Tất cả các hư hỏng của các bộ phận trong hệ thống làm mát đều ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc của động cơ. Do vậy, chúng ta phải nhanh chóng phát hiện các hư hỏng và tìm cách khắc phục kịp thời.
Két làm mát.
Khi két nước bị tắc nghẽn một phần do sự đóng cặn của các chất khoáng trên thành ống thì chúng ta cần thông rửa két nước, tẩy sạch các chất bám trên thành ống để cho nước được lưu thông một cách tốt nhất. Các ống nước tản nhiệt bị bẹp làm cản trở nước lưu thông qua két và giảm sự truyền nhiệt của thành ống hoặc ống nước bị thủng làm rò rỉ nước.Tiến hành gò, hàn lại ống nước tản nhiệt. Lưu ý số lượng hàn lấp không quá 10% tổng số ống. Cánh tản nhiệt của giàn ống bị dập do va đập làm cản trở khí thổi qua két để làm mát két khắc phục bằng cách nắn thẳng lại các cánh tản nhiệt.
-
Hình 5.13: Các cánh tản nhiệt bị tác động làm hư hỏng
Các ống nối dẫn nước vào két hoặc ra từ két bị bẹp làm cản trở lưu thông tuần hoàn của nước qua két. Nếu số lượng ống hư hỏng quá nhiều cần tiến hành thay mới.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 101
Hình 5.14: Kiểm tra rò rỉ ông dẫn nước
Sau khi sửa chữa xong phải thử độ kín khít các bộ phận. Nắp két
Thay nắp két mới nếu phát hiện lò xo áp suất và van chân không bị giảm đàn hồi hay kẹt, dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh. Cần thay vòng đệm cao su mới đảm bảo kín khít của két nếu vòng đệm làm kín hỏng.
Hình 5.15: Kiểm tra tình trạng nắp két
Bơm nước
Trong quá trình làm việc, các chi tiết bơm nước chịu nhiều tác dụng lý hóa gây hư hỏng như vòng bít bi hỏng. Nếu vòng bít bị hư hỏng nước làm mát bị rò ra ngoài thì lượng rò rỉ được thoát ra ngoài qua lỗ xả trên thân máy bơm, để nước làm mát không thâm nhập vào các vòng bi. Vì vậy khi có hiện tượng rò rỉ hoặc có nước làm mát thoát ra ngoài qua lổ xả thì có thể là do vòng bít hoặc vòng bi bị hỏng.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 102
Rò rỉ nước qua lỗ thăm ở thân bơm và bề mặt lắp ghép thân bơm với thân máy khi đó cần thay gioăng giữa các mặt bị rò rỉ để đảm bảo bao kín. Cần thay ổ bi mới của trục bơm khi bị rơ ngang. Bánh công tác của bơm bị ăn mòn lớn, gãy vỡ tiến hành thay mới.
Quạt gió
Kiểm tra xem cánh có bắt chặt trên giá không. Bánh đai dẫn động quạt gió bị hư hỏng.
Kiểm tra thay mới cánh quạt gió nứt, gãy,cong vênh
Hình 5.16: Kiểm tra quạt gió làm mát
Van hằng nhiệt
Tháo van ra khỏi động cơ, tẩy rửa và làm sạch các cặn bẩn bám trên van, kiểm tra sự đóng mở của van theo nhiệt độ, nếu van đóng, mở ở nhiệt độ không đúng với yêu cầu cần phải thay thế. Nếu không có thể dẫn đến động cơ quá nóng hoặc gây mòn động cơ tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 103
Kiểm tra và bổ sung nước làm mát trước khi khởi động xe. Tuy nhiên, trong quá trình lái xe, nếu thấy hiện tượng động cơ nóng quá mức quy định cần phải dừng động cơ, chờ nhiệt độ động cơ xuống thấp hơn nhiệt độ làm việc bình thường rồi kiểm tra và nếu cần thì bổ sung lượng nước cần thiết vào két làm mát. Nếu dùng nước đúng thành phần quy định thì tối đa 2 năm phải thay nước do nước dùng lâu mất tác dụng chống ăn mòn và đóng cặn.
Hình 5.17: Bổ sung nước làm mát
Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nước của hệ thống làm mát
Khi nhận thấy nước làm mát thường bị tiêu hao nhanh cần kiểm tra sự rò rỉ, thất thoát ở cả trong và ngoài để tìm nguyên nhân khắc phục. Quan sát trực tiếp dưới gầm động cơ xem có hiện tượng ướt do nước chảy hay không, quan sát kỹ các đầu nối, ống nối của hệ thống và khu vực bình chứa nước phía dưới của két nước và bơm nước. Dùng thước thăm dầu kiểm tra dầu trong cacte, nếu thấy dầu bẩn, độ nhớt kém thì xả dầu để kiểm tra xem có lẫn nước, nếu chứa nhiều nước chứng tỏ có hiện tượng chảy nước vào hệ thống bôi trơn. Mở nắp két nước kiểm tra váng dầu trong két, nếu có chứng tỏ khả năng lọt khí cháy từ xylan h hoặc lọt dầu từ đường dầu sang đường nước làm mát.
Kiểm tra hiện tượng tắc két nước
Nếu két nước có biểu hiện tắc (nhiệt độ nước cao, mở nắp két kiểm tra thấy nước trào ra, khi tăng tốc động cơ nước trào ra mạnh) thì cần kiểm tra để khắc phục. Việc kiểm tra đơn giản được thực hiện như sau:
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 104
- Xả nước động cơ và tháo két ra khỏi động cơ hoàn toàn, bịt kín hai đầu nối của két. - Đổ nước vào đầy két rồi mở nút bịt ở đầu ống nối phía dưới.
- Quan sát hiện tượng nước chảy ra, nước trong két phải chảy hết rất nhanh trong vòng vài giây. Nếu lưu lượng nước chảy ra nhỏ hơn khả năng thông qua của ống thoát (chảy không mạnh) thì két nước bị tắc một phần cần phải thông rửa.
Kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền đai:
Bộ truyền đai dẫn động đồng thời bơm nước, quạt gió, máy phát điện và một số thiết bị khác. Nếu đai bị mòn bóng hoặc có vết xước mặt bên, nứt vỡ, xơ sợi…cần phải thay mới. Các puly cần được làm sạch và kiểm tra bề mặt rãnh lắp đai. Puly bị mòn nhiều, sứt hoặc nứt vỡ phải được thay mới. Các puly phải cùng nằm trên cùng một mặt phẳng, nếu lệch phải điều chỉnh lại.
Kiểm tra độ căng đai bằng dụng cụ chuyên dùng rồi lấy kết quả so sánh với số liệu kỹ thuật của động cơ. Nếu không có dụng cụ chuyên dùng có thể kiểm tra bằng tay theo kinh nghiệm bằng cách dùng ngón tay ấn bình thường tại điểm giữa nhánh đai dài nhất, độ võng không quá 5mm là đạt yêu cầu. Nếu không đảm bảo phải căng đai lại dựa trên kết cấu cụ thể của bộ truyền.
Thông rửa hệ thống làm mát
Để đảm bảo rửa sạch, chúng ta dùng phương pháp tẩy rửa bằng nước rửa hóa chất kết hợp tạo dòng nước mạnh lưu thông trong hệ thống. Quy trình thông rửa hệ thống làm mát theo phương pháp tuần hoàn kín dung dịch hóa chất được thực hiện như sau:
- Xả hết nước trong hệ thống làm mát.
- Tháo van hằng nhiệt ra khỏi hệ thống làm mát;
- Cần biết dung tích của hệ thống làm mát, đổ một lượng hóa chất rửa nhất định vào két đảm bảo tỉ lệ cần thiết với nước rồi đổ nước vào đầy hệ thống và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định. Khởi động động cơ cho làm việc ở tốc độ nhanh trong khoảng thời gian 20 phút, chú ý theo dõi nhiệt độ không để nước sôi. Sau đó dừng động cơ, chờ cho nước nguội rồi xả nước ra khỏi hệ thống.
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ Ô TÔ HIỆN ĐẠI Khưu Chấn Diên
Trang 105
- Rửa lại hệ thống bằng nước sạch theo phương pháp tuần hoàn như trên rồi rửa lại bằng dung dịch K2Cr2O3 nồng độ 0,5 ÷ 1% ở nhiệt độ cỡ 70 ÷ 800C để trung hòa hết các chất ăn mòn, sau đó rửa sạch lại lần cuối bằng nước sạch.
- Lắp van hằng nhiệt trở lại rồi đổ đầy dung môi làm mát theo yêu cầu vào hệ thống. Nên đổ dung môi làm mát cho đầy áo nước trong động cơ rồi mới lắp van hằng nhiệt vào để tránh hiện tượng kẹt khí không điền đầy được dung môi làm mát trên khoang nắp máy do van hằng nhiệt đóng.
Ngoài ra còn có một phương pháp tẩy rửa hiệu quả hơn là ngâm hệ thống làm mát này với dung dịch hóa chất. Sau đó xả đi rồi dùng thiết bị rửa, bơm nước với một áp suất nhất định chảy với tốc độ nhanh và ngược chiều lưu thông bình thường của môi chất làm mát trong két và trong áo nước của động cơ. Cần tháo ống nối giữa khoang dưới của két với động cơ, bơm nước vào ống nối phía dưới két, chảy ngược lên trên vào nắp máy xuống thân máy rồi chảy ra ngoài. Rửa đến khi nào thấy nước thoát ra sạch thì thôi. Sau đó lắp các đường ống và van hằng nhiệt trở lại rồi làm đầy môi chất làm mát theo yêu cầu hệ thống.
Có thể tháo cả hai ống nối giữa két và động cơ rồi rửa riêng cho từng cụm két và động cơ. Phương pháp rửa riêng tuy tốn nước hơn nhưng sạch hơn phương pháp rửa chung toàn hệ thống.