Dùng từ sai sắc thái biểu cảm

Một phần của tài liệu (Trang 74 - 81)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.3.Dùng từ sai sắc thái biểu cảm

3.2. Những hiện tượng sai lệch cần sớm được điều chỉnh

3.2.3.Dùng từ sai sắc thái biểu cảm

Sắc thái biểu cảm của đơn vị ngôn ngữ là nội dung thông tin bổ sung chỉ rõ thái độ đánh giá tình cảm với đối tượng được nhận thức và được nói đến trong đơn vị ngôn ngữ

Từ khái niệm sắc thái biểu cảm, có thể chia các đơn vị ngôn ngữ ra làm hai loại: + Trung hòa về sắc thái biểu cảm tức ắc thái biểu cảm zê-rô.

 Mourinho lấy chuyện Herrera "ăn vạ" ra móc mỉa (Vietnamnet, 20/4/2015). Thông tin cơ sở: phân tích. Thông tin bổ sung: thái độ soi mói, không bằng lòng. Dùng từ móc mỉa để viết về một người huấn luyện viên là không hợp lí.

 Trong những nhân vật đình đám bậc nhất từng một thời khuynh đảo giới giang

hồ có cái tên Trần Văn Thuyết […] con người này có một bộ óc rất nhạy bén với việc kiếm tiền, phong cách giao tiếp rất thuyết phục. (Vietnamnet, Chơi đồ Hi-End, chưa ai qua được Thuyết 'buôn vua', 10/4/2014).

Người viết có thái độ đề cao hành vi phạm tội và khen ngợi, ngưỡng mộ những mánh lới kiếm tiền của kẻ tội phạm Nguyễn Văn Thuyết.

Có thể sửa lại là: Trong những kẻ làm mưa, làm gió một thời của giới gian hồ; Trần Văn Thuyết là kẻ có nhiều mánh lới và mưu mô nhất.

 Biết được các loại hoa quả giá rẻ đang bày bán khắp các chợ là hàng do dân

mình trồng nên chị Quỳnh Nga (Trung Kính, Cầu Giấy) mua về cho cả nhà ăn thỏa mái, chán ăn lại quay ra làm sinh tố, ép lấy nước uống, rồi chè hoa quả, kem hoa quả, thạch hoa quả... (Hoa quả 5 ngàn/kg đổ đống khắp vỉa hè Hà Nội, Vietnamnet,

19/4/2015) (Chị Quỳnh Nga là con người. Không thể dùng từ: “chán ăn lại quay ra” có ý nghĩa rất thô thiển. Cụm từ này chỉ nên dùng trong ngôn ngữ khẩu ngữ thông tục với sắc thái biểu cảm: khinh miệt)

 Nam thanh niên cho xe áp sát người đàn ông ngoại quốc để cô gái ngồi sau

giật chiếc ví, phóng vụt đi. Tuy nhiên, họ bị đặc nhiệm truy đuổi, đạp ngã. Cảnh sát đặc nhiệm cũng rú ga phóng theo. Nam thanh niên cố vọt lên thì bị cảnh sát đạp ngã xe (Đôi nam nữ cướp ví của du khách bị đặc nhiệm đạp ngã, Vnexpress, 17/4/2015).

Qua cách viết, sử dụng từ ngữ và cách miêu tả của người viết báo làm cho người đọc có nhìn nhận sai lệch về hoạt động truy bắt tội phạm của cảnh sát đặc nhiệm. Các sắc thái biểu cảm của từ ngữ còn thể hiện thái độ của người viết như bên vực cho những tên cướp và không đồng tình với việc bắt tội phạm của cảnh sát. Những từ ngữ này chỉ dùng để chỉ hành động của những kẻ côn đồ.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường là việc làm không có gì sai. Nhưng những tờ báo mạng điện tử cũng cần hết sức tỉnh táo để không rơi vào tình trạng bị “lùa” theo

những thị hiếu không tốt của một số nhóm đối tượng công chúng, mà làm mất đi chức năng quan trọng của báo chí là chức năng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội. Những hiện tượng sai lệch, lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí không nên tồn tại nữa, để mỗi một bài báo khi viết ra mang lại một hàm lượng thông tin bổ ích vừa mang tính thời sự, vừa mang ý nghĩa xã hội. Với báo chí, sự dễ dãi không bao giờ có thể mang lại thành công. Thông qua lớp vỏ ngôn ngữ sự kiện của bài báo, một mặt phản ánh rõ, chân thực thông tin sự kiện, nhưng mặt khác cũng thể hiện được quá trình lao động nghề nghiệp đầy tính trách nhiệm, tư duy của nhà báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn người làm báo trước khi viết phải đặt ra cho chính bản thân mình những câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết như thế nào? Chỉ khi trả lời được những câu hỏi đó, nhà báo sẽ luôn định ra được những góc nhìn đúng, mang lại những sự thật, những bài viết có ý nghĩa cho cộng đồng. Mỗi một báo khi đấy sẽ là một tác phẩm hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN

Báo chí Việt Nam kể từ khi ra đời với tờ Gia Đình Báo (1885) - tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đến nay cũng đã hơn một thế kỉ. Lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc đã được “người thư kí trung thành của thời đại”_báo chí ghi lại. Ngày nay, cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, báo chí không ngừng phát triển và hòa mình vào mọi dòng chảy thời sự, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,…Báo mạng điện tử xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng cũng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, phát huy những ưu thế để nhằm thông tin nhanh nhất và cập nhật nhất các vấn đề, sự kiện mọi mặt đến công chúng. Cũng chính vì lẽ đó, mà nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử được đặt ra. Có thể thấy, nghiên cứu về ngôn ngữ các loại hình báo chí không phải là một đề tài quá mới, nhưng trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ báo in, báo hình, báo phát thanh đã được thực hiện nhiều và lâu nay rồi thì nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử vẫn còn hạn chế. Đây sẽ là một thách thức nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Cơ hội đi tìm hiểu những điều thú vị và độc đáo trong ngôn ngữ báo mạng điện tử

Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử được nhìn nhận, tìm hiểu ở các khía cạnh: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng và một số các đặc điểm diễn đạt khác. Từ đó rút ra được một số những điểm khác biệt giữa báo mạng điện tử và các loại hình báo chí khác, đặc biệt là với báo in. Dù là cùng sử dụng ngôn ngữ văn tự để diễn đạt thông tin, nhưng mỗi loại hình báo chí lại có những đặc điểm riêng biệt. Về ngữ âm, báo mạng điện tử thể hiện sinh động các nội dung, sự kết nối chặt chẽ giữa thông tin với thông tin bằng những yếu tố liên văn bản. Những bài báo có cùng chung chủ đề và đề tài cụ thể được ghép nối với nhau thành một nhóm mà ở đó, người đọc chỉ cần dựa vào những từ khóa để tìm ra địa chỉ các bài viết. Một cái nhìn tổng quát, đầy đủ của cả một quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc hay hơn nữa là các yếu tố khác có liên quan dễ dàng được cung cấp bởi báo mạng điện tử. Phương thức tu từ đồ hình sử dụng box được đặt ở phía dưới cùng của văn bản do hạn chế về không gian mặt báo. Về từ vựng, ngữ nghĩa, báo mạng điện tử sử dụng nhiều từ khẩu ngữ. Điều này làm cho văn viết của báo mạng điện tử giống như văn nói, là những

điều gần gũi xảy ra trong đời sống con người. Ngữ pháp câu chủ yếu vẫn là câu ghép, bởi khả năng trình bày, biểu đạt thông tin đậm tính phân tích, lí lẽ của câu từ trong văn viết. Thế nhưng, bên cạnh đó còn có xu hướng sử dụng nhiều câu đơn. Mỗi một câu là một ý hoàn chỉnh và có thể tách đứng riêng thành một đoạn. Điều này thể hiện sự đơn giản và phản ánh thông tin nhanh nhạy, cập nhật của báo mạng điện tử. Tít báo cũng chính là câu chủ đề. Đó phần nhiều là những tít tường minh, rõ nghĩa. Lập luận trong bài báo có nhưng đơn giản. Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng được xây dựng linh hoạt, nhiều ẩn dụ, hoán dụ và so sánh. Phương thức lập luận diễn dịch, quy nạp và suy luận trực tiếp thích hợp cho việc làm nổi bật thông tin đến người đọc. Chỉ trong các thể loại như phóng sự, bình luận, hệ thống các luận điểm, luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng mới thật sự tách bạch.

Bên cạnh đó, cũng nhận thấy những hiện tượng lệch chuẩn và sai lệch trong ngôn ngữ và nội dung đang tồn tại trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay cần được điều chỉnh. Những lệch chuẩn và sai lệch trong ngôn ngữ của các báo mạng điện tử cho thấy xu hướng ngày càng rõ rệt của cơn lốc thông tin lá cải, câu khách, giật gân và rẻ tiền. Biểu hiện là những tít báo rất “kêu”, những động từ mạnh kích thích sự tò mò của người đọc cùng vô số từ khẩu ngữ, cứ pháp khẩu ngữ thường ngày.

Tính tương tác, cập nhật thông tin nhanh chóng cũng có thể được xem là một “con dao hai lưỡi”. Bởi lẽ, nhanh quá, vội quá cũng dẫn đến những sai sót khôn lường. Bài viết chưa được biên tập lại kĩ càng, chưa được kiểm tra các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp câu, lỗi từ ngữ,…Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông tin của độc giả cũng như hạ thấp uy tín của tờ báo.

Bằng phương pháp khảo sát, thống kê, nhiều kết luận được rút ra có ý nghĩa thực tiễn. Đó là khảo sát về việc sử dụng các lớp từ vựng phổ biến, thống kê một số từ khẩu ngữ thường được sử dụng, thống kê một số thành ngữ, tục ngữ, thống kê các loại câu được dùng nhiều trên báo mạng điện tử và thống kê những từ ngữ viết theo lối nói quá trở nên sáo mòn với người đọc. Kết hợp với các khảo sát trực tiếp trên báo mạng, nhiều nội dung được trình bày thông qua các phân tích và so sánh với báo

in: thống kê so sánh số lượng từ khẩu ngữ trên báo mạng điện tử và báo in (khảo sát 2 tờ Công An Thành Phố Đà Nẵng và Tuổi Trẻ). Từ đấy, đề tài nghiên cứu có được nhiều thông tin đáng tin cậy.

Đề tài đã tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử trong phạm vi bao quát, trên những phương diện cơ bản của ngôn ngữ. Phạm vi nghiên cứu trên hàng trăm bài báo mạng điện tử của hai tờ Vietnamnet và Vnexpess_hai tờ báo mạng điện tử uy tín. Để sâu sắc hơn nữa, trong điều kiện cho phép về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục tìm hiểu, phân tích, khảo sát thêm hàng trăm bài báo mạng điện tử khác, có thể là ở nhiều tờ báo mạng điện tử khác nhau nhằm mở rộng phạm vi. Qua đó làm tăng thêm giá trị cho đề tài nghiên cứu.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao

động, Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng-ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học - tập 1, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, NXB Giáo

dục.

5. Đức Dũng (2003), Viết báo như thế nào, NXB Văn hóa thông tin.

6. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động.

7. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học và

trung học chuyên nghiệp.

8. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn.

9. Đinh Trọng Lạc (1993), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, NXB Văn Hóa - Thông Tin.

11. Lê Nghiêm (2007), “Báo điện tử - thời cơ và thách thức”, Tạp chí Người làm báo, tháng 11/2007.

12. Bùi Trọng Ngoãn (2008), Giáo trình ngôn ngữ báo chí (Giáo trình đại học, lưu hành nội bộ khoa Ngữ Văn), Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

13. Bùi Trọng Ngoãn (2008), Giáo trình phong cách học Tiếng Việt (Giáo trình đại học, lưu hành nội bộ khoa Ngữ Văn), Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

14. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

15. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí - tập 3, NXB Giáo Dục.

16. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại – New Reporting & Writing,

NXB Trẻ.

17. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

19. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Trịnh Đình thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bình

20. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Hằng Thu (2011), Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB

Một phần của tài liệu (Trang 74 - 81)