Mỗi hoạt động kinh doanh đều mang đến cho ngân hàng những khoản thu nhập nhất định và đồng thời cũng tạo ra những khoản chi phí hoạt động mà ngân hàng phải quản lý tốt nhằm tăng HQHĐ, thể hiện chất lượng quản lý của ngân hàng. Chi phí hoạt động (hay chi phí ngoài lãi) bao gồm chi phí lao động, chi phí liên quan đến tài sản (khấu hao, mua sắm tài sản các loại), chi nộp thuế, phí, lệ phí, chi phí quản lý, ... Đặc biệt là chi phí lương, trợ cấp, phụ cấp ... dành cho nhân viên là một trong những khoản chi lớn mà ngân hàng có thể linh hoạt điều chỉnh. Tác động của chi phí hoạt động đến HQHĐ của ngân hàng có thể được lượng hóa thông qua tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng
thu nhập và tồn tại 2 luồng quan điểm về sự tác động trên.
Nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Syfari (2012), Nguyễn Minh 32
hàng chi lương, thưởng cao cho nhân viên, cho cán bộ lãnh đạo (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi) thì tạo ra động lực thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động, từ đó gia tăng HQHĐ của ngân hàng.
Tuy nhiên, xét trong điều kiện thực tế của các NHTM tại Việt Nam hiện nay, mối
quan hệ kỳ vọng giữa chi phí hoạt động và HQHĐ của ngân hàng là ngược chiều vì nếu ngân hàng không biết cắt giảm và quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ làm giảm lợi nhuận thu được đồng thời hiện nay năng suất lao động của nhân viên tại các ngân hàng tương đối thấp, việc tăng mức lương thưởng chưa hẳn đã làm tăng năng suất lao động của nhân viên
Giả thuyết 2: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có tác động ngược chiều
lên HQHĐ của các NHTM