Các lớp từ phổ biến trên báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 32)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. Đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa

2.2.1. Các lớp từ phổ biến trên báo mạng điện tử

Phong cách chức năng của ngôn ngữ là những biến thể của ngôn ngữ được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử. Mỗi phong cách phục vụ cho một mặt, một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội. Do đó, mỗi phong cách sử dụng những phương tiện ngôn ngữ, trước hết là các từ tiêu biểu cho mình. Những phong cách chủ yếu là: phong cách hội thoại và phong cách sách vở. Gắn liền với các phong cách chức năng, có thể chia vốn từ vựng tiếng Việt ra làm các lớp từ vựng trung hòa, từ vựng hội thoại và từ vựng sách vở. Từ vựng trung hòa là lớp từ được dùng chung trong tất cả các phong cách. Chúng không mang sắc thái phong cách cũng không mang sắc thái gợi cảm và cảm xúc riêng. Từ vựng hội thoại dùng trong các cuộc nói chuyện tự nhiên hằng ngày. Ngược lại với từ vựng hội thoại, từ vựng sách vở là những từ được dùng chủ yếu trên sách vở, báo chí.

Cũng thuộc phong cách báo chí-công luận, song báo mạng điện tử lại sử dụng phổ biến những lớp từ ngữ riêng và đặc thù. Trong từng thể loại cũng có những lớp

từ ngữ riêng biệt để nhận diện. Dưới đây là bảng thống kê ngẫu nhiên việc sử dụng

các lớp từ trong một số thể loại báo chí:

Bảng 2.1: Bảng thống kê lớp từ phổ biến được sử dụng trong hai thể loại tin và tin tổng hợp

Loại từ vựng được sử dụng nhiều trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày được gọi là lớp từ vựng khẩu ngữ. Lớp từ vựng khẩu ngữ xuất hiện trên các tin báo mạng điện tử khá nhiều. Nếu so sánh với báo in, tin trên báo mạng điện tử sử dụng rất nhiều từ khẩu ngữ (số lượng từ khẩu ngữ được sử dụng trên báo mạng điện tử nhiều gấp 12 lần so với trên báo in).

Bảng 2.2: Bảng thống kê ngẫu nhiên số lượng từ khẩu ngữ trong thể loại tin trên báo báo mạng điện tử và báo in (Khảo sát 2 tờ báo in: Công An Thành Phố Đà Nẵng và

Tuổi Trẻ)

Loại hình báo chí Số lượng từ khẩu ngữ/ tổng số 20 tin

Số từ khẩu ngữ trung bình/ 1 tin

Báo mạng điện tử 87 từ 4,35 từ

Báo in 7 từ 0.35 từ

Tin là thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí. Tin chứa đựng một thông điệp mới, ngắn gọn, xác định, nhanh chóng và có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định; được nhiều người quan tâm. Nhằm tạo nên sự gần gũi, xóa dần khoảng cách giữa người đọc và người viết, tin trên báo mạng điện tử ngày càng sử dụng nhiều các từ khẩu ngữ. Lớp từ vựng khẩu ngữ gây được ấn tượng tình cảm mạnh mẽ, làm tăng sắc thái biểu cảm và sắc thái ý nghĩa. Tần số xuất hiện của các từ khẩu ngữ trong một tin là

Thể loại Lớp từ phổ biến Số lượng từ/tổng số 20 tin

Tin Từ khẩu ngữ 87 từ

4,35; tương ứng trong một tin, có thể có 4 từ khẩu ngữ mang sắc thái như lời ăn tiếng nói thường ngày.

Bảng 2.3: Một số từ ngữ khẩu ngữ thường xuyên được báo mạng điện tử sử dụng:

đút túi diện (diện đồ sành

điệu) bịa đặt chém (chém giá)

hết đát khoe cặp kè soi

đứng chót vượt mặt nhìn đểu bịt miệng

sốc chôm chỉa hòa vốn ăn gian

xóa sổ vớt vát moi ra bắt chước

bẹp dúm hàng khủng đọ (đọ độ hot) quỵt tiền

móp hàng độc khó đỡ cặp kè

nuốt chửng ngán ném đá dài cổ (chờ đợi)

xé toạc nuốt (nuốt trọn) chém gió kỳ cục

Bảng 2.4: Một số thành ngữ, tục ngữ cũng được sử dụng:

cãi chày cãi cối đổ dầu vào lửa

ăn cơm trước kẻng bóc ngắn cắn dài

treo đầu dê bán thịt chó cái khó ló cái khôn lên bờ xuống ruộng cha chung không ai khóc

đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Bảng 2.5: Một số từ ngữ, cụm từ của đời sống hằng ngày thâm nhập vào báo mạng điện tử:

đánh ghen hội đồng cà phê chém gió phi vụ bầu bí chạy đà hoàn hảo nước đã ngập ngang đầu loại khỏi cuộc chơi

Tin tổng hợp là một dạng của thể loại tin. Trong đó, các thông tin, sự kiện được cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau. Tin tổng hợp thường là các tin quốc tế. Chính vì vậy mà lớp từ chính trị chiếm số lượng khá lớn. Cụ thể, như trong bảng khảo sát ngẫu nhiên ở trên, có đến 191 từ chính trị trong tổng số 20 bài. Tần số xuất hiện của từ chính trị là 9,55.

Tóm lại, mỗi thể loại báo chí lại có những lớp từ vựng được xem là phổ biến. Với báo mạng điện tử, các từ khẩu ngữ xuất hiện nhiều trong tin cũng cho thấy được xu hướng “văn nói”, ngôn ngữ “hội thoại” đang dần được “ưa chuộng”. Vì lẽ, tin được xem như một thể loại báo chí chủ lực, với dung lượng chiếm gần 50% diện tích các báo.

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)