Từ ngữ sáo mòn, rập khuôn

Một phần của tài liệu (Trang 70)

6. Bố cục của khóa luận

3.1.3.Từ ngữ sáo mòn, rập khuôn

Tít Thời gian Nhận xét

“Luộc” xe siêu tốc ở Sài Gòn

Vietnamnet,

5/12/2013 Luộc: tiếng lóng để chỉ hoạt động ăn trộm

(Thuộc lớp từ khẩu ngữ)

“Luộc” di động Vnexpress,

18/7/2006 Những “kĩ

nghệ” Quay bài cực quái Vnexpress, 17/4/20111 Kĩ: kĩ thuật Nghệ: công nghệ Kĩ nghệ: chiêu thức thực hiện, có điều mờ ám (Kĩ nghệ là từ ngữ được hình thành từ hiện tượng nói tắt trong phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ) Kĩ nghệ “thổi” giá đất ven

cầu Nhật Tân

Vietnamnet, 29/3/2011

“Giải mã” Thương hiệu U19 Việt Nam

Vietnamnet, 12/3/2014

Giải mã: thường được dùng trong hoạt động điều tra, những vụ việc có nhiều chi tiết, số liệu Giải mã Nghi vấn về 5 túi Vietnamnet,

nilon nghi vấn vụ BS ném xác

20/2/2014 phức tạp.

Từ giải mã bị lạm dụng quá mức. Những khám phá nhỏ cũng được thổi phồng như những vụ điều tra quan trọng. Đó là hiện tượng nói quá, phóng đại trong phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ. Giải mã Hội chứng cuồng

thần tượng ở teen Vnexpress, 23/3/2014 Giải mã Hành vi bạo hành trẻ Vnexpress, 1/12/2013 Giải mã 5 yếu tố giúp "lên

đời" thời trang của Hoàng Thùy Linh

Vietnamnet, 22/4/2015 Khủng Mổ bụng rắn moi ra rắn ‘khủng’ Vietnamnet, 5/4/2015 Khủng: tiếng lóng để chỉ những vật có kích thước lớn hơn mức bình thường.

Hiện tượng nói quá, phóng đại trong phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ.

Khủng

U23 Việt Nam dự SEA Games 28 với đội hình 'khủng' Vienamnet, 8/4/2015 Khủng Những nhóc tì nhà sao được bố mẹ đầu tư hàng hiệu "khủng" từ tấm bé Vietnamnet, 8/4/2015 Khủng Dàn vũ khí “khủng” trên 2 chiến hạm Mỹ ở Đà Nẵng Vietnamnet, 6/4/2015

Một số từ ngữ được báo mạng điện tử lạm dụng quá mức đến độ sáo mòn, rập khuôn như một công thức. Những sự việc, câu chuyện nhỏ, không đáng quan tâm lại được báo mạng điện tử thổi phồng bằng lối “nói quá” (thậm xưng, cường điệu) của lối nói khẩu ngữ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Việc lặp đi, lặp lại những từ ngữ này một cách thường xuyên làm cho ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của từ không

còn. Bởi người đọc cảm thấy quá quen thuộc và nhàm chán. Người viết dường như bị đóng khuôn trong cách viết, hạn hẹp về vốn từ vựng.

Bảng 3.7: Một số từ ngữ trên báo mạng điện tử dùng lối nói quá trở nên sáo mòn

choáng sốc đau lòng phát điên nóng sốt thốt tim nhói đau phát

cuồng nhói lòng mãn nhãn

ứa nước

miếng đau điếng

bỏng mắt 3.2. Những hiện tượng sai lệch cần sớm được điều chỉnh

3.2.1. Dùng từ ngữ nước ngoài dịch/ phiên âm tùy tiện

Từ ngữ nước ngoài là thuật ngữ còn xa lạ với công chúng được dịch nghĩa một phần.

Ví dụ: Puyol trở thành chuyên gia “săn đầu người” của Barca (Vietnamnet,

30/5/2014).

Săn đầu người: head-hunter hoặc head-hunting là những người, công ti chuyên săn lùng chất xám, những cái đầu thông minh hay những nhân tài về làm việc cho doanh nghiệp. Đó là những kẻ “săn đầu người” - một thuật ngữ nghe có vẻ rùng rợn.

Phiên âm từ nước ngoài không nhất quán giữa giữ nguyên dạng và phiên âm. Trường hợp này đặc biệt thấy rõ ở các âm Hàn Quốc, âm Trung Quốc.

Ví dụ:

 Đối với tên gọi của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, có tên được chuyển sang âm Hán Việt: Kim Nhật Thành; nhưng có tên lại chỉ phiên âm sang mẫu tự La Tinh, không chuyển âm Hán Việt: Kim Jong Il và Kim Jong Un. Nếu một người không thường xuyên đọc báo hoặc là người không quan tâm đến thời sự thế giới và nền chính trị của đất nước Triều Tiên, có thể hiểu nhầm là: Kim Nhật Thành, Kim Jong Il, Kim Jong Un không cùng một quốc tịch.

Cần phải thống nhất trong phiên âm từ nước ngoài. Hoặc là chỉ phiên âm sang mẫu tự La Tinh, hoặc là chuyển sang âm Hán Việt.

Kim Il Sung chuyển sang âm Hán Việt là Kim Nhật Thành Kim Jong Il chuyển sang âm Hán Việt là Kim Chính Nhật

Kim Jong Un chuyển sang âm Hán Việt là Kim Chính Ngân

 Tên gọi của hai thủ đô Triều Tiên và Hàn Quốc, một tên được chuyển âm Hán Việt, còn một tên chuyển sang mẫu tự La Tinh: Bình Nhưỡng và Seoul.

Sửa lại:

Hoặc là cùng chuyển sang âm Hán Việt: Bình Nhưỡng và Hán Thành Hoặc là cùng chuyển sang mẫu tự La Tinh: Pyong Yang và Seoul.

3.2.2. Lỗi chính tả

Với các tác phẩm báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng bao giờ cũng yêu cầu cao chính âm, chính tả. Chỉ có đúng chính âm, chính tả, khi đó nội dung của bài viết mới thực sự rõ ràng và chuẩn xác. Thế nhưng, một thực trạng chung với các báo mạng điện tử là tình trạng sai lỗi chính tả diễn ra khá phổ biến trên báo mạng điện tử. Các lỗi chính tả như là: thừa từ, thiếu từ, sai dấu, lặp từ,… Điều này cho thấy quá trình biên tập những bài báo mạng điện tử còn phần nhiều dễ dãi.

Ví dụ :

 Với tàu con thoi, chúng ta có(có thể) phóng những sứ mệnh như kinh (kính)

thiên văn vũ trụ Hubble có kích cỡ như một chiếc xe bus, nhưng với SLS, ban(bạn) có thể thiết kế một tàu vũ trụ lớn hơn tàu con thoi”, ông Creech phân tích.( Nasa phát triển siêu tên lửa đẩy lớn chưa từng có,Vietnamnet, 13/2/2014)

 Đó là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chốt sau buổi làm việc

sáng 21/2 của UBTVQH thảo luận, cho ý kiến về về (về) báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.(Tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm trong quốc hội, Vietnamnet, 21/2/2014)

 Ông Ái cho biết trường đã yêu (yêu cầu) gia đình kiểm soát, không để D. vào

Facebook và sử dụng điện thoại một thời gian để em tập trung vào việc học. (Bị chê xấu trên facebook, nữ sinh và phụ huynh xô xát, Vietnamnet, 27/2/2014)

 Quãng còn lại lên tới đỉnh núi chính là dành cho những người thích leo núi

chinh phục những con đường mòn dốc ngoằn nghoèo (ngoằn ngoèo) lởm chởm đá bằng chính đôi chân của mình.(Leo núi dã ngoại ở Geneva, Vnexpress, 23/3/2014)

 Bởi kết quả nầy (này)đồng nghĩa với việc thầy trò Pellegrini chỉ kém Arsenal

hai điểm và chiến thắng trên sân Tottenham sẽ đưa Man City lên đỉnh bảng.(Man City hủy diệt Tottenham, soán ngôi đầu, Vnexpress, 30/1/2014)

 Tới Đà Lạt vào tháng 8 này, du khách sẽ có nhiều cơ hội được trải nghiệm

các hoạt động phong phú như tham gia triễn lãm (triển lãm) ảnh mưa hay nhâm nhi ly cà phê mưa tại phố núi (Trải nghiệm Đà Lạt tại lễ hội Mưa phố núi, Vnexpress,

19/7/2014)

 Để có mẫu mã đẹp và sắc xảo (sắc sảo) đòi hỏi người thợ sơn phải khéo léo

và tỉ mỉ để sản phẩm có chất lượng cao (Nghề sơn mành trúc xuất khẩu, Vnexpress,

3/10/2014)

 Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ

tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gBác sĩ Phạm Hoàng Tánh ốc (gốc) Việt Bắc California.(Những phát minh của người Việt khiến thế giới ngả mũ, Vietnamnet, 6/4/2015)

 Trong những áp tết, công nhân của Công ty TNHH Công viên cây xanh Hà

Nội đang có mặt tại rất nhiều tuyến phố để thực hiện việc trang trí đường xá (đường sá), vườn hoa, đem lại diện mạo tươi đẹp cho Thủ đô ("Trang điểm” Hồ Gươm, chuẩn bị đón Tết Ất Mùi, Vietnamnet, 10/2/2015)

 Sau khi Nga sát nhập (sáp nhập) Crimea theo một cuộc trưng cầu dân ý của

người dân bán đảo này, Phương tây đã trừng phạt và gạt Nga ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) là sai lầm (Tổng thống Putin tung chiêu, G7 bắt đầu 'ngấm đòn', Vietnamnet, 17/4/2015)

3.2.3. Dùng từ sai sắc thái biểu cảm

Sắc thái biểu cảm của đơn vị ngôn ngữ là nội dung thông tin bổ sung chỉ rõ thái độ đánh giá tình cảm với đối tượng được nhận thức và được nói đến trong đơn vị ngôn ngữ

Từ khái niệm sắc thái biểu cảm, có thể chia các đơn vị ngôn ngữ ra làm hai loại: + Trung hòa về sắc thái biểu cảm tức ắc thái biểu cảm zê-rô.

 Mourinho lấy chuyện Herrera "ăn vạ" ra móc mỉa (Vietnamnet, 20/4/2015). Thông tin cơ sở: phân tích. Thông tin bổ sung: thái độ soi mói, không bằng lòng. Dùng từ móc mỉa để viết về một người huấn luyện viên là không hợp lí.

 Trong những nhân vật đình đám bậc nhất từng một thời khuynh đảo giới giang

hồ có cái tên Trần Văn Thuyết […] con người này có một bộ óc rất nhạy bén với việc kiếm tiền, phong cách giao tiếp rất thuyết phục. (Vietnamnet, Chơi đồ Hi-End, chưa ai qua được Thuyết 'buôn vua', 10/4/2014).

Người viết có thái độ đề cao hành vi phạm tội và khen ngợi, ngưỡng mộ những mánh lới kiếm tiền của kẻ tội phạm Nguyễn Văn Thuyết.

Có thể sửa lại là: Trong những kẻ làm mưa, làm gió một thời của giới gian hồ; Trần Văn Thuyết là kẻ có nhiều mánh lới và mưu mô nhất.

 Biết được các loại hoa quả giá rẻ đang bày bán khắp các chợ là hàng do dân

mình trồng nên chị Quỳnh Nga (Trung Kính, Cầu Giấy) mua về cho cả nhà ăn thỏa mái, chán ăn lại quay ra làm sinh tố, ép lấy nước uống, rồi chè hoa quả, kem hoa quả, thạch hoa quả... (Hoa quả 5 ngàn/kg đổ đống khắp vỉa hè Hà Nội, Vietnamnet,

19/4/2015) (Chị Quỳnh Nga là con người. Không thể dùng từ: “chán ăn lại quay ra” có ý nghĩa rất thô thiển. Cụm từ này chỉ nên dùng trong ngôn ngữ khẩu ngữ thông tục với sắc thái biểu cảm: khinh miệt)

 Nam thanh niên cho xe áp sát người đàn ông ngoại quốc để cô gái ngồi sau

giật chiếc ví, phóng vụt đi. Tuy nhiên, họ bị đặc nhiệm truy đuổi, đạp ngã. Cảnh sát đặc nhiệm cũng rú ga phóng theo. Nam thanh niên cố vọt lên thì bị cảnh sát đạp ngã xe (Đôi nam nữ cướp ví của du khách bị đặc nhiệm đạp ngã, Vnexpress, 17/4/2015).

Qua cách viết, sử dụng từ ngữ và cách miêu tả của người viết báo làm cho người đọc có nhìn nhận sai lệch về hoạt động truy bắt tội phạm của cảnh sát đặc nhiệm. Các sắc thái biểu cảm của từ ngữ còn thể hiện thái độ của người viết như bên vực cho những tên cướp và không đồng tình với việc bắt tội phạm của cảnh sát. Những từ ngữ này chỉ dùng để chỉ hành động của những kẻ côn đồ.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường là việc làm không có gì sai. Nhưng những tờ báo mạng điện tử cũng cần hết sức tỉnh táo để không rơi vào tình trạng bị “lùa” theo

những thị hiếu không tốt của một số nhóm đối tượng công chúng, mà làm mất đi chức năng quan trọng của báo chí là chức năng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội. Những hiện tượng sai lệch, lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí không nên tồn tại nữa, để mỗi một bài báo khi viết ra mang lại một hàm lượng thông tin bổ ích vừa mang tính thời sự, vừa mang ý nghĩa xã hội. Với báo chí, sự dễ dãi không bao giờ có thể mang lại thành công. Thông qua lớp vỏ ngôn ngữ sự kiện của bài báo, một mặt phản ánh rõ, chân thực thông tin sự kiện, nhưng mặt khác cũng thể hiện được quá trình lao động nghề nghiệp đầy tính trách nhiệm, tư duy của nhà báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn người làm báo trước khi viết phải đặt ra cho chính bản thân mình những câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết như thế nào? Chỉ khi trả lời được những câu hỏi đó, nhà báo sẽ luôn định ra được những góc nhìn đúng, mang lại những sự thật, những bài viết có ý nghĩa cho cộng đồng. Mỗi một báo khi đấy sẽ là một tác phẩm hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN

Báo chí Việt Nam kể từ khi ra đời với tờ Gia Đình Báo (1885) - tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đến nay cũng đã hơn một thế kỉ. Lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc đã được “người thư kí trung thành của thời đại”_báo chí ghi lại. Ngày nay, cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, báo chí không ngừng phát triển và hòa mình vào mọi dòng chảy thời sự, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,…Báo mạng điện tử xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng cũng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, phát huy những ưu thế để nhằm thông tin nhanh nhất và cập nhật nhất các vấn đề, sự kiện mọi mặt đến công chúng. Cũng chính vì lẽ đó, mà nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử được đặt ra. Có thể thấy, nghiên cứu về ngôn ngữ các loại hình báo chí không phải là một đề tài quá mới, nhưng trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ báo in, báo hình, báo phát thanh đã được thực hiện nhiều và lâu nay rồi thì nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử vẫn còn hạn chế. Đây sẽ là một thách thức nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Cơ hội đi tìm hiểu những điều thú vị và độc đáo trong ngôn ngữ báo mạng điện tử

Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử được nhìn nhận, tìm hiểu ở các khía cạnh: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng và một số các đặc điểm diễn đạt khác. Từ đó rút ra được một số những điểm khác biệt giữa báo mạng điện tử và các loại hình báo chí khác, đặc biệt là với báo in. Dù là cùng sử dụng ngôn ngữ văn tự để diễn đạt thông tin, nhưng mỗi loại hình báo chí lại có những đặc điểm riêng biệt. Về ngữ âm, báo mạng điện tử thể hiện sinh động các nội dung, sự kết nối chặt chẽ giữa thông tin với thông tin bằng những yếu tố liên văn bản. Những bài báo có cùng chung chủ đề và đề tài cụ thể được ghép nối với nhau thành một nhóm mà ở đó, người đọc chỉ cần dựa vào những từ khóa để tìm ra địa chỉ các bài viết. Một cái nhìn tổng quát, đầy đủ của cả một quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc hay hơn nữa là các yếu tố khác có liên quan dễ dàng được cung cấp bởi báo mạng điện tử. Phương thức tu từ đồ hình sử dụng box được đặt ở phía dưới cùng của văn bản do hạn chế về không gian mặt báo. Về từ vựng, ngữ nghĩa, báo mạng điện tử sử dụng nhiều từ khẩu ngữ. Điều này làm cho văn viết của báo mạng điện tử giống như văn nói, là những

điều gần gũi xảy ra trong đời sống con người. Ngữ pháp câu chủ yếu vẫn là câu ghép, bởi khả năng trình bày, biểu đạt thông tin đậm tính phân tích, lí lẽ của câu từ trong văn viết. Thế nhưng, bên cạnh đó còn có xu hướng sử dụng nhiều câu đơn. Mỗi một câu là một ý hoàn chỉnh và có thể tách đứng riêng thành một đoạn. Điều này thể hiện sự đơn giản và phản ánh thông tin nhanh nhạy, cập nhật của báo mạng điện tử. Tít báo cũng chính là câu chủ đề. Đó phần nhiều là những tít tường minh, rõ nghĩa. Lập luận trong bài báo có nhưng đơn giản. Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng được xây dựng linh hoạt, nhiều ẩn dụ, hoán dụ và so sánh. Phương thức lập luận diễn dịch, quy nạp và suy luận trực tiếp thích hợp cho việc làm nổi bật thông tin đến người đọc. Chỉ trong các thể loại như phóng sự, bình luận, hệ thống các luận điểm, luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng mới thật sự tách bạch.

Bên cạnh đó, cũng nhận thấy những hiện tượng lệch chuẩn và sai lệch trong ngôn ngữ và nội dung đang tồn tại trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay cần được điều chỉnh. Những lệch chuẩn và sai lệch trong ngôn ngữ của các báo mạng điện tử cho thấy xu hướng ngày càng rõ rệt của cơn lốc thông tin lá cải, câu khách, giật gân và rẻ tiền. Biểu hiện là những tít báo rất “kêu”, những động từ mạnh kích

Một phần của tài liệu (Trang 70)