6. Kết cấu đề tài
3.1.5. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra được sử dụng là phương pháp điều tra chọn mẫu. Để lựa chọn kích thước mẫu phù hợp, nhóm nghiên cứu thực hiện quy trình các bước, bao gồm: (1) Xác định khung mẫu; (2) Xác định kích thước mẫu; (3) Xác định phương pháp chọn mẫu. Các bước được cụ thể hóa như sau:
Khung mẫu “Lấy ý kiến người học về mức độ hài lòng đối với hoạt động đào tạo trường Đại học Thương mại” bao gồm các nội dung sau:
- Tổng thể nghiên cứu: 13.776 sinh viên
- Đơn vị tổng thể: từng sinh viên đại học chính quy Thương mại - Đơn vị điều tra: Sinh viên với các đặc điểm như sau
+ Tuổi: 18 – 22 + Giới tính: Nam, nữ
+ Khoa: thuộc 5 khoa chuyên ngành có thể đại diện cho trường Đại học Thương mại (Khoa Kế toán – Kiểm toán, Khoa Hệ thống thông tin, Khoa Khách sạn du lịch, Khoa Tiếng anh thương mại, Khoa Quản trị)
+ Năm học: Từ năm 2 đến năm 4 + Xếp loại học tập: A, B, C, D
Bước 2: Xác định kích thước mẫu
Cách 1: Lấy giá trị tuyệt đối cho tập mẫu khảo sát. Một số tác giả cho rằng kích thước mẫu nên lấy ít nhất là 100 mẫu, một số khác lại khuyến cáo tập mẫu có thể là 50, tốt hơn là 100.
Cách 2: Dựa theo tỷ số n/p (n là số mẫu, p là số biến quan sát) và tỷ số này biến thiên từ 2:1 đến 20:1. Biến quan sát về mức độ hài lòng của sinh viên đại học chính quy với hoạt động đào tạo của trường Đại học Thương mại là 26. Như vậy kích thước mẫu theo cách tính này sẽ biến thiên từ 52 (n=26*2) đến 520 (26*20).
Cách 3: Dựa theo công thức n ≥ 50 + 8 * p (n là số mẫu, p là số lượng yếu tố độc lập). Theo kết quả nhận dạng các thành phần và chỉ báo được trình bày ở phần trước cho thấy, số lượng yếu tố độc lập là 3. Như vậy, dựa theo công thức xác định mẫu theo cách 3 sẽ được kích thước mẫu lớn hơn hoặc bằng 74 (n ≥ 50 +8 *3)
Cách 4: Dựa theo công thức n = 5 * m (n là số mẫu, m là số câu hỏi hoặc số biến quan sát). Số biến quan sát trong nghiên cứu này là 26. Vậy kích thước mẫu được xác định theo cách 4 là 130 (5*26)
Cách 5:𝑛 = 𝑁.𝑡2.𝑝(1−𝑝)
𝑁.△p2+𝑡2.𝑝(1−𝑝)
t: là hệ số tin cậy ở đây là 2 tương ứng với xác suất là 0,9545
p (1-p) là phương sai. Vì không có phương sai trước nên lấy theo phương sai lớn nhất: 0,5 (1-0,5) = 0,25
Theo chuẩn mực cơ bản xác định cỡ mẫu đó là kích thước mẫu cơ bản tối thiểu là 30 và tối đa nhỏ hơn 1/7 tổng thể. Như vậy, kích thước tối thiểu và tối đa trong nghiên cứu này là 30 và 1.968.
Vì đây là một cuộc điều tra thử nghiệm, do vậy cuộc điều tra chỉ tiến hành trên một mẫu có cỡ mẫu n = 100 (sinh viên)
Bước 3: Xác định phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn thực hiện là chọn mẫu ngẫu nhiên. Ở đây áp dụng lược đồ chọn mẫu 2 lớp: Mẫu cấp I là lớp học và mẫu cấp II là sinh viên. Dự kiến sẽ chọn mỗi lớp là 10 sinh viên (mẫu cấp II) thì số mẫu cấp I cần chọn là: 100/10 = 10 (lớp).
Mẫu cấp I được phân đều cho các Ngành và các khóa và được chọn theo phương pháp phân tích chuyên gia.
Mẫu cấp II ( Sinh viên được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống). Cụ thể như sau:
Ở mỗi lớp được chọn ở mẫu cấp I, nhóm nghiên cứu tiến hành lập danh sách sinh viên các lớp (phải lập 10 dánh sách), và trong danh sách sinh viên mỗi lớp sẽ xếp theo thứ tự a, b, c… của tên gọi (ví dụ lớp có 51 sinh viên)
Lấy tỷ số học viên các lớp: 10 để được (….) k (ở đây k = 5) thì theo danh sách từ 1 đến 51, cứ 5 sinh viên chọn ra 1 để được đủ 10 người để tiến hành thu thập thông tin (Chú ý trong đó có cân đối nam và nữ)