Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 41)

B. NỘI DUNG

2.1.7.1. Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học

Chương trình môn Âm nhạc tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu Âm nhạc. Do đó, cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện...; thiết kế các hoạt động trải nhiệm và khám phá âm nhạc trong các nội dung học tập.

Để học sinh hứng thú học tập Âm nhạc cần có nhiều yếu tố. Trong đó, trước hết nội dung học tập hay, thiết thực và hấp dẫn. Học sinh được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động. Phương tiện học tập phong phú, học sinh được học bằng đa giác quan.

Cần phát huy được năng khiểu âm nhạc của tạng học sinh, qua đó thực hiện dạy học phân hóa và nâng cao chất lượng giáo dục của cả tập thể. Khuyến khích những học sinh có năng khiếu âm nhạc làm hạt nhận để khơi dậy tiềm năng, hứng thú và sự tự tin ở những học sinh khác. Đặc biệt, cần hướng dẫn học sinh biết ứng dụng năng lực âm nhạc vào thực tiễn.

Ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh đã tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu gây hấp dẫn đối với học sinh.

Muốn học sinh yêu thích, hứng thú với môn Âm nhạc thì ngay từ đầu tiết học, hãy tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm vui. Giáo viên nên thường xuyên tạo tình huống để thu hút học sinh khi bước vào tiết học bằng một nụ cười, một câu nói nhẹ nhàng, hay một lời khen (ví dụ: thật vui là hôm nay lớp chúng ta trực nhật sạch sẽ thể này...) hoặc sau khi ổn định lớp, giáo viên nên cho học sinh chơi những trò chơi nhỏ như: “Gà thức – gà ngủ” để luyện thanh.

Ví dụ 1: Giáo viên hướng dẫn cả lớp đứng dậy cùng thực hiện. Lớp trưởng hô: Trời tối

Cả lớp ấp hai tay vào má và đống thanh nói: Gà đi ngủ Lớp trưởng hô: Trời sáng

Cả lớp đặt hai tay lên miệng và giả tiếng gà gáy: Ò...ó...o...o...o

Thực hiện 2 – 3 lần như vậy, học sinh vừa thực hiện hoạt động luyện thanh khởi động giọng nhưng rất vui, nhẹ nhàng và tạo được sự sảng khoái để bước vào tiết học.

42

Ví dụ 2: Để bước vào tiết học “Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ” giáo viên bước vào lớp trên tay cầm một chú ve nhỏ và hỏi:

Các bạn biết cô đang cầm trên tay con vật gì không nào? (có thể có rất nhiều câu trả lời đúng thậm chí sai nhưng sẽ tạo được không khí vui tươi, rộn ràng, gây được sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung của học sinh), hấp dẫn hơn khi giáo viên giới thiệu thêm: đây chính là một chú ve, những bạn nào biết âm thanh cả chú ve này kêu như thế nào? Chú là biểu tượng của mùa nào trong năm?.... Rất nhiều cánh tay học sinh giơ lên muốn được trả lời. Sau đó, giáo viên giới thiệu về bài học hôm nay.

2.1.7.2. Phát huy tích cực tính chủ động, sáng tạo của học sinh

Để kích thích tính tự giác tích cực, độc lập và tạo hứng thú cho học sinh thì giáo viên cần phải biết lựa chọn những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với môn học và đối tượng học sinh trong lớp. Đối với lớp 5 trường Tiểu học trưng nữ vương, đối tượng học sinh tương đối không đồng đều về chất lượng. Có nhiều em có năng khiếu hát, múa và tập đọc nhạc rất tốt. Vì vậy, tôi thường chọn hình thức tổ chức dạy học theo nhóm – tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò hợp tác, trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: biết lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình, ngoài ra, học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và ngược lại.

Tôi thường xuyên cho học sinh hoạt động theo nhóm trong các tiết dạy, nhất là các tiết ôn tập bài hát và Tập đọc nhạc

Ví dụ: Tiết 20: ôn tập bài hát Hát mừng. Ở HĐ2: Tập biểu diễn

Bản thân tôi thường phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh bằng cách: động viên khuyến khích học sinh xung phong biểu diễn các động tác phụ họa đã chuẩn bị ử nhà (có thể cá nhân hoặc nhóm). Sau đó cho lớp bình chọn bạn biểu diễn đẹp, tiếp theo cho lớp thảo luận nhóm, có thể chọn những động tác biểu diễn của các bạn hoặc tự sáng tạo các động tác khác sao cho phù hợp với nội dung bài hát. Tổ chức thi đua biểu diễn theo nhóm, giám khảo cũng chính là học sinh, từ đó các em có thể so sánh và học tập những động tác hay, cách biểu diễn từ nhóm bạn và có thể chọn lọc cho mình những động tác đẹp nhất để có thể trình diễn trong kì thi.

2.1.7.3. Tổ chức nhiều hình thức học tập

Dạy học Âm nhạc bằng phương pháp học theo dự án

Có một số khái niệm về học theo dự án, được đưa ra bởi các tổ chức giáo dục ở nhiều nước. Học theo dự án được hiểu bao gồm nhiều yếu tố như: học sinh thực hiện

43

nghiên cứu, khám phá các ý tưởng theo sở thích, tìm hiểu và xây dựng kiến thức; học sinh sử dụng kiến thức của nhiều môn học, thực hành cách giải quyết vấn đề, nâng cao kĩ năng giao tiếp và cộng tác với các thành viên trong nhóm, phát triển thái độ tích cực và sự say mê.

Để thực hiện một dự án Âm nhạc ở tiểu học, giáo viên cần thành lập các nhóm dự án có khoảng 4-6 học sinh. Thời gian thực hiện một dự án thường từ vài tuần đến vài tháng, phổ biến nhất là khoảng 4 tháng trong một học kì. Khi kết thúc dự án, từng nhóm sẽ trình bày kết quả học tập bằng việc trình chiếu trên Power Point, viết báo cáo, quay phim, biểu diễn, vẽ tranh hoặc đóng kịch…

Ở các nước, học sinh lớp 1, 2, 3 đã có thể thực hiện những dự án đơn giản, tuy nhiên ở Việt Nam, giáo viên nên tổ chức học theo dự án với học sinh từ lớp 4 trở lên, đặc biệt ở các em học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Trưng Nữ Vương khi các em có khả năng tự giải quyết những vấn đề học tập của mình. Trong chương trình Âm nhạc ở tiểu học hiện nay, giáo viên có thể gợi ý học sinh thực hiện các dự án như: Tự làm nhạc cụ dùng trong môn Âm nhạc, xây dựng một chương trình biểu diễn văn nghệ, tìm hiểu những bài dân ca phổ biến tại địa phương, tìm hiểu nhạc cụ dân tộc tại địa phương, vai trò của âm nhạc với cuộc sống, sở thích âm nhạc của học sinh tiểu học, những bài hát thiếu nhi viết về mái trường, về tình bạn, và nhiều chủ đề khác…

Khi thực hiện một dự án, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành theo ba bước. Bước thứ nhất là lập kế hoạch, bao gồm: học sinh lựa chọn chủ đề, xây dựng tiểu chủ đề (sử dụng sơ đồ tư duy, còn gọi là phương pháp động não), gợi hứng thú của học sinh, học sinh thảo luận để lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.

Bước thứ hai là học sinh thực hiện nghiên cứu, thông qua việc tìm kiếm và thu thập thông tin như tham vấn giáo viên hướng dẫn, tìm kiếm trên Internet, đọc tài liệu, tìm trong thư viện, thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn, luyện tập cách trình diễn…

Bước thứ ba là học sinh tổng hợp kết quả, bao gồm việc xây dựng sản phẩm, trình bày kết quả và học sinh nhìn lại quá trình học tập.

Khi đánh giá một dự án học tập, giáo viên căn cứ vào 10 tiêu chí sau (học sinh phải biết trước về các tiêu chí này):

- Chủ đề: thú vị và quan trọng, do học sinh tự xây dựng. - Dữ liệu và nội dung: đáng tin cậy, phong phú và khoa học. - Giải thích: các nội dung được giải thích rõ ràng.

44

- Cách trình bày: nội dung được trình bày một cách hệ thống và sinh động.

- Tổ chức: học sinh tổ chức và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ.

- Hiểu biết: học sinh hiểu rõ về dự án.

- Tính sáng tạo: có nhiều ý tưởng và hoạt động mới.

- Tư duy phê phán: đưa ra nhiều câu hỏi mang tính phê phán và trả lời được.

- Làm việc nhóm: các thành viên hiểu nhau và hỗ trợ nhau hiệu quả. - Ấn tượng: dự án tạo được ấn tượng tốt.

Dạy học Âm nhạc bằng phương pháp học theo góc

Học theo góc là hình thức tổ chức mà học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập khác nhau tại các vị trí trong lớp. Hình thức này tạo cơ hội cho học sinh được lựa chọn cách học theo sở thích, được hợp tác trong học tập, được tham gia các hoạt động mang tính độc lập như khám phá, thực hành… tạo hứng thú và cảm giác thoải mái ở học sinh.

Quá trình chuẩn bị và tổ chức dạy học theo góc phải có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là lập kế hoạch và chuẩn bị, giáo viên phải thực hiện các hoạt động như: Lựa chọn nội dung của tiết học; Phân chia nội dung thành các nhiệm vụ tương đương 4-5 góc (nhiệm vụ phải hấp dẫn với học sinh, có chỗ cho các em thực hành, sáng tạo), thiết kế các nhiệm vụ theo những phong cách học khác nhau, ví dụ như: học bằng quan sát, bằng phân tích, bằng áp dụng, bằng hoạt động, xây dựng kế hoạch hỗ trợ ở từng góc, gồm: bản hướng dẫn (nhiệm vụ, thời gian thực hiện, hướng dẫn, kết quả), dự kiến phương tiện học tập của học sinh (tivi, máy tính, máy nghe, nhạc cụ, tài liệu…), soạn kế hoạch bài học; chuẩn bị phòng học và phương tiện: kê bàn ghế cho các góc, phương tiện dạy học, danh sách các nhóm, nhóm trưởng, cách chuyển vị trí học tập…

45

Một ví dụ về việc xây dựng kế hoạch học tập ở từng góc. (xem ở phụ lục 5)

Giai đoạn thứ hai là hoạt động dạy học, tiến hành trong một tiết (35 phút):

- Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học, phương pháp học (học theo góc), danh sách nhóm, cách chuyển vị trí, ...

- Học sinh vào vị trí học tập và lần lượt học ở từng góc (4 góc x 6 phút ở mỗi góc = 24 phút).

- Giáo viên tổ chức làm việc cả lớp nhằm giải quyết nhiệm vụ tổng hợp hoặc từng nhóm trình bày kết quả học tập, giáo viên đánh giá, tổng kết, củng cố, dặn dò (10 phút).

Để thực hiện tiết Âm nhạc bằng phương pháp học theo góc thì nội dung học tập có thể phân chia thành 4 nhiệm vụ tương đương, tách rời. Ví dụ: Tiết học có nội dung ôn tập 2 bài hát và 2 bài TĐN (mỗi góc ôn tập một nội dung); Tiết học gồm các nội dung: ôn tập bài hát, ôn tập TĐN, Âm nhạc thường thức (phần Âm nhạc thường thức tách thành 2 góc, một góc tìm hiểu về tác giả, một góc tìm hiểu về tác phẩm); Tiết học có 2 nội dung: ôn tập bài hát và TĐN (hai góc ôn tập bài hát, hai góc học TĐN).

Nếu tiết chỉ có một nội dung như tiết dạy hát, vẫn có thể vận dụng học theo góc được. Ví dụ góc 1 học sinh tập hát với phương tiện hỗ trợ là máy nghe, góc 2 tập hát với phương tiện hỗ trợ là đàn phím điện tử (giáo viên ghi sẵn giai điệu vào bộ nhớ), góc 3 tập hát với phương tiện hỗ trợ là tivi (xem tiết mục biểu diễn bài hát), góc 4 tập hát với phương tiện hỗ trợ là máy tính (chép nhạc trên phần mềm Encore hoặc Finale)…

Bên cạnh đó cần một số điều kiện khác như: Phòng học rộng rãi, tránh tiếng hát của góc này ảnh hưởng tới góc khác; số lượng học sinh không nhiều (30 - 35 em); phương tiện hỗ trợ phù hợp, hiệu quả (phương tiện càng đầy đủ, hiệu quả thì càng thay thế được sự hỗ trợ của giáo viên); tổ chức chặt chẽ: danh sách nhóm, nhiệm vụ của nhóm trưởng (hoặc nhiệm vụ của học sinh giỏi), cách chuyển vị trí học tập; chuẩn bị góc nâng cao (dành cho học sinh giỏi) hoặc để các em thư giãn; kết hợp giữa hoạt động nhóm (học theo góc) và làm việc cả lớp.

Nếu có phòng học rộng, phương tiện nhiều, số lượng học sinh ít, giáo viên sẽ không phải phân chia nhóm. Khi đó, giáo viên thiết kế nhiều góc như: học hát, tập đọc nhạc, nghe nhạc, tập nhạc cụ, đọc sách, vẽ tranh, nhảy múa, sáng tạo…) để mỗi học sinh hoàn toàn được tự do chọn góc học tập theo đúng sở thích của mình.

Dạy học Âm nhạc bằng phương pháp học theo hợp đồng

Học theo hợp đồng là cách tổ chức môi trường học tập, theo đó mỗi học sinh làm việc theo một gói các hoạt động trong khoảng thời gian nhất định.

46

Phương pháp này có những ưu điểm như: Cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của học sinh; củng cố tính độc lập của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được giáo viên hướng dẫn; tăng cường hợp tác (học sinh được lựa chọn những hoạt động cá nhân và hợp tác); hoạt động phong phú hơn; lựa chọn đa dạng hơn (vừa cá nhân, vừa hợp tác); tránh chờ đợi; Tạo điều kiện cho học sinh được giao và thực hiện trách nhiệm.

Một bản hợp đồng học tập gồm các yếu tố như: các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn, lựa chọn hình thức học của học sinh, qui định thời gian học, đánh giá kết quả học tập…

Ví dụ về một bản hợp đồng trong dạy học Âm nhạc. (xem ở phụ lục 6)

Điều kiện của phương pháp học theo hợp đồng: Các nhiệm vụ, tài liệu phải được chuẩn bị trước và được phân hoá cho phù hợp với năng lực của học sinh; học sinh cần được nghiên cứu kĩ về hợp đồng trước khi học; cả giáo viên và học sinh đều cần có thời gian làm quen với phương pháp dạy học mới.

Ba phương pháp học theo dự án, theo góc và theo hợp đồng không hoàn toàn tách rời mà có thể được tích hợp với nhau. Ví dụ: Tích hợp học theo góc vào học theo hợp đồng (học theo góc sẽ là một phần của học theo hợp đồng), khi đó một trong các nhiệm vụ trong bản hợp đồng sẽ được tổ chức dưới dạng học theo góc; Tích hợp học theo hợp đồng vào học theo góc, ngược lại với trường hợp trên, khi đó một trong các góc sẽ được tổ chức dưới dạng học theo hợp đồng; Tích hợp cả học theo góc và học theo hợp đồng vào học theo dự án. Tổ hợp mới sẽ mang tính phức hợp cao hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn, chứa đựng nhiều thách thức hơn và cũng tạo nhiều cơ hội hơn để học sinh tích cực tham gia.

2.1.7.4. Phát huy hiệu quả đồ dùng học tập

Việc tìm hiểu kĩ các loại đồ dùng dạy học để hiểu rõ tác dụng của chúng giúp mỗi giáo viên có thể lựa chọn đúng các loại đồ dùng cho mỗi giờ lên lớp và sử dụng triệt để các đồ dùng đó sao cho mỗi đồ dạy học phát huy hết tác dụng trong từng tiết dạy. Từ đó giúp giáo viên làm chủ tiết dạy, không bị lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, phân bố thời gian các hoạt động được hợp lí. Sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học giúp nâng ca hiệu quả giờ học. Trong môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Trưng Nữ Vương có các loại đồ dùng dạy học cơ bản sau:

Loại đồ dùng dạy học thông thường: tranh ảnh, bảng phụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ, mô hình các loại nhạc cụ...

47

Tranh ảnh, bảng phụ giúp giáo viên có thể giới thiệu bài hát, bài tập đọc nhạc (về tác giả, xuát sứ, hoàn cảnh ra đời, tổ chức trò chơi cho học sinh..) hay các tiết Âm nhạc thường thức, các tiết giới thiệu các loại nhạc cụ, hỗ trợ trong quá trình học của học sinh.

Song loan, trống nhỏ, thanh phách... giúp giáo viên phát hiện dễ dàng việc tiếp thu bài của học sinh, giúp học sinh có thể sử dụng trực tiếp tạo hứng thú trong tiết học đồng thời giúp học sinh có thể sử dụng trực tiếp tạo hứng thú trong tiết học đồng thời giúp học sinh nắm vững các cách gõ đệm từ đó hát đúng tiết tấu của bài hát. Ngoài ra ở một số tiết học giáo viên có thể dùng các loại nhạc cụ này để tổ chức trò chơi.

Loại đồ dùng dạy học hiện đại: đàn Organ, đàn melodi, máy chiếu, máy vi tính,

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)