Các kiểu câu được sử dụng với tần số cao nhất

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 37)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. Đặc điểm ngữ pháp

2.3.1. Các kiểu câu được sử dụng với tần số cao nhất

Câu là đơn vị cơ sở của văn bản. Mỗi văn bản ở mỗi phong cách khác nhau lại sử dụng những kiểu câu khác nhau. Đối với phong cách báo chí, một số kiểu câu được sử dụng phổ biến như là: câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược, câu đặc biệt,…

Bảng 2.6: Bảng khảo sát các kiểu câu được sử dụng phổ biến trên báo chí

Qua bảng khảo sát trên cho thấy, câu ghép được sử dụng nhiều nhất trên báo mạng điện tử (455%), tiếp đến là câu đơn (420%) và sau cùng là câu tỉnh lược (75%). Báo mạng điện tử được thể hiện bởi ngôn ngữ viết nên trong cách diễn đạt có phần chi tiết hơn, cụ thể hơn. Nội dung suy luận được trình bày dễ dàng, có sự gắn kết chặt chẽ hơn so với ngôn ngữ nói.

Ví dụ :

Vụ tai nạn khiến lái xe và một hành khách tử vong, 4 người khác bị thương nặng.

Do địa hình xảy ra tai nạn hiểm trở nên công tác cứu hộ chiếc xe gặp khó khăn.

Kiểu câu Số lượt dùng/ tổng số 20

tin, bài Tỉ lệ (%)

Câu đơn 84 420%

Câu ghép 91 455%

Đến sáng nay, 3 nạn nhân đã hồi phục, người còn lại đang nguy kịch được chuyển lên tuyến trên.

(Xe khách lao xuống vực sâu làm sáu người thương vong, Vnexpress, 1/1/2014) Bức ảnh chụp lại cảnh hàng trăm chiếc đùi gà được xếp đầy dưới nền gạch ẩm ướt, nhầy nhụa vẫn còn đầy nước rồi dùng ngọn lửa gas để “nướng” thành những chiếc đùi gà vàng ươm đang gây xôn xao cộng đồng mạng, khiến không ít người xem cảm thấy rợn người, choáng váng bởi cách chế biến “có một không hai”.

Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để xử lý, buộc các cơ sở này phải đóng cửa ngay để người dân không phải ăn đồ bẩn, đồ độc hại.

(Rợn người: Đèn khò nướng trăm con gà trên nền nhà bẩn, Vietnamnet,

6/4/2015) Số lượng các câu đơn ít hơn so với số lượng câu ghép. Thường thì câu đơn được sử dụng nhiều trong báo hình và báo nói, bởi đặc trưng của hai loại hình này là tính tuyến tính, thời gian một chiều, thông tin nào đã được phát ra thì không thể xem lại được. Thế nhưng, trong báo mạng điện tử số lượng các câu đơn chiếm tỉ lệ cũng khá cao, ít hơn tỉ lệ của câu ghép là 35%. Báo mạng điện tử có sự tích hợp của nhiều yếu tố công nghệ, kĩ thuật và đặc biệt, hình thức “phát hành” của nó là trên mạng internet_siêu xa lộ thông tin, thế nên ngôn ngữ báo mạng điện tử cũng cần được gọt dũa, câu văn cần gãy gọn, để người đọc nhanh chóng nắm bắt được thông tin.

Ví dụ :

Giữa bảo vệ và công nhân đó có sự xô xát.

Bảo vệ của nhà máy đã có hành vi đánh công nhân.

Quá bức xúc trước hành động này, hàng trăm công nhân đã lao vào đánh nhau với nhóm bảo vệ.

Sự việc đang được các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên điều tra làm rõ. (Hàng trăm công nhân tấn công bảo vệ, đốt xe, Vietnamnet, 9/1/2014)

Câu tỉnh lược được dùng rất phổ biến trên báo chí. Nó thể hiện được sự khách quan, tính sự kiện nóng hổi. Chính vì vậy, người viết thường không xuất hiện trực

tiếp trong bài viết, mà được tỉnh lược bằng cách sử dụng kiểu câu khuyết chủ ngữ. Người đọc có thể ngầm hiểu là nhà báo đang thông tin với tất cả mọi người.

Ví dụ: Phóng sự: Tường trình công nghệ tẩy thịt thối bằng hóa chất, Vietnamnet, 19/1/2014)

Trao đổi với một số người am hiểu về hóa chất, loại bột này có thể là natri sunfit (Na2SO3).

Nên nhớ, việc nấu nướng thịt thối đã qua xử lý bằng hóa chất sẽ không tiêu diệt hết mầm bệnh nhưng có nguy cơ gây ngộ độc cao.

Dùng câu tỉnh lược là cách để làm nổi bật vấn đề của bài báo. Phần lớn câu tỉnh lược trên báo chí là câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ.

Ví dụ:

Bỏ mức lương 60 triệu ở Nhật về nước mở trung tâm ngoại ngữ (Vnexpress, 5/4/2015)

Lập tổ công tác, mở rộng tìm kiếm thiết bị phóng xạ thất lạc (Vietnamnet, 7/4/2015)

Lập hồ sơ khống lấy tiền đi du lịch: ‘To tát gì, có mấy chục triệu!’ (Vietnamnet, 8/4/2015)

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)