Phương pháp nghiên cứu mức độ hài lòng của người học với hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đo lường sự hài lòng của người học với hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường đại học thương mại (Trang 26)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Phương pháp nghiên cứu mức độ hài lòng của người học với hoạt động đào tạo

Phương pháp nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đã được chấp nhận bởi nhiều trường đại học trên thế giới là thông qua khảo sát ý kiến người học. Ý kiến sinh viên về mọi khía cạnh trong quá trình học tập đại học được coi là một yếu tố cần thiết để giám sát chất lượng của các trường đại học .Hầu hết các trường đại học trên thế giới đã thu thập thông tin phản hồi của sinh viên về quá trình học tập đại học, phản ánh quan điểm rõ ràng của sinh viên về những dịch vụ mà họ nhận được. Các quan điểm đó có thể bao gồm nhận thức của sinh viên về việc giảng dạy và học tập, những thuận lợi khó khăn cho việc học (hệ thống thư viện, máy tính), môi trường học tập (giảng đường, phòng thí nghiệm, nơi vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng của trường đại học), các điều kiện hỗ trợ (phòng ăn, căng tin, ký túc xá, y tế, các dịch vụ phục vụ sinh viên) và các lĩnh vực bên ngoài (tài chính, hạ tầng và phương tiện đi lại). Ý kiến của sinh viên được thu thập dưới hình thức thông tin phản hồi về sự hài lòng. Sự hài lòng của sinh viên được xem như sự đánh giá của họ về các dịch vụ được cung cấp bởi các trường đại học, đề cập đến những dánh giá của sinh viên về kết quả và các hoạt động có liên quan đến giáo dục. Dạy và học trên lớp không phải là nội dung duy nhất trong đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường mà cần phải đề cập đến cả quá trình có liên quan tới sinh viên khi họ học tập trong trường .

hỏi phải có sự đóng góp ý kiến của sinh viên; các hoạt động đề cập trong bảng hỏi phải xuất phát từ những gì sinh viên quan tâm; các thông tin phải đảm bảo gần gũi với sinh viên, và các ý kiến của sinh viên phải được thực hiện nghiêm túc, minh bạch. Đây là cơ sở để xây dựng quy trình cho cuộc khảo sát về sự hài lòng của người học đối với hoạt động đào tạo.

Khi đã lựa chọn được các tiêu chí, thì một trong cách tiếp cận có thể thực hiện tốt là từ các tiêu chí đó,tiến hành thiết kế thành bảng hỏi để thu thập ý kiến của sinh viên theo mức độ đánh giá khác nhau để có căn cứ lập thành số điểm cụ thể cho từng tiêu chí đã nêu trên.

Theo bảng hỏi tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin cho từng trường hợp với số điểm kèm theo, sau tổng hợp lại để xác địnhsố điểm bình quân của từng chỉ tiêu. Từ số điểm bình quân theo từng chỉ tiêu sẽ tổng hợp lại theo mỗi thành phần. Tổng hợp các thành phần lại để được kết quả đánh giá chung.

Kết luận chương 1

Nội dung chủ yếu của chương 1:

- Hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm về dào tạo đại học, thành phần phản ánh hoạt động đào tạo đại học.

- Quan điểm đánh giá về mức độ hài lòng của người học và hệ thống các chỉ báo (chỉ tiêu) đo lường mức độ hài lòng của người học.

- Phương pháp chung về đo lường mức độ hài lòng của người học trong các trường đại học.

CHƯƠNG 2

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2.1. Tổng quan về hoạt động đào tạo và hoạt động khảo sát người học hệ đại học dài hạn chính quy của trường Đại học Thương mại

Hoạt động đào tạo của trường Đại học Thương mại đã thực hiện đa dạng hóa các

hình thức đào tạo trình độ đại học và sau đại học, thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Các chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy được thực hiện theo tín chỉ từ năm học 2007. Đối với các chương trình đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học, Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện hoạt động đào tạo, hướng tới thực hiện theo tín chỉ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Phương thức đào tạo theo tín chỉ đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người học.

Trường định kỳ đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy - học. Giảng viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, sinh viên cũng được phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Các hoạt động tổ chức đào tạo của Trường được áp dụng theo các quy định chung về chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập. Kết quả học tập được thông báo cho người học kịp thời và nhanh chóng; việc lưu trữ kết quả học tập của người học đầy đủ, chính xác (bản in và dữ liệu mềm). Việc cấp phát văn bằng được thực hiện nghiêm túc, có hệ thống và bài bản. Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập, sổ ký phát văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ học đầy đủ, thuận tiện cho việc tra cứu.

Trường đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đào tạo, cơ sở dữ liệu của người học, tình hình tốt nghiệp, việc làm, thu nhập của cựu sinh viên, người sử dụng lao động. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ đầy đủ và có hệ thống, tạo kênh thông tin chính xác cho Nhà trường trong việc nắm bắt được tâm tư của người học và nhu cầu của thị trường lao động, qua đó rà soát, điều chỉnh được chương trình đào tạo và các kế hoạch hoạt động của Trường cho phù hợp.

1. Thống kê về người học (tính đến tháng 12/2020)

Đơn vị: người

Đối tượng Tổng số người học hiện tại

1. Nghiên cứu sinh 191

2. Học viên cao học 1365

3. Sinh viên đại học

Trong đó: Hệ chính quy 13.776 (Gồm cả khóa cũ K49; K50; K51 và K52)

Hệ không chính quy 606

Tổng 15.938

2. Về người học theo các chương trình đào tạo

TT Ngành đào tạo Chuyên ngành đào tạo (nếu

có) Hình thức đào tạo Số lượng người học hiện tại I Đại học A. Hệ đại trà Chính Quy Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh 1151

Quản trị khách sạn Quản trị khách sạn 716 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 615

Marketing Marketing thương mại 964

Marketing Quản trị thương hiệu 640

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

119

Kế toán Kế toán doanh nghiệp 1033

Kế toán Kế toán công 177

Kiểm toán Kiểm toán 131

Kinh doanh quốc tế Thương mại quốc tế 751

Kinh tế quốc tế Kinh tế quốc tế 361

Kinh tế Quản lý kinh tế 961

Tài chính - Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng thương mại

821 Tài chính - Ngân

hàng

Tài chính công 109

Thương mại điện tử

Quản trị Thương mại điện tử 953

Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh Thương mại 889

TT Ngành đào tạo Chuyên ngành đào tạo (nếu có) Hình thức đào tạo Số lượng người học hiện tại Quản trị kinh doanh

Tiếng Trung thương mại 417

Hệ thống thông tin quản lý

Quản trị hệ thống thông tin 613

Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực doanh nghiệp 872

B. Hệ chất lượng cao

Chính Quy

Kế toán Kế toán doanh nghiệp - chất lượng cao

194

Tài chính - Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng thương

mại - chất lượng cao 103

C. Hệ đặc thù Chính Quy Quản trị khách sạn Quản trị khách sạn 157 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 146 Hệ thống thông tin quản lý

Quản trị hệ thống thông tin kinh tế

173

II Thạc sĩ Không tập

trung

1365

1 Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại 0

2 Kế toán Kế toán 136

3 Quản lý kinh tế Quản lý kinh tế 573

4 Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh 201

5 Tài chính – ngân hàng Tài chính – ngân hàng 394 6 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 0

7 Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực 61

III Tiến sĩ Không tập

trung

191

1 Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại 48

2 Kế toán Kế toán 40

3 Quản lý kinh tế Quản lý kinh tế 55

4 Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh 33

5 Tài chính – ngân hàng

TT Ngành đào tạo Chuyên ngành đào tạo (nếu có) Hình thức đào tạo Số lượng người học hiện tại 6 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 0

7 Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực 0

IV Trình độ khác

(nếu có)

1 Hệ VLVH VLVH

Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh 72

2 Hệ liên thông Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh 153

Kế toán Kế toán doanh nghiệp 339

3 Hệ Bằng hai

Kế toán Kế toán doanh nghiệp 42

Tổng gng

15.938 2.2. Phương pháp thu thập thông tin phục vụ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên 2.2.1. Xác định các thành phần và chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy

2.2.1.1. Các quan điểm ảnh hưởng đến xác định các thành phần và chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của sinh viên

Việc xây dựng thành phần và hệ thống chỉ báo trước tiên là dựa vào việc phân tích,đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết nội dung khái niệm, cụ thể hóa các khái niệm. Việc phân tích, mổ xẻ khái niệm để xác định các thành phần và chỉ báo cần bám sát mục đích, nhiệm vụ và nội dung cụ thể. Toàn bộ nội dung này sẽ được tiếp tục chuyển đến đối tượng khảo sát để thu thập những đánh giá trực tiếp về sự phù hợp của các thành phần và chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của người học đối với hoạt động đào tạo.

Xác định và lựa chọn chỉ báo đo lường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn xây dựng phiếu điều tra. Hệ thống các thành phần và chỉ báo sẽ hợp lý nếu chúng đáp ứng những yêu cầu quan trọng sau:

- Tính xác định: Tính xác định của các thành phần và chỉ báo được thể hiện ở chỗ nội dung cụ thể, rõ ràng, cho phép hiểu đúng nghĩa của chỉ báo.

- Tính đầy đủ: Tính đầy đủ của các thành phần và chỉ báo được thể hiện ở chỗ các khái niệm về thành phần và chỉ báo thành phần ở các cấp độ khác nhau phải đảm bảo được phản ánh đầy đủ các khái niệm cơ bản.

- Tính không mâu thuẫn: Tính không mâu thuẫn được thể hiện ở chỗ giữa nội dung khái niệm cơ bản với các khái niệm thành phần và chỉ báo phải có sự logic từ đầu tới cuối.

- Tính phù hợp: Tính phù hợp thể hiện các thành phần và chỉ báo giúp tạo ra các câu hỏi điều tra phù hợp với trình độ hiểu biết của đối tượng điều tra.

- Tính thuận tiện: Tính thuận tiện được thể hiện ở chỗ các thành phần và chỉ báo phải thuận lợi cho cho việc mã hóa và xử lý ở các bước tiếp theo.

2.2.1.2. Nhận diện các thành phần và chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy

Nhận diện các thành phần và chỉ báo thông qua thảo luận chuyên gia

Dựa trên mô hình 6 thành phần và 47 chỉ báo đã hệ thống háo ở mục (1.2) trong phần lý luận ở chương 1, nhóm đề tài tiếp tục sử dụng phương pháp thảo luận chuyên gia để kiểm tra và sàng lọc các thành phần và chỉ báo của mô hình đồng thời thực hiện thảo luận chuyên gia về chủ đề đang nghiên cứu. Đối tượng tham gia thảo luận bao gồm 7 chuyên gia là các nhà quản lý, chuyên viên thuộc các Phòng ban, Khoa chuyên ngành của trường Đại học. Trong buổi thảo luận, nhóm nghiên cứu trình bày mô hình các thành phần và chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy và đưa ra các nội dung cần thảo luận. Với sự nhất trí của nhóm chuyên gia, nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận theo các nội dung như sau: (1) Các thành phần đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy; (2) Các chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy trong mỗi thành phần.

Sau khi thu thập được các ý kiến chuyên gia qua thảo luận trực tiếp về mô hình mà nhóm tác giả đề xuất. Nhóm tác giả tổng kết ý kiến của các chuyên gia như sau:

* Nội dung 1: Các thành phần đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy

Các thành phần phản ánh hoạt động đào tạo là yếu tố quan trọng để xây dựng các chỉ báo nên cần được xác định chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đối tượng khảo sát

mức độ hài lòng là sinh viên nên các thành phần và chỉ báo cần cụ thể, rõ ràng và gắn liền với các hoạt động đào tạo. Để đánh giá mức độ hài lòng của người học về hoạt động đào tạo thì 6 thành phần mà nhóm tác giả đề xuất hiện đang còn trùng lặp, dàn trải. Các thành phần nên được giới hạn lại theo các nội dung như sau:

Nên gộp một số các thành phần có nội dung tương thích và bổ trợ cho nhau để thành một tổng thể thống nhất. Cụ thể là:

- Thành phần “Năng lực chuyên môn của giảng viên” và “Phẩm chất trách nhiệm của giảng viên” đều liên quan đến giảng viên trong hoạt động đào tạo. Nên có thể kết cấu lại thành một thành phần, gọi chung là “Hoạt động giảng dạy của giảng viên”. Thành phần này sẽ bao trùm được cả năng lực chuyên môn và phẩm chất, trách nhiệm.

- Thành phần “Tài liệu học tập và cơ sở vật chất”, “Dịch vụ hỗ trợ”, “Các nội dung về phát triển năng lực nghề nghiệp” nên gộp thành “Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ”.

- Thành phần “Các nội dung về phát triển năng lực nghề nghiệp” về bản chất là phát triển các kỹ năng mềm đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hay nói cách khác, nó chính là một yếu tố trong thành phần “Chương trình và tổ chức đào tạo”. Vì vậy, thành phần này cần được lược bỏ và tích hợp trong một nội dung của thành phần “Chương trình và tổ chức đào tạo”.

Như vậy, sau thảo luận chuyên gia, các thành phần để đo lường sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy được thống nhất gồm 3 nội dung, đó là:

- Chương trình và tổ chức đào tạo - Hoạt động giảng dạy của giảng viên - Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ

* Nội dung 2: Các chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy

Các chỉ báo của thành phần còn trùng lặp. Một số chỉ báo còn chưa sát với nội dung thành phần. Cần được sắp xếp và thống nhất lại cho hợp lý, khoa học hơn. Cụ thể như sau:

- Đối với thành phần “Chương trình và tổ chức đào tạo”:

+ Chỉ báo (3) “Kiến thức các môn học đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên” và chỉ báo (4) “Nội dung chương trình chú trọng đào tạo kỹ năng mềm” nên lược bỏ vì trong chỉ báo (5) “Nội dung chương trình thể hiện sự cân đối giữa kỹ năng và kiến

thức” đã đủ bao trùm hai chỉ báo trên.

+ Chỉ báo (6) “Chương trình đào tạo có nhiều nhóm, môn học tự chọn” nên lược bỏ vì không phải là tiêu chí trọng tâm để đánh giá được Chương trình đào tạo.

+ Chỉ báo (7) “Chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển nghề nghiệp tương lai của người học” nên lược bỏ vì nội hàm đã được thể hiện trong chỉ báo (2) “Chương trình đào tạo có sự điều chỉnh và cập nhật phù hợp với nhu cầu xã hội”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đo lường sự hài lòng của người học với hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường đại học thương mại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)