B. NỘI DUNG
2.1. Phương pháp dạy hát
Ở trường Tiểu học Trưng Nữ Vương về phân môn hát chủ yếu ở mức độ hát đúng bài, thuộc bài là đạt yêu cầu. Ngoại lệ, bài hát có diễn cảm, đúng sắc thái thường dành cho các trường có giáo viên chuyên trách.
Hiện nay, giáo viên ở đang sử dụng phương pháp truyền khẩu, tập cho học sinh hát những câu theo nối móc xích. Một vài giáo viên tinh tế hơn thường tìm những điểm khó hát trong bài để tập trung tìm những thủ pháp truyền đạt cho các em dễ hiểu hơn (luyến láy, ngắt hơi...) ngoài ra, một số giáo viên biết tạo ra bầu không khí mới, vui tươi, hấp dẫn hơn thông qua các trò chơi Âm nhạc.
Ở phương pháp dạy truyền khẩu không chỉ đòi hỏi người giáo viên phải hát chuẩn bài hát, đúng giai điệu tiết tấu mà lại còn phải biết biểu hiện đúng sắc thái tình cảm của từng bài hát. Thực tế, phương pháp này đã mang lại một số tác dụng nhất định như: dễ hát, học sinh chỉ thực hiện theo động tác lặp lại lời bài hát của giáo viên, mất ít thời gian, không đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ quá cao...Nhưng phương pháp này không rèn luyện được kỹ năng ca hát cho học sinh, dễ gây nhàm chán, làm mất sự hứng thú trong giờ dạy hát.
Thực tế, không ít giáo viên đã biết tự học, tự rèn luyện, trao đổi kinh nghiệm với các bạn bè đồng nghiệp để tìm và kết hợp với một vài phương pháp khác như: Thuyết trình, giảng dạy, dẫn dắt, đặt câu hỏi giúp các em chủ động được từng phần, từng chi tiết theo yêu cầu của bài học.
Hướng dẫn học sinh lớp 5 học môn âm nhạc bao gồm các phương pháp sau:
Đặc trưng của phương pháp dạy hát ở tiểu học là trên cơ sở thông hiểu nội dụng nghệ thuật của bài hát, đây là công việc trọng tâm của bài học. Ngoài các phương pháp dạy hát cũ, giáo viên dạy bằng “phương pháp truyền miệng”, đó là cách giáo viên hát mẫu học sinh hát theo thì tôi còn đưa ra một số phương pháp mới sau: phương pháp sử dụng Body Percussion, tổ chức nhiều hình thức dạy học, phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay...