Kết quả phân tích thực nghiệm ở chương 4 đã cho thấy rằng dư nợ cho vay là một trong những nhân tố tác động đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam thể hiện qua
chuẩn tín dụng để cho vay mô hình chung khó có thể tìm được khách hàng vay vì đến thời điểm hiện tại chuẩn tín dụng của các doanh nghiệp khá thấp do sức khỏe tài chính và khả năng hấp thụ vốn yếu. Bên cạnh đó, nếu việc hạ chuẩn không được xem xét và đánh giá kỹ có thể làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng phải sâu sát hơn với doanh nghiệp, tư vấn cũng như hỗ trợ những doanh nghiệp có
phương án, dự án kinh doanh hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, ngân hàng cần xem xét đánh giá các điều kiện nào không thể bỏ qua được thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, còn những chỉ tiêu không quá cấp thiết có thể xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp. Các ngân hàng cần nắm bắt chính sách hỗ trợ của NHNN và Chính phủ trong từng thời kỳ từ đó đưa ra những sản phẩm cho vay linh hoạt, đa dạng nhằm tạo điều kiện tối đa trong việc cung cấp nguồn vốn cho
hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực cho vay cá nhân, ngân hàng cần quảng bá rộng rãi, thiết kế những sản phẩm cho vay đa dạng, phong phú và phù hợp với từng đối tượng. Mỗi sản phẩm nên được tóm tắt những lợi thế, quyền lợi mà khách hàng được hưởng khi vay vốn
và điều đặc biệt là những thông tin đó phải đến được với khách hàng bằng nhiều phương
thức khác nhau như poster, email, điện thoại, truyền hình... Bên cạnh đó, ngân hàng cần tận dụng chính sách hỗ trợ của NHNN để giúp khách hàng nhận được những ưu đãi nhằm tạo thiện cảm cũng như giữ được mối quan hệ lâu dài và trung thành của khách hàng. Việc đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn sẽ giúp ngân hàng củng cố thêm lòng tin của khách hàng và khẳng định thương hiệu của mình. Ngoài ra, những khách hàng vay vốn cũng tạo ra khoản thu nhập phi lãi cho ngân hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và những sản phẩm đi kèm.