B. NỘI DUNG
2.1.3. Phương pháp luyện thanh trước khi học hát
Việc luyện thanh trước khi học hát giúp cho giọng nói của học sinh sẽ to và khỏe hơn. Vấn đề này không thể chối cãi, từ khi mới bắt đầu hát, có nhiều học sinh không biết luyện thanh là gì. Nhưng nếu có thời gian luyện lâu thì giáo viên sẽ dễ nhận ra một điều đặc biệt ở học sinh, giọng nói cũng như giọng hát sẽ có chiều hướng thay đổi tích cực, những câu hát trở nên to và rõ ràng hơn thay vì khi mới học thì nghe thì thào trong họng, câu được câu mất. Bên cạnh đó việc luyện thanh cũng sẽ giúp học sinh giải quyết triệt để các vấn đề giao tiếp.
Giúp học sinh kiểm soát tốt cao độ. Trong khi luyện thanh, học sinh sẽ thường xuyên nghe những âm giai từ thấp đến cao và ngược lại, điều này giúp cho tai của học sinh có thể phán đoán được chính xác từng nốt nhạc đang phát ra, thông qua đó học sinh áp dụng vào từng câu hát cho hợp lý, tránh hiện tượng “Hát phô”.
Luyện thanh cũng tạo cho học sinh tự tin hơn. Chính xác là như vậy, có khi nào giáo viên đặt câu hỏi, trước khi học hát thì giáo viên cần chuẩn bị cái gì, học những gì? Tôi chắc chắn một điều, giáo viên thương xuyên đặt ra những câu hỏi đó và không có câu trả lời. Các bạn đang rất mông lung trong vấn đề ca hát, vì vậy trước khi bắt đầu học bài mới thì luyện thanh sẽ giúp cho học sinh có một nền móng vững chắc, giúp học sinh tự tin hơn khi bắt đầu vào giải quyết bài học mới.
Ngoài việc giúp học sinh tự tin hơn luyện thanh còn giúp học sinh có luồng hơi cũng như hơi thở tốt hơn và sâu hơn. Để hát tốt trước tiên phải biết kết hợp giữa hơi thở và âm thanh đầy đặn. Như các bạn đã biết, luyện thanh là sự lặp đi lặp lại, bộ phận hỗ trợ cho âm thanh đầy đặn và mượt mà đó là hơi thở, trong khi luyện thanh, cả hai bộ phận này tác động và tương quan hỗ trợ lẫn nhau tạo nên câu hát mượt mà và uyển chuyển, vì vậy trước khi luyện thanh, bộ phận hơi thở phải hoạt động song song cùng với âm thanh. Khi luyện thanh học sinh sẽ biết điều tiết hơi thở như thế nào để phát ra âm thanh hay và chắc chắn, vì vậy luyện thanh trước khi hát sẽ giúp cho học sinh điều tiết làn hơi trong từng câu hát.
Giáo viên thường tập luyện lui tới những nguyên âm: A, Ê, I, Ô, U. Vậy nếu không luyện thanh thì hậu quả tác động đến học sinh rất nhiều. Học sinh sẽ phát âm không đúng, cách đặt vị trí âm thanh sai, và kết luận cuối cùng là tất cả điều sai. Vì vậy,
32
trước khi học một bài hát hay học môn Âm nhạc, giáo viên cần phải luyện thanh thật kĩ, càng kĩ càng tốt.
Luyện thanh ở đầu tiết học hát có tác dụng khởi động, làm mềm mại cơ quan cảm âm và phát âm. Học sinh sẽ nhạy cảm với việc nghe đúng, hát đúng cao độ, phát âm và nhả chữ. Luyện thanh đơn giản chỉ tiến hành 2 – 3 phút với một thang 5 âm hoặc một vài quãng giai điệu đặc trưng của bài hát, sử dụng vài nguyên âm đáng chú ý của bài.
VD: Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh khởi động giọng qua 2 mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây:
Giáo viên đánh đàn cho học sinh luyện thanh, mẫu một giáo viên đánh ở giọng C dur (trưởng) sau đó tăng lên giọng D (dur) trưởng. Cứ thế khi thấy học sinh đọc cao độ vừa phải giáo viên lại đánh thấp giọng xuống. Mẫu luyện thành 2 thực hiện tương tự, nếu tiết học hát nào cũng được luyện giọng như vậy thì học sinh hát sẽ không bị mệt, thoát giọng trong sáng hơn, giáo viên cần nhắc học sinh không được gào thét, không được hát to quá và phát ra âm lượng lớn. Học sinh chỉ nên hát với âm lượng từ nhỏ, hơi nhỏ tới mạnh vừa (từ p, mp tới mf) vì đặc điểm cơ thể học sinh nói riêng là cơ quan phát âm còn rất non nót, rất chóng mệt. Trong khi hát giáo viên nên cho học sinh nghỉ, hát luân phiên hoặc chuyện trò của giáo viên và học sinh, làm được như vậy giáo viên sẽ bảo vệ được sức khoẻ và giọng hát cho trẻ.
Phương pháp luyện thanh giúp học sinh cả về đọc và nghe nhạc, phát triển âm vang, tròn ấm. Nếu làm được như vậy ở tất cả các tiết học thì sẽ phát triển giọng hát của học sinh sau này.
Trên đây là những mẫu luyện thanh đã cũ, giáo viên trường Tiểu học Trưng Nữ Vương vẫn thường áp dụng vào để dạy học cho học sinh. Để tránh nhàm chán khi luyện thanh cho học sinh, thay vì giáo viên luyện thanh theo cách truyền thống, giáo viên nên đổi thành cách sau. Chọn một bài hát nào đó thân quen với học sinh, thay vì chúng ta hát cả lời bài hát chúng ta nên quy định mỗi câu hát là một nguyên âm.
33 Thay vì hát cả câu:
“Trông kia đàn gà con lông vàng” thành nguyên âm “Ô” cho cả câu 1. “Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn” thành nguyên âm “I” cho cả câu 2. “Cùng tìm mồi ăn ngon ngon” thành nguyên âm “U” cho cả câu 3. “Đàn gà con đi lon ton” thành nguyên âm “Ê” cho cả câu 4.
Điều này tạo cho học sinh thêm không khí vui tươi khi bước vào tiết học, bên cạnh đó, khi sử dụng những bài hát cũ có thể gợi nhớ cho học sinh giai điệu những bài hát mà học sinh đã được học trước đó.