Các nghiên cứu trước có liên quan

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598435-2276-011259.htm (Trang 40 - 44)

2.5.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Dietricha và Wanzenried (2011) nghiên cứu nhân tố quyết định lợi nhuận ngân hàng trước và trong cuộc khủng hoảng ở Thụy Sĩ từ 1999 - 2009 cho 453 NHTM. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân và lợi nhuận ròng trên tổng VCSH bình quân để đánh giá lợi nhuận ngân hàng. Các biến độc lập được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm: 12 biến ngân hàng cụ thể (VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập trên chi phí, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của thị trường, quy mô ngân hàng, tổng thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập, tuổi ngân hàng, hình thức sở hữu ngân hàng, quốc tịch, vùng miền, loại ngân hàng), 6 biến kinh tế vĩ mô (thuế, tăng trưởng dân số, tăng trưởng GDP thực, LIBOR 6 tháng, vốn hóa thị trường chứng khoán, tỷ lệ ngân hàng tập trung). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động tiêu cực của dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đến lợi nhuận là lớn hơn trong cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, nếu dư nợ cho vay của ngân hàng đang phát triển nhanh hơn so với thị trường thì sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận, ít nhất là trước cuộc khủng hoảng. Các biến kinh tế vĩ mô và các yếu tố ngành trong phân tích có một tác động đáng kể đến các biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu này cho thấy góc nhìn toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM.

Ali và cộng sự (2011) đã nghiên cứu các chỉ số tài chính và chỉ số kinh tế vĩ mô tác động đến lợi nhuận của NHTM Pakistan giai đoạn 2006 - 2009. Các tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là ROA và ROE. Nghiên cứu sử dụng 6 biến độc lập bên trong là các chỉ số tài chính của các ngân hàng như quy mô ngân hàng, HQHĐ, VCSH, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý tài sản, cấu trúc danh mục đầu tư; 2 biến độc lập đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng và lạm phát. Dữ liệu nghiên cứu là các NHTM tại Pakistan giai đoạn 2006 - 2009 bao gồm 88 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA và ROE có mối quan hệ tương quan thuận với hiệu quả quản lý tài sản và tốc độ tăng trưởng, ROA có mối tương quan nghịch với VCSH, rủi ro tín dụng và lạm phát, ROE có mối tương quan nghịch với biến HQHĐ. Nghiên cứu này phản ánh được ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và nội tại ngân hàng đến HQHĐ, tuy nhiên đo lường HQHĐ trong nghiên cứu này là hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn song chưa nhắc đến cơ cấu lợi nhuận của NHTM như lợi nhuận lãi ròng, lợi nhuận phi lãi.

Alper và Anbar (2011) thực hiện nghiên cứu tác động của các biến cụ thể cũng như các chỉ số kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2002 đến năm 2010. Tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE), các biến độc lập được chia làm 2 loại biến là biến đặc điểm ngân hàng cụ thể và biến chỉ số kinh tế vĩ mô. Các biến đặc điểm ngân hàng cụ thể là các chỉ số tài chính ngân hàng như quy mô ngân hàng, VCSH, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi của khách hàng và cấu trúc thu nhập - chi phí; các biến kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân thực tế hàng năm, lạm phát và lãi suất thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA có mối tương quan thuận với quy mô ngân hàng và chỉ số thu nhập ngoài lãi vay. ROA cũng có tương quan nghịch với khoản cho vay khách hàng. Trong khi đó, ROE có mối tương quan thuận với quy mô ngân hàng và có mối tương quan nghịch với lãi suất thực. Công trình nghiên cứu này là một trong những công trình nghiên cứu cơ bản nền tảng đối với nghiên cứu đến đo lường HQHĐ của NHTM. Tuy nhiên nghiên cứu chưa làm rõ cơ cấu lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là thu nhập lãi ròng và thu nhập phi lãi.

Syafri (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của các NHTM ở Indonesia trong giai đoạn 2002-2011 với mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Biến độc lập được tác giả sử dụng nghiên cứu trong mô hình gồm các nhân tố tác động bên trong là quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, quy mô VCSH, dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và các nhân tố tác động bên ngoài là tỷ lệ GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng sinh lợi (ROA) bị tác động cùng chiều bởi dư nợ cho vay, quy mô VCSH và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động và tỷ lệ lạm phát đến ROA. Ưu điểm rõ nét nhất được thể hiện của bài nghiên cứu là xét đến sự tác động không chỉ của yếu tố nội tại bên trong mà còn cả yếu tố vĩ mô bên ngoài với thời gian nghiên cứu đủ dài để nhìn nhận được xu hướng của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó bài nghiên cứu chưa xét đến các chỉ tiêu đo lường TSSL khác như ROE và đó cũng là nhược điểm cần được khắc phục.

Xiaoqing Fu và Shelagh Hefferman (2005) sử dụng tiếp cận tham số với mô hình hồi quy 2 bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng của Trung Quốc thời kỳ 1985-2002. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các ngân hàng của Trung Quốc đang hoạt động ở dưới đường biên với hiệu quả đạt được khoảng 50-60%. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng thương mại nhà nước và hiệu quả kỹ thuật của khu vực ngân hàng cao hơn ở giai đoạn đầu của thời kỳ cải cách khu vực này.

Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006) áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996-2003. Trong mô hình DEA để ước lượng các độ đo hiệu quả các tác giả đã lựa chon ba biến đầu vào gồm có tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả của các độ đo hiệu quả ước lượng được các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng được lựa chọn trong nghiên cứu.

Tser-yieth Chen (2005) đã sử dụng mô hình DEA để đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp; và cũng đã sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại của Đài Loan thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á... tuy nhiên những biến số được sử dụng trong mô hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong các nghiên cứu này lại chỉ chủ yếu tập trung ở một số chỉ tiêu chính như loại hình sở hữu, quy mô, và xem xét ảnh hưởng của một số chỉ tiêu khác như ROA, ROE.

2.5.2 Công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 -2005, tác giả sử dụng cách tiếp cận tham số (SFA - Stochastic frontier Appoach - Phương pháp phân tích hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên) và phi tham số (DEA - Data Envelopment Analysis - Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu) và mô hình kinh tế lượng Tobit để đánh giá HQHĐ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐcủa các NHTM ở Việt Nam. Trên thực tế, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA không thể so sánh hiệu quả của nhóm các NHTM trong nước và ngoài nước được. Hạn chế lớn nhất của DEA là chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh hiệu quả của những đơn vị sản xuất trong cùng một mẫu hoặc tổng thể nghiên cứu. Điều này có nghĩa là hiệu quả sản xuất của một đơn vị không thể so sánh với hiệu quả của những đơn vị trong mẫu hoặc tổng thể khác. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ sử dụng các biến bên trong để mô tả sự tác động đến năng lực tài chính của các NHTM, còn các biến bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, ... thì tác giả không đề cập đến, cho thấy mô hình nghiên cứu của tác giả mô tả không đầy đủ, bộc lộ nhiều hạn chế mang tính khách quan.

Thân Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), tạp chí ngân hàng số 22 iiPhan tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hiệu hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam'”. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 19 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông hiệu quả kỹ thuật TE, hiệu quả kỹ thuật thuần PE và hiệu quả quy mô SE. Kết quả thực nghiệm từ mô hình Tobit cho thấy các ảnh hưởng tích cực

Biến Mô tả Đo lường Kết quả

từ quy mô tổng tài sản, nguồn thu từ cho vay, quy mô vốn chủ sỡ hữu và lợi nhuận lên hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc gia tăng quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu cần cân nhắc cho từng ngân hàng cụ thể, bởi có những ngân hàng có hiệu quả giảm dần theo quy mô. Để gia tăng nguồn thu từ cho vay, gia tăng lợi nhuận cần triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, bên cạnh đó, cắt giảm các chi phí đầu vào như chi lương, trả lãi và các khoản chi khác. Cần thận trọng giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động cho vay, tránh để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường vĩ mô, cần một hệ thống dự báo tốt nhằm có những biện pháp đối phó rủi ro, bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách cũng như sự hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), tạp chí khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam'”. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROA và ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng thương mại càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại càng giảm, ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với ngân hàng thương mại khác.

Phan Thị Hằng Nga (2013) thực thiện nghiên cứu năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, tác giả dựa trên khung phân tích CAMELS để đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012, và sử dụng mô hình Probit để đưa ra 13 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Nhưng công trình của tác giả vẫn bộc lộ khuyết điểm do chưa đo lường đầy đủ các nhân tố khách quan tác động đến năng lực tài chính nên chưa khám phá hết các nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.

Lê Văn Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2017) sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016, nghiên cứu tìm

25

hiểu mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Ket quả ước lượng với tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM cho thấy thu nhập ngoài lãi có mối tương quan thuận với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng, tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, đầu tư thì khả năng sinh lời sẽ tăng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598435-2276-011259.htm (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w