Phát huy hiệu quả đồ dùng học tập

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 46 - 48)

B. NỘI DUNG

2.1.7.4. Phát huy hiệu quả đồ dùng học tập

Việc tìm hiểu kĩ các loại đồ dùng dạy học để hiểu rõ tác dụng của chúng giúp mỗi giáo viên có thể lựa chọn đúng các loại đồ dùng cho mỗi giờ lên lớp và sử dụng triệt để các đồ dùng đó sao cho mỗi đồ dạy học phát huy hết tác dụng trong từng tiết dạy. Từ đó giúp giáo viên làm chủ tiết dạy, không bị lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, phân bố thời gian các hoạt động được hợp lí. Sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học giúp nâng ca hiệu quả giờ học. Trong môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Trưng Nữ Vương có các loại đồ dùng dạy học cơ bản sau:

Loại đồ dùng dạy học thông thường: tranh ảnh, bảng phụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ, mô hình các loại nhạc cụ...

47

Tranh ảnh, bảng phụ giúp giáo viên có thể giới thiệu bài hát, bài tập đọc nhạc (về tác giả, xuát sứ, hoàn cảnh ra đời, tổ chức trò chơi cho học sinh..) hay các tiết Âm nhạc thường thức, các tiết giới thiệu các loại nhạc cụ, hỗ trợ trong quá trình học của học sinh.

Song loan, trống nhỏ, thanh phách... giúp giáo viên phát hiện dễ dàng việc tiếp thu bài của học sinh, giúp học sinh có thể sử dụng trực tiếp tạo hứng thú trong tiết học đồng thời giúp học sinh có thể sử dụng trực tiếp tạo hứng thú trong tiết học đồng thời giúp học sinh nắm vững các cách gõ đệm từ đó hát đúng tiết tấu của bài hát. Ngoài ra ở một số tiết học giáo viên có thể dùng các loại nhạc cụ này để tổ chức trò chơi.

Loại đồ dùng dạy học hiện đại: đàn Organ, đàn melodi, máy chiếu, máy vi tính, loa điện tử...

Với máy chiếu, TV, phương tiện dạy học khá hiện đại và có khả năng phát huy được nhiều ưu điểm. Điểm mạnh của phương tiện này là giúp giáo viên không mất thời gian chép lời bài hát và kẻ khuông nhạc, đồng thời nó cũng giúp cho học sinh thích thú hơn trong học tập. Ngoài rất nhiều ưu điểm máy vi tính còn có thể giúp giáo viên lấy các bài hát, hình ảnh, video trên mạng internet làm phong phú thêm tiết dạy. Máy chiếu, TV có ưu điểm là thể hiện được sắc màu một cách trung thực, thay đổi được các nội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng cho phù hợp với tiến trình của giờ dạy.

Loa điện thử giúp giáo viên có thể cắm USB có bài hát là có thể hát được hay cắm vào máy tính cũng có thể sử dụng được.

Về phương tiện dạy học là đàn Organ, melodi thì đây là những phương tiện vô cùng quan trọng, và đây cũng là một phuong tiện dạy học đã được thông dụng trong các nhà trường từ tiểu học đến chuyên nghiệp. Trong tiết Âm nhạc, nếu giáo viên không có đàn hoặc không có ý thức sử dụng phương tiện này thì khó có thể nói là tiết dạy đạt hiệu quả. Các loại nhạc cụ này giúp học sinh hát chuẩn xác bài hát, đọc chuẩn xác cao độ, tiết tấu của các bài tập đọc nhạc. Đây là phương tiện mà hầy như các tiết dạy Âm nhạc nào cũng cần phải sử dụng.

Ngoài ra phương tiện này còn giúp cho giáo viên có thể sử dụng để cung cấp cho học sinh biết thêm về những tư liệu có liên quan đến bài học như: Giới thiệu về nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát, giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ nước ngoài và những tư liệu lịch sử (nếu có).

Loại đồng dùng tự làm: Tranh ảnh, bảng phụ, thanh phách, mõ..

Trong thư viện của nhà trường đôi khi không có đủ các đồ dùng dạy và học vì vậy giáo viên cũng cần phải tự làm các đồ dùng dạy học như vẽ tranh mình họa bài hát, làm

48

bảng phụ có bài hát hay bài tập đọc nhạc, tự làm nhạc cụ gõ như thành phách...Tuy các đồ dùng tự làm không đáp ứng đủ yêu cầu của đồ dùng dạy học trong tiết dạy nhưng nó phát huy được tính đọc lập, sáng tạo của giáo viên học sinh cũng hứng thú hơn khi tự làm được đồ dùng học tập.

Giáo viên phải nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng và điều chỉnh nội dung dạy học của chương trình phân môn âm nhạc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành đồng thời giáo viên phải hiểu sâu, hiểu rõ nội dung bài dạy. Điều này giúp cho giáo viên xác định được định lượng kiến thức, kiến thức trọng tâm nổi bậc của bài dạy để từ đó lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục tiêu của bài dạy.

Ví dụ: Tiết dạy Học hát bài “Cộc cách tùng cheng”

Mục tiêu của tiết học là:

 Học sinh biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: Sênh, thanh la, mõ, trống

 Biết hát theo giai điệu và lời ca.

 Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca

 Tham gia trò chơi

Dựa vào mục tiêu của tiết dạy ở trường Tiểu học Trưng Nữ Vương đã có các thiết bị hiện đại giáo viên có thể lựa chọn các loại đồ dùng dạy học sau:

Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh về các loại nhạc cụ hoặc kết hợp tranh ảnh với các loại nhạc cụ: Sênh, thanh la, mõ, trống để giúp học sinh ghi nhớ tên và đặc điểm nhận biết của 4 loại nhạc cụ này. Đàn organ hướng dẫn học sinh học hát đúng giai điệu, nhịp độ và sắc thái bài hát. Máy vi tính, bảng, máy chiếu để soạn và dạy giáo án điện tử. Việc nắm vững và hiểu đúng đủ nội dung từng tiết dạy Âm nhạc là rất quan trọng. Bởi có nắm vững nội dung tiết dạy thì giáo viên mới có sự lựa chọn chính xác về các đồ dùng dạy học, sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học. Từ đó, tiết dạy âm nhạc đảm bảo đạt yêu cầu đúng trọng tâm và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)