CHƯƠNG 4: KHAI THÁC HỆ THỐNG LÀM MÁT MAZDA CX5 Khưu Chấn Diên
Trang 89
Có nhiệm vụ nhận biết nhiệt độ nước làm mát, xác định chính xác lượng nhiên liệu phun
Nhiệt độ nước làm mát sẽ được cảm biến gửi đi như một tín hiệu đến tín hiệu đầu vào của PCM.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp đặt tại vị trí đường ra của nước làm mát sau khi làm mát động cơ.
Một điện trở nhiệt được sử dụng như một phần tử nhận biết để nhận biết chính xác nhiệt độ nước làm mát.
Hình 4.23: Cảm biến nước làm sử dụng điện trở nhiệt
Nhiệt điện trở là một loại điện trở có trở kháng của nó thay đổi một cách rõ rệt dưới tác dụng nhiệt, hơn hẳn so với các loại điện trở thông thường. Nhờ sử dụng đặc tính này, cảm biến phát hiện nhiệt độ nước làm mát động cơ như một giá trị điện trở. Điện trở nhiệt được sử dụng ở đây là loại nghịch điện trở.
Hình 4.24: Biểu đồ đường đặc tính của cảm biến nước làm mát
Do nhiệt điện trở được sủ dụng ở đây là loại nghịch điện trở nên điện trở sẽ tăng hoặc giảm theo tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm của nhiệt độ nước làm mát, có nghĩa là nhiệt độ nước làm mát càng cao thì điện trở càng giảm.
Cảm biến nước làm mát sẽ nhận biết nhiệt độ nước làm mát theo một giá trị điện trở tương ứng, sau đó giá trị điện trở được gửi đi như một tín hiệu điện từ cảm biến đến tín hiệu đầu vào của PCM.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 90
CHƯƠNG 5 : ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI 5.1 Ứng dụng kiểm tra các hư hỏng thường gặp của các hệ thống phối khí – bôi trơn – làm mát
5.1.1 Kiểm tra hệ thống phối khí
Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụmg và vận hành động cơ. Kiểm tra hệ thống phối khí nhằm phát hiện những hư hỏng bất thường và duy trì sự làm việc bình thường của động cơ đảm bảo động cơ hoạt động trong tình trạng tốt nhất, ít tiêu hao nhiên liệu, tiếng nổ êm, ít ô nhiễm môi trường.
Kiểm tra xupap
Khi xupap bị mòn hay hư hỏng có thể kiểm tra bằng mắt thường, bằng kính phóng đại hoặc bằng dụng cụ đo như đồng hồ hay thước cặp.
Hình 5.1: Quan sát sơ bộ xupap
Dùng dầu hoả để kiểm tra độ kín xupap bằng cách: Lắp xupap vào đế xupap, sau đó cho dầu hoả vào ống hút và xả nếu sau 5 – 10 phút ở mặt tiếp xúc giữa xupap và đế xupap không bị rò dầu chứng tỏ độ kín của xupap đạt yêu cầu.
Đế xupap có vết nứt hoặc tiếp xúc lõm xuống thấp hơn miệng đỡ xupap 2mm thì phải thay vòng đỡ.
Trên mặt làm việc của xupap hoặc của miệng đỡ xupap nếu có các hiện tượng cháy hỏng không nặng, điểm rỗ không nghiêm trọng hoặc có rò khí do tiếp xúc không tốt thì ta có thể tiến hành mài rà
Xupap sau khi mài bóng, chiều dày của mép tán xupap nhỏ hơn 0,30mm thì phải thay mới. Chiều dày tán xupap hút là 0,5mm, thải là 0,8mm, nếu nhỏ hơn phải thay
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 91
mới. Kiểm tra lại chiều dài của xupap nếu chiều dài nhỏ hơn quy định của nhà chế tạo phải thay mới. Dùng đồng hồ so kế để kiểm tra độ cong của thân xupap, nếu cong quá 0,05mm thì phải nắn lại hoặc thay mới. Dùng panme đo ngoài để kiểm tra độ mài mòn của thân xupap, nếu lượng mài mòn vượt quá 0,125mm thì phải thay mới.
Hiệu số đường kính trong của ống dân hướng và đường kính ngoài của thân xupap ta được khe hở dầu của thân xupap. Khe hở này nằm trong giới hạn là: xupap hút = 0,08mm; xupap thải = 0,10mm.
Kiểm tra lò xo xupap
Trong quá trình làm việc lò xo thường bị nứt gãy, cong, giảm độ đàn hồi, do chịu lực uốn, lực nén và mô men xoắn. Kiểm tra các vết nứt hoặc các hư hỏng khác trên mỗi vòng lò xo bằng phương pháp quan sát.
Hình 5.2: Quan sát lò xo xupap
Kiểm tra lò xo xupap nếu bị gãy phải thay. Dùng thước đo chiều dài của lò xo, nếu bị co ngắn quá 3mm thì phải thay. Dùng thước góc vuông để kiểm tra lò xo xupap nếu bị biến dạng cong, nghiêng quá 200 thì phải thay.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 92
Dùng cụng cụ thí nghiệm lò xo để kiểm tra sức đàn hồi của lò xo
Hình 5.4: Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo xupap
Khi dùng lò xo mới để so sánh với lò xo cũ, phải đặt lò xo cũ và lò xo mới nối tiếp nhau rồi dùng êtô ép. Lò xo cũ có độ đàn hồi kém thì chiều dài sẽ ngắn hơn so với lò xo mới. Tuỳ theo chiều dài hay độ đàn hồi này mà quyết định lo xo còn dùng được hay không.
Kiểm tra thay mới đĩa lò xo
Kiểm tra nếu thấy rãnh lắp móng hãm bị mòn không giữ được móng hãm ta thay mới. (Sau khi lắp chén chận lò xo và móng hãm vào ta dùng búa nhỏ gõ nhẹ vào đuôi xupap nếu móng hãm văng ra hoặc nằm lệch so với đuôi xupap ta phải kiểm tra ngay rãnh của đĩa lò xo (chén chận)).
Kiểm tra ống dẫn hướng xupap
Ống dẫn hướng xu páp thường bị mòn do ma sát với thân xupap và điều kiện bôi trơn khó khăn.
Kiểm tra ống dẫn xupap xem có rạn nứt không, nếu bị rạn nứt phải lấy ra và ép ống dẫn mới vào. Kiểm tra độ mài mòn của ống dẫn xupap: dùng thân xupap mới cắm vào trong ống dẫn xupap, để cho đầu xupap cao hơn mặt phẳng thân máy khoảng 9mm. Dùng đầu tiếp xúc của đồng hồ so chạm vào mép của xupap, lắc đầu xupap để kiểm tra khe hở xupap nạp không được vượt quá 0,25mm, xupap thải không được quá 0,30mm, nếu quá thì phải thay ống dẫn xupap.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 93
Hình 5.5: Kiểm tra ống dẫn hướng và thân xu páp bằng đồng hồ
Nếu đường kính của ống dẫn hướng bị mòn vượt quá giới hạn cho phép thì phải thay ống dẫn hướng. Nếu khe hở không đủ khi thân xupap chịu nhiệt giãn nỡ thì sẽ bị kẹt, do đó sẽ làm cong con đội và thân xupap, thậm chí có thể sinh ra các sự cố nghiêm trọng như cò mổ bị gãy.
Kiểm tra cò mổ
Cò mổ bị mòn đầu tiếp xúc với đuôi xupap, mòn bạc xoay, nứt gãy và chờn ren đai ốc, vít điều chỉnh khe hở nhiệt. Trục cò mổ bị cong, bị nứt các trụ bắt trục cò mổ. Do quá trình làm việc chịu ma sát, thiếu dầu bôi trơn, thiếu chăm sóc bảo dưỡng. Do chịu va đập mạnh giữa các chi tiết với nhau.
Kiểm tra độ mòn của đầu cò mổ bằng cách quan sát. Nếu mòn khuyết nứt gãy chúng ta sửa chữa nó trên máy mài xupap.
Kiểm tra sơ bộ: dùng tay lắc cò mổ qua lại trục cò mổ để xác định độ rơ của nó
Hình 5.6: Kiểm tra độ rơ cò mổ
Kiểm tra độ rơ cò mổ
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 94
Kiểm tra vít điều chỉnh và đai ốc hãm, thay mới nếu ren bị hỏng
Hình 5.7: Kiểm tra khe hở lắp ghép cò mổ
Kiểm tra trục cam .
Trong quá trình làm việc trục cam thường bị cong và các cam bị mòn. Mặt cam bị mòn làm cho khe hở xu páp tăng lên, do đó hoà khí hoặc không khí nạp vào không đủ và khí cháy ra khỏi xi lanh không hết, công suất động cơ giảm xuống, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên.
Nguyên nhân do các chi tiết chịu ma sát lớn trong quá trình làm việc, thiếu dầu bôi trơn, dầu bôi trơn bẩn, quá trình lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo dưỡng không đúng định kỳ.
Dùng pan me hoặc thước cặp kiểm tra chiều cao cam, độ mòn các cổ trục cam. Dùng khối thép V cùng đồng hồ xo kiểm tra độ cong trục cam.
Kiểm tra trục cam xem có vết nứt hay không, nếu có thì phải thay mới.
Kiểm tra xem bề mặt cổ trục cam có bị cháy hỏng hay không, nếu có thì phải mài bóng hoặc thay mới.
Kiểm tra chiều cao các mấu cam so sánh với thông số cho bởi nhà chế tạo, nếu không đạt yêu cầu thay mới trục cam hoặc ta có thể hàn đắp và gia công lại các vấu cam. Nếu độ mài mòn thấp ta có thể dùng phương pháp xi mạ để đảm bảo chiều cao theo nhà chế tạo quy định.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 95
Kiểm tra độ nâng của vấu cam có thể được đo bằng đồng hồ chỉ thị kim hoặc được đo bằng panme đo ngoài. Dùng căn lá hoặc so kế đo khe hở dọc của trục cam nếu quá 0.25mm - 0,03mm thì phải thay tấm chặn.
Hình 5.8: Đo khe hở dọc trục cam
Cổ trục cam nếu mòn quá 0,05 – 0,1mm thì phải mài, nếu quá cốt thì phải mạ crôm xong mới tiến hành mài. Khe hở dầu cổ trục cam và bạc ổ đỡ khoảng 0.025- 0.062 không được vượt quá 0.1mm.
Kiểm tra trục cam về độ cong và mài mòn bất thường bằng cách đặt trục cam lên khối chữ V, đặt đồng hồ so trên mỗi cổ trục bạc, quay trục cam và quan sát đồng hồ, độ đảo hoặc lệch tâm chỉ ra trên đồng hồ là giá trị cong, nếu độ cong 82 quá 0,06mm thì phải nắn lại hoặc mài lại.
Hình 5.9: Kiểm tra đo độ cong trục cam
Các hư hỏng của hệ thống dẫn động
Động cơ nổ dội, khó nổ, động cơ làm việc không ổn định, bị đội xupap, hệ thống làm việc có tiếng kêu do trong quá trình làm việc đai cam sẽ bị dãn theo thời gian dẫn tới hiện tượng bị trượt khi làm việc với tải trọng lớn, tăng đơ cam bị yếu – bị hư. Chúng
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 96
ta có thể dùng kính phóng đại hoặc mắt thường để kiểm tra phát hiện hư hỏng dây đai truyền động.
5.1.2 Kiểm tra hệ thống bôi trơn
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống bôi trơn
Các đường dẫn dầu bị thủng, không kín khít hay tắc và các mặt nối ghép các gioăng bị hỏng đều có thể làm rò rỉ dầu bôi trơn.
Thiếu dầu do hao hụt trong quá trình vận hành động cơ, các chi tiết bị mài mòn gây khe hở thất thoát dầu.
Két làm mát dầu bị mất khả năng làm mát do bị bẹp hay rò rỉ dầu Bầu lọc tinh bị nhiễm bẩn nặng, lưới lọc dầu bị bẩn tắc.
Bơm cấp dầu bị mòn hỏng, van điền khiển áp suất dầu bị hỏng.
Cacte bị thủng, gioăng cacte bị rách và các bu lông bị nới lỏng đều có thể ảnh hưởng đến việc bôi trơn của động cơ.
Dầu đen, nhiều cặn bẩn, mạt kim loại nhiều do khí cháy lọt xuống cacte, muội than đóng nhiều trên đỉnh đầu piston.
Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài, độ kín của các thiết bị bôi trơn và ống dẫn dầu xem dầu có bị rò rỉ ở các mặt lắp ghép hay các mối nối hay không, nếu cần thiết phải khắc phục các hư hỏng. Lau sạch các bụi bẩn, kiểm tra mức dầu ở cacte động cơ bằng cây thăm dầu và kiểm tra chất lượng của dầu bằng mắt thường theo kinh nghiệm, nếu thấy dầu bẩn cần thay dầu ở cacte.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 97
Kiểm tra xem dầu có bị biến chất đổi màu, loãng hoặc lẫn nước hay không, nếu dầu kém chất lượng thì phải thay mới. Nếu khi xả dầu mà trong dầu thấy cặn bẩn nhiều hoặc dầu quá đen thì cần phải súc rửa hệ thống.
Hình 5.10: Kiểm tra mức dầu
Sau khi thay mới dầu cần nổ máy kiểm tra rò rỉ dầu.
Kiểm tra mức dầu trong cacte của động cơ và bổ sung nếu thiếu bằng thước thăm dầu. Chú ý khi nhúng que thăm dầu vào cacte phải để khoảng 1 phút sau khi đổ dầu.
Kiểm tra áp suất dầu
Đối với động cơ có đồng hồ báo áp suất trên taplo thì có thể kiểm tra bằng cách khởi động động cơ, đợi một lúc cho động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc bình thường, quan sát kim chỉ áp suất dầu trên đồng hồ và so sánh với mức quy định.
Kiểm tra lượng dầu
Thiếu dầu do rót thêm dầu không đủ, bị rò dầu hoặc động cơ làm việc có dầu bôi trơn từ cacte lên buồng cháy qua khe hở giữa xéc măng và xi lanh lớn.
kiểm tra xem có chỗ nào bị rò không, kiểm tra bugi có đóng muội than nhiều không, nếu không có hiện tượng trên thì do dầu bôi trơn không đủ.
Cần bổ sung thêm dầu bôi trơn vào cacte đến mức quy định và sửa chữa những chỗ rò dầu. Nếu dầu sục lên buồng cháy nhưng không nghiêm trọng thì động cơ có thể tiếp tục hoạt động được. Nếu dầu sục lên buồng cháy nhiều thì phải thay xéc măng.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 98
Kiểm tra bu lông xả cặn dưới đáy cacte, bu lông đầu nối ống dẫn bị lỏng, ống dầu bị nứt hoặc tấm đệm lót bị rách hay không. Nếu có vết dầu tiến hành lau sạch vết dầu rồi cho động cơ hoạt động. Quan sát để kiểm tra xem dầu bôi trơn bị rò chỗ nào. Nếu rò ở chỗ phớt dầu phía trước hoặc phía sau động cơ thì phớt dầu bị hỏng. Nếu dầu bị rò xung quanh cacte là do đệm lót cacte bị hỏng. Nếu rò ở ở mặt lắp ghép giữa bơm xăng với thân máy thì do tấm đệm lót bị hỏng hoặc bu lông bị lỏng. Nếu rò ở chỗ đầu nối ống dầu là do đầu nối bị lỏng hoặc do miệng côn đầu nối bị hỏng.
Hình 5.11: Kiểm tra rò rỉ dầu dưới cacte
Nếu phớt dầu hoặc đệm lót bị hỏng thì phải tháo ra và thay mới, nếu bu lông hoặc đầu nối ống dầu bị lỏng thì xiết chặt lại, nếu ống dầu bị nứt hoặc miệng côn bị hỏng thì sửa chữa hoặc thay mới.
Kiểm tra két làm mát dầu
Những hư hỏng chủ yếu của két làm mát dầu là ống cao su dẫn dầu đi đến két và về cacte bị thủng. Đường ống trong ruột két bị bẩn, tấm tản nhiệt bị biến dạng chồng vào nhau.
Các biện pháp khắc phục: Ống cao su hỏng thay mới hoặc cắt nối. Két thủng thì hàn đắp lại bằng phương pháp hàn kẽm. Ống làm mát bị bẩn thì thông bằng que thông với khí nén và dầu hoả. Nếu tấm tản nhiệt bị biến dạng chồng vào nhau, thì phải nắn lại và dùng khí nén để thổi sạch cặn bẩn giữa các tấm.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 99
Quan sát bằng mắt ta có thể phát hiện được những hư hỏng thông thường. Xem nắp bơm và lòng thân bơm có bi nứt vỡ không nếu có thì thay mới. Kiểm tra các bánh răng xem có bị sứt mẻ ,có bị mòn hay tróc rỗ không, mòn nhiều sứt mẻ thì thay mới. Kiểm tra van an toàn có bị kẹt, tróc rỗ không ,lò xo có bị giảm đàn tính không. Kiểm tra các gioăng đệm có bị rách không. Nếu có những hiện tượng hư hỏng trên thì cần tiến hành khắc phụ sửa chữa thay mới.
Kiểm tra bầu lọc dầu
Kiểm tra bầu lọc trên động cơ bằng mắt quan sát ta có thể phát hiện các hư hỏng tại các vị trí lắp ghép có bị rò rỉ dầu hay không, các nút xả có bị chảy dầu không.