0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Dùng các biện pháp tu từ theo quan hệ tổ hợp

Một phần của tài liệu (Trang 61 -61 )

6. Bố cục của khóa luận

2.5.2. Dùng các biện pháp tu từ theo quan hệ tổ hợp

2.5.2.1. Đồng nghĩa kép

Đồng nghĩa kép là phương pháp lặp lại từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa để nhấn mạnh, xoáy sâu vào nội dung nhất định.

Ví dụ: Hai lần chị Dậu rơi vào tình cảnh cùng đường tuyệt lộ.

Đồng nghĩa kép không phải là lặp lại cùng một tư tưởng mà là để bổ sung một phương diện nào đó của đối tượng được biểu đạt. Với báo mạng điện tử, đặc biệt là những bài bình, biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều. Nó làm tăng thêm hiệu quả diễn đạt và cũng giống như là một khẳng định lần với mục đích nhấn mạnh, nhằm tác động vào nhận thức của công chúng. Từ đó, suy ra thể loại tin vì yêu cầu ngắn gọn, đơn giản chắc chắn sẽ không có sự xuất hiện của đồng nghĩa kép.

Ví dụ:

 Từ ngày 24 đến 30/3, 160 đơn vị gồm các nhà xuất bản, công ty sách, đơn vị

phát hành trong nước và 26 nhà xuất bản thế giới (Cambridge, Pearson, Oxford, MacMillan, Penguin, Garnet...) quy tụ về chương trình để mang đến cho người đọc không gian sách phong phú, đa dạng. (Hội sách TP HCM mang 20 triệu bản sách đến độc giả, Vnexpress, 11/3/2014)

 Tuy nhiên, các cơ quan chức năng mới chỉ thực hiện một số giải pháp nửa

vời, khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. (Lời khẩn cầu của người dân nơi ‘ung thư hoành hành’, Vietnamnet, 14/12/2013)

 Với bản tính trầm lặng, chuyên tâm vào dạy học (Vũ Đình Liên là nhà giáo

nhân dân) và dịch văn học Pháp, nên gia tài thơ của ông không được phổ biến rộng rãi[…]Vũ Đình Liên sinh thời là người luôn hoài cổ và xót thương cho những người bần hàn khổ sở[…]Nhà thơ nhìn đầy thương cảm, người phụ nữ quần áo tả tơi rách

rưới cũng nhìn lại ông. (Vũ Đình Liên và câu chuyện với người đàn bà điên, Vnexpress, 13/12/2013)

 Yến Lê muốn gửi tặng ca khúc này đến mẹ của mình sau những khó khăn, vất

vả trong cuộc sống. (Giám khảo Idol đồng loạt đứng dậy chia tay thí sinh, Vnexpress, 3/3/2014)

 Chính vì vậy, cần phải quán triệt sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt

giữa các trường ĐH trong và ngoài công lập, từ chính sách vi mô với những chính sách vĩ mô.(Chính sách với trường ngoài công lập được đề nghị rà soát, Vnexpress,

20/3/2014)

 “Chúng tôi cho rằng, trách nhiệm của chúng tôi là phải bảo đảm rằng mọi

người phải hiểu về những gì chúng tôi biết: biến đổi khí hậu do con người gây ra đang diễn ra, chúng ta đối mặt với những nguy cơ về những thay đổi bất ngờ, không thể lường trước và không thể đảo ngược, và đối phó ngay bây giờ sẽ giúp làm giảm những nguy cơ và chi phí”, báo cáo của AAAS nhấn mạnh. (Những hiểm họa của biến đổi khí hậu, Vietnamnet, 20/3/2014)

2.5.2.2. Liệt kê và tăng cấp a) Liệt kê a) Liệt kê

Liệt kê là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái niệm…liền nhau theo một cách thức nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt.

Ví dụ: Cảnh nhà tù Sơn La dưới thời Pháp thuộc : “bảy trăm nhà pha. Bốn trăm khố xanh. Hai trăm khố đỏ! Ố là la! (Nguyễn Tuân)

Thủ pháp liệt kê thường có tác dụng thể hiện sự phong phú, đa chiều, nhiều mặt của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

 Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và nhà ở, điện nước, chất đốt giảm mạnh

nhất khi nhu cầu tiêu dùng của người dân chững lại sau Tết và giá gas vừa có đợt giảm 31.000 đồng một bình hồi đầu tháng. Tại TP HCM, chỉ số giá tháng này cũng giảm 0,46% so với tháng trước, với mức giảm mạnh nhất thuộc nhóm nhà ở, điện nước chất đốt, tiếp đến là hàng ăn và dịch vụ ăn uống và giao thông. Tương tự Hà

Nội, giá các mặt hàng lương thực thực phẩm phía Nam tháng này giảm sau hai tháng tăng liên tục, như giá thịt lợn, thịt gà, thủy sản tươi sống. (CPI tại Hà Nội, TP HCM giảm tốc, Vnexpress, 201/3/2014)

 Kết quả giám định pháp y xác định đầu, mặt, cổ, ngực cháu bé bị tụ máu

dưới da; màng sụn thanh quản bị sưng; khoang màng phổi có máu; dập phổi; bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ quanh gan; rách gan... (Bảo mẫu đánh chết bé trai 18 tháng đối diện án tử hình, Vnexpress, 19/2/2014)

 Tại các xã Hương Lâm, Hương Vĩnh, Hương Liên, Ban QL rừng phòng hộ

Ngàn Sâu, BQL rừng phòng hộ Sông Tiêm... cũng đã có hàng trăm ha đất rừng bị người dân xâm chiếm nhiều năm nay. (Kỳ quặc nơi 'mạnh ai nấy chiếm' đất rừng, Vietnamnet, 20/3/2014)

 Năm học 2014-2015, trần học phí nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật,

công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch là 650 nghìn đồng mỗi tháng, còn nhóm ngành Y dược là 800 nghìn đồng một tháng. (Tăng trần học phí các trường công lập, Vnexpress, 22/3/2014)

 Khi các công trình tưởng niệm được dựng lên, các ngôi chùa được tôn tạo

lại, chủ quyền của Tổ quốc đối với Trường Sa càng được khẳng định và củng cố chắc chắn.(Một Trường Sa tâm linh, Vietnamnet, 31/1/2014)

b) Tăng cấp

Hình thức tăng cấp thực chất cũng là sự liệt kê nhưng có định hướng hoặc tăng dần (tiệm tiến) hoặc giảm dần (tiệm thoái).

Để diễn đạt, ngoài liệt kê các đối tượng theo quan hệ bình đẳng, trung hòa_không cái nào quan trọng hơn cái nào, thì tiệm tiến, tiệm thoái lại là sự dụng công, mang ý đồ của tác giả trong cách trình bày mối quan hệ giữa chúng. Trình tự liệt kê, sắp xếp trước, sau luôn có ý nghĩa nhất định.

b1) Tiệm tiến

Ví dụ: “Lần này thì mửa được. Trời ơi! Mửa, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.” (Nam Cao)

 Những thay đổi bất ngờ mang tính hệ thống khác có thể xảy ra trong tương lai

như sụp đổ vỉa băng ở quy mô lớn tại Nam Cực và đảo Greenland, sự biến mất của rừng Amazone, sự chết đột ngột của các dải san hô và các đợt tuyệt chủng lớn. (Những hiểm họa của biến đổi khí hậu, Vietnamnet, 20/3/2014). Hiểm họa của biến

đổi khí hậu được dự đoán sẽ mở rộng dần tầm ảnh hưởng và quy mô các dạng sự

sống trên trái đất.

 Đầu tiên là các vấn đề quốc tế liên quan tới tình hình Syria, Iran và Libya;

tiếp theo là chuyện Nga hoan nghênh người mà Mỹ xem là “tội đồ” Edward Snowden và giờ đây là việc Washington lên án Moscow ủng hộ trưng cầu dân ý ở Crưm. (Nga - Mỹ: Nút đỏ đã vô tác dụng?, Vietnamnet, 19/3/2014). Các sự kiện

được sắp xếp theo trình tự thời gian từ trước đó đến gần nhất. Đồng thời, các sự kiện nối tiếp nhau thể hiện sự rạn nứt ngày càng tăng thêm trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Nga và Mỹ.

 Nhưng được biết đa số những nguyên nhân để xảy ra chuyện như vậy thật ra

cũng một phần trách nhiệm của người lớn mà ở đó phải kể đến: gia đình, nhà trường và xã hội.(Ca sĩ người Mĩ lạnh người trước video bạo lực học đường Việt Nam, Vnexpress, 13/4/2012). Các mối quan hệ bên ngoài có tác động đến hành vi và

nhận thức của con người theo hướng mở rộng dần về phạm vi ảnh hưởng.

b2) Tiệm thoái

Ví dụ: Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn

Dẫn trâu họ sợ máu hàn Dẫn bò họ sợ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo mời dân mời làng. (Ca dao)

Ví dụ:

 Vấn đề chỉ là: nó "đúng đắn" quá lâu, và trong điều kiện mới, khi những ràng

buộc chặt chẽ về pháp lý, về tư tưởng và đạo đức không còn, cơ chế xin-cho đang là một thứ máy cái đẻ ra tiêu cực.(Cơ chế xin-cho “đúng đắn” quá lâu!, Vietnamnet,

22/3/2014). Các hệ thống quy định hành vi của con người có sự giảm dần từ mức độ ràng buộc chung tất cả mọi người đến tự giác của cá nhân.

 Đó là những cột mốc lịch sử, cột mốc văn hoá, cột mốc tôn giáo, cột mốc

tâm linh khó gì có thể phá bỏ và xoá nhoà. (Một Trường Sa tâm linh, Vietnamnet,

31/1/2014). Các cột mốc được sắp xếp từ hữu hình đến vô hình, từ cái chung đến cái

CHƯƠNG BA

NHỮNG HIỆN TƯỢNG LỆCH CHUẨN VÀ SAI LỆCH TRONG NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ CẦN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

3.1. Hiện tượng lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo mạng điện tử

Chuẩn mực hiểu một cách khái quát là cái đúng. Cái đúng này có thể có tính chất chung cho một ngôn ngữ, có thể mang tính chất riêng cho từng phạm vi giao tiếp. Chuẩn mực ngôn ngữ là cái đúng có tính chất chung, tính chất bình thường, được mọi người chấp nhận trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cái đúng này được thể hiện ở các phạm vi ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Chuẩn ngôn ngữ có những những quy luật và cách sử dụng tồn tại khách quan trong một giai đoạn, trong một cộng đồng người mang tính chất bắt buộc tương đối đối với các thành viên cộng đồng. Nhưng do ngôn ngữ luôn luôn vận động nên cái chuẩn chung không những không loại trừ mà còn cho phép những biến thể khác nhau được sử dụng cùng với chuẩn. Trong số các biến thể nói trên thì có cái được coi là lệch chuẩn.

Lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo mạng điện tử khá nhiều.

3.1.1. Dùng từ khẩu ngữ trong văn viết

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin. Vì vậy, dù nói hay viết thì ngôn ngữ báo chí cũng là ngôn ngữ văn hóa. Thế nhưng, qua khảo sát và thống kê của luận văn cho thấy báo mạng điện tử lại sử dụng rất nhiều từ khẩu ngữ.

 Tè bậy trên máy bay, hắt nước nóng vào tiếp viên (Vietnamnet, 5/4/2014)

 Chỉ với một quán từng có “tiền án chặt chém” như Hào Long Sơn mà không

“bứng được gốc” thì làm sao có thể dẹp được tệ nạn này?(Chặt chém Vũng Tàu: Nỗi khiếp sợ của du khách, Vietnamnet, 19/1/2015)

 Họ đều là những người lao động có cuộc sống mưu sinh vất vả, nhưng nhờ

những kho báu "trên trời rơi xuống" từ những người "nghèo kiết xác", họ bỗng đổi đời thành "đại gia" (Nhặt được 2,1kg vàng, anh nông dân thành đại gia, Vietnamnet, 19/4/2015)

 Ế héo dưới trời nắng (Hoa quả 5 ngàn/kg đổ đống khắp vỉa hè Hà Nội,

Vietnamnet, 19/4/2015)

 Dàn sao Việt chưng diện dự đêm tiệc phong cách (Vnexpress, 18/4/2015) Ngoài ra, báo mạng điện tử còn sử dụng nhiều tiếng lóng, tiếng xã hội. Lớp từ vựng này không phải là lớp từ vựng văn hóa.

Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải từ toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thôi.

Ví dụ: Trong bài viết Người đẹp Việt bước ra thế giới là mất tích (Vietnamnet,

16/4/2015) sử dụng tiếng lóng trong hoạt động nghệ thuật:

 'ao làng' (cuộc thi có qui mô nhỏ)

 'ông bầu' (người quản lí các nghệ sĩ, nhà sản xuất)

 'rút êm' (rời đi một cách lặng lẽ, không để ai biết)

 "hét giá" (đưa ra giá cao ngất ngưởng)

Tiếng lóng được sử dụng nhiều ở các tít báo mạng điện tử:

 Anh Thư mua xế hộp mới (vnepress, 29/1/2015) (xe ô tô)

 Chồng tôi 'say nắng' sinh viên thực tập (Vnexpress, 23/3/2015) (yêu)

 Ca sĩ Lam Trường tiết lộ tuyệt chiêu “cưa đổ” hotgirl xinh đẹp (Vietnamnet, 23/1/2014) (dùng mọi cách tán tỉnh để chinh phục)

 Biển báo lạ cảnh báo khu vực đông bợm nhậu qua đường (Vietnamnet, 17/11/2014) (người uống nhiều rượu, bia)

 Ai tiếp tay cho dịch vụ xe điện ‘chui’ ở Đại nội Huế? (Vietnamnet, 9/4/2015) (không được đăng kiểm, đăng kí, công khai hoạt động)

 Australia lắp WC lộ thiên nhằm ngăn khách say 'làm bậy' (Vnexpress, 5/1/2015) (đại, tiểu tiện)

 Hành trình tìm lại chính mình của một ma men (Vnexpress, 28/2/2015) (người nghiện rượu, bia)

 Nghề 'gõ đầu trẻ' thời @ (Vietnamnet, 12/4/2015) (Ngề gõ đầu trẻ: nghề giáo viên. Thời @: hiện đại

Sử dụng tiếng lóng có tác dụng như biện pháp tu từ nói giảm nhằm tránh những sắc thái thô thiển, khiếm nhã nếu dùng những từ ngữ toàn dân để phản ánh. Tiếng lóng trong các bài viết làm mới cách diễn đạt, khiến ngôn ngữ dí dỏm, giàu hình ảnh hơn tên gọi chính thức của sự vật, hiện tượng. Từ đó, mà tiếng lóng cũng góp phần tạo nên sự chú ý với người đọc.

Tuy nhiên, việc dùng nhiều tiếng lóng trong báo chí cũng có những tiêu cực. Vì tiếng lóng là ngôn ngữ dùng riêng cho một nhóm xã hội nên khi đưa lên mặt báo, nhiều độc giả sẽ hiểu lầm hoặc không hiểu nghĩa của nó. Trong trường hợp có những tiếng lóng quá xa lạ với độc giả, cần phải có chú thích nếu không muốn làm mất đi sự tế nhị trong diễn đạt. Dùng nhiều tiếng lóng không chỉ làm bài báo trở nên khó hiểu, xa lạ với độc giả mà còn làm mất sự trong sáng của tiếng Việt.

3.1.2. Dùng cú pháp khẩu ngữ a) Câu khẩu ngữ có yếu tố dư

Cấu trúc ngữ pháp câu có yếu tố dư như đang đối thoại trực tiếp trong phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ. Yếu tố dư xuất hiện trên báo mạng điện tử do người viết “không kịp lựa lời” hoặc có ý muốn nhấn mạnh thông tin.

 Ông Tuấn cũng thừa nhận, trong vấn đề quảng bá du lịch, Campuchia đang

làm rất tốt, họ làm chuyên nghiệp và hiện nay đã hơn hẳn chúng ta về cách quảng bá, giới thiệu du lịch của họ tới các nước trên thế giới (Vietnamnet, 7/4/2015).

Dư từ: của họ. Họ: Campuchia Chúng ta: Việt Nam

 Tại cơ sở Anh Quân, nhân viên bán hàng ở đây cho hay, công ty đã ươm tạo

giống cây này được 4 năm, đến nay cũng bán ra thị trường hàng chục vạn. (Dư từ “ở đây”. Vì trước đó đã ghi rõ địa điểm “cơ sở Anh Quân” (Ma trận cây giống mắc

ca, Vnexpress, 10/4/2015)

 Nếu chế biến dưa hấu thành nước hoặc đóng hộp thì có thể kéo dài thời gian sử

dụng để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường một số thị trường khác. (Nông dân Quảng Ngãi tiếp tục trồng dưa, Vnexpress, 21/4/2015)

b) Tỉnh lược tùy tiện

Cấu trúc câu báo mạng điện tử được viết theo kiểu khẩu ngữ, đối thoại trực tiếp như có ngữ cảnh nên câu có hiện tượng tỉnh lược tùy tiện. Điều này làm cho câu văn không đảm bảo yêu cầu tròn trịa của cú pháp văn hóa.

 Dưa hấu còn 500 đồng một kg, nông dân bỏ mặc trâu ăn (Vnexpress, 11/4/2015) (Tỉnh lược thành phần bổ ngữ: dưa hấu)

Vế câu này thiếu thành phần bổ ngữ, nên người đọc có thể hiểu theo hai hướng: nông dân bỏ mặc / trâu ăn (nông dân không quan tâm đến trâu). Hoặc là: nông dân bỏ (dưa hấu) / mặc trâu ăn (nông dân không quan tâm đến việc dưa hấu bị trâu ăn)

Có thể sửa lại: Nông dân buộc lòng để dưa ngoài đồng cho trâu ăn)

 Không bếp. Không vệ sinh khép kín. Đun nấu ngoài hè (Khu nhà tập thể trong

lòng Hà Nội: Vừa đi vệ sinh vừa... đội nón (Vietnamnet, 17/4/2015). Tỉnh lược thành

phần chủ ngữ. Nếu không đọc toàn bài sẽ không biết được tác giả đang đề cập đến cái gì? Nơi nào không có bếp? Nơi nào không có phòng vệ sinh? Nơi nào phải đun nấu ngoài hè? Thành phần chủ ngữ bị tỉnh lược: Nhà tập thể ở Hà Nội

 Cao học Luật, có nên không (Vnexpress, 19/4/2015) (Thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ). Câu không rõ nghĩa: Nên hay không nên làm cái gì? Chỉ mỗi cụm từ Cao

học Luật thì không thể hiện được bất cứ ý nghĩa gì.

 Sang Indonesia sản xuất, bán ôtô 300 triệu cho dân Việt? (Vietnamnet, 20/4/2015) (Tỉnh lược thành phần chủ ngữ làm tít bài báo mơ hồ)

 Thủ tướng: Của tư nhân sẽ không có tiêu cực (Vietnamnet, 21/4/2015) (Tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Không rõ cái gì của tư nhân thì sẽ không có tiêu cực? Thành phần chủ ngữ bị tỉnh lược: nguồn vốn đầu tư xã hội hóa)

c) Vi phạm logic

Trong nhiều trường hợp, người viết không quan tâm đến tổ chức câu nên hiện tượng logic-khách quan vẫn diễn ra phổ biến.

 Xe giường nằm đâm kinh hoàng trên quốc lộ, 2 người chết (Vietnamnet, 18/4/2015) (Phương tiện: xe. Hành động: đâm. Xe không thể có chủ ý đâm được)

 Ôtô khách húc đuôi xe tải ven đường, 16 người gặp nạn (Vnexpress, 18/4/2015) (Phương tiện: ô tô. Hành động: húc. Ô tô không thể có chủ ý húc được)

 Diện tích hồ tiêu Việt đang phát triển quá nhanh (Vnexpress, 19/4/2015) (Diện tích là đơn vị đo lường. Mà đơn vị đo lường thì không thể chủ động và có trạng thái đang phát triển)

 Tủ quần áo, giày dép khiến phái nữ "ghen tỵ" của Midu (Vietnamnet, 15/4/2015) (Tủ quần áo: đồ vật. Khiến: động từ thể hiện ý chủ động. Tủ quần áo là

Một phần của tài liệu (Trang 61 -61 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×