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng cung cấp cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn so với hai lý thuyết nêu trên đối với việc nghiên cứu lợi nhuận và khả năng sinh lợi của18

STT Yếu tố Chỉ số

đối với một mức lợi nhuận kỳ vọng nào đó thông qua việc đa dạng hóa danh mục mà họ quyết định đầu tư. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và thành phần kỳ vọng của danh mục đầu tư của NHTM chính là quyết định của ban quản trị ngân hàng. Đa dạng hóa là tốt, nhưng đa dạng hóa một cách thái quá lại rất nguy hiểm. Mục đích chính của đa dạng danh mục đầu tư là giảm thiểu tác động của giá cả lên xuống do biến động thông thường hay suy thoái của thị trường trong dài hạn.

Bất cứ hành động thái quá nào cũng đều trở thành phản tác dụng. Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của danh mục, nhà đầu tư phải đánh giá dựa trên hai yếu tố quan trọng: đó là rủi ro và TSSL. Tất cả các quyết định đầu tư đều dựa trên hai yếu tố này và những tác động của chúng đối với vốn đầu tư.

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận đo lường HQHĐ của các NHTM. Các lý thuyết đều cho rằng HQHĐ của các NHTM chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài. Và trên thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các lý thuyết trên để đo lường các nhân tố tác động đến HQHĐ của ngân hàng. Tuy nhiên, không một nghiên cứu nào liệt kê đầy đủ hay khẳng định được có bao nhiêu nhân tố như vậy. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các nhân tố bên trong và bên ngoài để giải thích cho sự thay đổi về HQHĐ của các NHTM. Các nhân tố bên trong được lấy dựa trên khung phân tích CAMELS và bộ chỉ số theo chuẩn của IMF và dựa trên hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để chọn ra một mô hình thích hợp để đo lường HQHĐ.

2.4.2 Khung phân tích CAMELS và Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

Mô hình CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ và được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung. Khung phân tích CAMEL là nền tảng đánh giá hiệu quả và rủi ro trong hoạt động này. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản có (Asset Quality), quản lý (Management), lợi nhuận (Earnings), thanh khoản (Liquidity) và mức độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trường (Sensitivity to Market risk). Rất nhiều nghiên cứu đánh giá đến các yếu tố tác động lên HQHĐ của NHTM trên thế giới dựa trên nền tảng của CAMELS như nghiên cứu của Olweny và Shipho (2011) và CAMELS cũng được ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất sử dụng. Nghiên cứu này cũng sử dụng CAMELS làm cơ sở chọn biến cho mô hình.

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs) được Quỹ tiền tệ Quốc tế xây dựng vào tháng 6/2001, dựa trên tham vấn từ các chuyên gia và khảo sát các quốc gia thành viên. Mục đích của việc xây dựng bộ chỉ số này là nhằm cung cấp thêm công cụ cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường. Bộ chỉ số này đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như toàn cầu, đồng thời có vai trò lớn trong việc dự đoán, cảnh báo sớm và hoạch định chính sách, đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính. Bộ chỉ số lành mạnh tài chính bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó có 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích).

Đối với luận văn về HQHĐ của NHTM nghiên cứu chỉ quan tâm đến 12 chỉ số cốt lõi của các tổ chức nhận tiền gửi. Từ những chỉ số này nghiên cứu kết hợp với thực tiễn của Việt Nam để chọn ra những biến phổ biến cho mô hình. Dưới đây là tổng hợp các chỉ số cốt lõi của tổ chức nhận tiền gửi:

1

An toàn vốn

Tỷ lệ vốn cấp 1 và cấp 2 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro

2 Tỷ lệ vốn cấp 1 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro

3 Nợ xấu ròng trên vốn

4

Chất lượng tài sản

Nợ xấu trên tổng dư nợ

5 Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh tế so với tổng dư nợ

6

Thu nhập và khả năng sinh lời

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

7 Lợi nhuận ròng trên VCSH

8 Thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập 9 Chi phí ngoài trả lãi trên tổng thu nhập 10

Thanh khoản

Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

11 Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn 12 Độ nhạy cảm với rủi

ro thị trường

Nguồn: IMF (2011), NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598435-2276-011259.htm (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w