Đặc điểm ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 35)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. Đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

Mỗi một bài báo đều hướng đến một chủ đề nhất định. Chủ đề của bài báo xác định các từ ngữ được sử dụng để diễn giải, thể hiện nội dung mà người viết sẽ đề cập. Vì thế mà các từ ngữ trong cùng một trường nghĩa được khai thác triệt để.

a) Dùng các từ ngữ cùng trường nghĩa

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt: Một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. [2, tr 159]

Chẳng hạn khi viết về một vụ tai nạn máy bay, các từ ngữ cùng trường nghĩa

xuất hiện nhiều là: cháy, tro, nổ, khói, gãy, thời tiết xấu. (Tai nạn máy bay kinh hoàng ở Algeria, Vietnamnet, 12/2/2014)

Khi viết về một vụ điều tra, các từ ngữ cùng trường nghĩa xuất hiện nhiều là:

tang vật, điều tra, kiểm tra, kết quả giám định, dấu hiệu, sàng lọc. (Heroin giá 15 tỉ trong lô dầu nóng gửi sang Australia, Vnexpress, 13/2/2014)

Dưới dạng trường liên tưởng, dễ dàng nhận thấy rằng các từ được sử dụng trong các bài viết trên là sự hiện thực hóa, cố định hóa bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm và gắn liền với những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi, lặp lại. Các ý nghĩa liên hội ấy sẽ bồi đắp “máu thịt” và tạo nên “tâm hồn” cho những bài viết. Qua đó, người viết dễ dàng hơn trong tái hiện sự việc, sự kiện còn

người đọc lại nhanh chóng hình dung ra được điểm mấu chốt của vấn đề đang bàn tới.

Mặt khác, chính trường liên tưởng này tạo nên sự khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ của báo mạng điện tử, khó lẫn được với bất kì loại hình báo chí nào khác. Trường liên tưởng giải thích cho sự dùng từ, lựa chọn những từ nào để diễn đạt. Qua diện mạo ngôn ngữ có thể nhận biết được những đặc trưng của báo mạng điện tử như ngắn gọn, dễ hiểu, khác hẳn với trong báo in. Một nhà báo viết báo in rất khó khi viết báo mạng điện tử, bởi họ đã quá quen thuộc với trường liên tưởng cũ.

b) Lựa chọn các đơn vị giàu tính biểu cảm

Làm báo là chấp nhận mang trong mình “gánh nặng con chữ”. Việc chọn một từ nào để viết trong một dãy từ đồng nghĩa cũng là một tài năng và là nghệ thuật. Bởi từ ngữ được lựa chọn đó thể hiện điều mà nhà báo muốn chuyển tải. Muốn viết một bài báo châm biếm sắc sảo thì không thể bất kì từ nào cũng có thể đưa vào, mà phải rất dày công trong cách lựa chọn từ. Trong một dãy đồng nghĩa, không phải từ nào cũng được sử dụng.

Đồng nghĩa là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa.

Ví dụ: các từ chết, từ trần, tạ thế, qua đời, bỏ mạng, mất xác, thiệt mạng… là những từ đồng nghĩa với nhau. Nhưng từ chết là hết sống nói chung, không kể người, động vật, thực vật. Còn các từ còn lại chỉ dùng cho người. Từ trần và tạ thế dùng cho người có một địa vị xã hội nhất định. Qua đời không bị ràng buộc bởi nét nghĩa này. Cả ba từ đều chỉ dùng cho người lớn tuổi, đứng tuổi hoặc già. Các từ bỏ mạng, bỏ xác, nói đến những cái chết bất đắc tự tử do ốm đau, tai nạn ở những nơi không đáng

đến hay do những việc làm không đáng làm, không ai buộc phải đến hay phải làm.

Đó là những cái chết không đáng chết. Còn từ thiệt mạng chỉ dùng cho những cái

chết của những nạn nhân.

Như thế, các từ trong dãy từ đồng nghĩa về “cái chết” có sự khác nhau về phạm vi của các nét nghĩa. Tùy thuộc vào ngôn cảnh (hoàn cảnh giao tiếp rộng) và ngữ cảnh (hoàn cảnh giao tiếp hẹp) mà người viết lựa chọn từ ngữ nào cho phù hợp.

Không phải các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho nhau. Chúng ta không thể thay

hai từ từ trần và bỏ mạng cho từ chết trong câu:

Đứa trẻ đã chết tối qua.

Cũng trường hợp xét với dãy đồng nghĩa của từ chết, trong bài báo Nguyễn Quang Sáng về với dòng sông tuổi thơ của tác giả Lê Thiếu Nhơn, đăng trên báo mạng điện tử Vnexpress, 14/2/2014 viết:

“Nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua đời. Chiều 13/2, khi tiết xuân còn vương vấn phương Nam, thì Nguyễn Quang Sáng - một trong những nhà văn nổi bật nhất của vùng đất này - trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 82. Với nhiều độc giả yêu quý ông, có thể xem sự ra đi này là lặng lẽ và đột ngột, nhưng ông đã về cõi vĩnh hằng theo quy luật tự nhiên và nhẹ nhàng theo cách của ông[…]Bây giờ Nguyễn Quang Sáng đã trở về dòng sông thơ ấu từng nuôi nấng và ôm ấp tâm hồn ông”

Trong toàn bộ bài viết, tác giả không hề một lần dùng đến từ “chết”, mặc dù cùng nằm trong một dãy đồng nghĩa với các từ ở trên. Thay vào đó, tác giả lại sử

dụng đến năm từ khác nhau là: qua đời, trút hơi thở cuối cùng, ra đi, về cõi vĩnh hằng và trở về dòng sông thơ ấu. Đấy là còn chưa nhắc đến lần thứ sáu khi tác giả viết về với dòng sông tuổi thơ ở tít của bài báo. Điều đó thể hiện sự trân trọng, tôn

kính và tiếc thương của tác giả cũng như công chúng đối với một nhà văn_một

“trưởng lão làng văn” mà cuộc đời và sự nghiệp của ông đã gắn liền với hai cuộc

kháng chiến của cách mạng Việt Nam.

Từ đây, việc sử dụng các từ đồng nghĩa sắc thái cũng đồng thời thể hiện thái độ của người viết. Trong dãy đồng nghĩa, các từ luôn cố gắng phản ánh các mức độ phản ánh tích cực (thân mật, tôn trọng, quí mến) đến tiêu cực (khách sáo, khinh thường, căm ghét) và trung hòa về biểu thái.

Các từ hiệu quả, hậu quả, hệ quả, kết quả là những từ cùng dãy đồng nghĩa.

Nhưng trong bài báo dưới đây, tác giả phải viết là:

“Hành vi của Đỗ Minh Toàn có dấu hiệu của tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Vietnamnet, 14/2/2014)

Từ hậu quả dùng trong trường hợp này là hợp lí nhất. Nó thể hiện được sắc thái tiêu cực, răn đe của pháp luật. Không thể thay thế từ hậu quả bằng các từ kết quả hay hiệu quả được. Như vậy chẳng khác nào người viết có ý đề cao hành vi phạm tội cố

ý làm trái với quy định của nhà nước là đúng và đáng khen ngợi. Trong vai trò là một nhà báo với nhiệm vụ thông tin trung thực, khách quan ở mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,…sai sót như trên có thể dẫn đến cách hiểu và nhận thức lệch lạc trong công chúng. Điều này là vô cùng nguy hiểm!

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)