Phương pháp sửa chữa những sai sót

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 33)

B. NỘI DUNG

2.1.4. Phương pháp sửa chữa những sai sót

Trong quá trình học hát, học sinh tập hát có sai sót là điều thường thấy, nhất là trẻ ít tham gia ca hát, hát bài khó cũng làm học sinh bối rối. Bởi vậy giáo viên không nên nôn nóng, hoang mang, sửa chữa có nhiều thủ pháp những quy tụ ở chỗ không làm cho người hát luống cuống và mặc cảm, cần nâng đỡ học sinh vui vẻ để vượt qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh yếu.

Sửa hát sai là việc càng cá biệt hoá càng tốt, giáo viên cần tập năng lực phát hiện, sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu cho rõ ràng hơn với sự nỗ hỗ trợ của các hình dấu trên bảng gợi ra cảm giác âm thanh cho các em.

VD: Thấp xuống, trầm xuống: Hình mũi tên xuống  Cao hơn: Hình mũi tên lên 

Luyến một nét cong lên hoặc cong xuống ; 

Dài hơn nữa (ngân) một nét ngang: 

Cũng có thể dùng bàn tay để ra dấu “chú ý”, “cao lên”, “trầm một chút”, “ngân dài”, “luyến”, “ngắt”.

Giúp học sinh sửa chữa lỗi hát sai là hoạt động diễn ra trong tiết học hát và ôn tập bài hát. Giáo viên cần sửa càng sớm càng tốt, khi phát hiện thấy các sai sót. Nếu bỏ qua những lỗi sai trong thời gian dài, sẽ khó sửa lại được, đặc biệt là khi học sinh đã quen với những lỗi sai đó. Có người nói rằng “Những sai lầm ban đầu chỉ mỏng như mạng nhện, nhưng để lâu sẽ biến thành dây cáp”. Những lỗi sai mà học sinh thường hay mắc phải là: Hát sai giọng (đa số học sinh hát ở giọng này thì lại có một vài học sinh hát ở giọng khác). Cách sửa là giáo viên đàn hoặc hát mẫu cho học sinh hát sai nghe lại giai điệu ở câu mở đầu, hưỡng dẫn cho học sinh hát đúng giọng ngay từ câu hát đầu tiên.

34

Hát sai cao độ (học sinh hát đúng giọng nhưng sai cao độ một số nốt trong bài). Cách sửa là giáo viên đàn hoặc hát mẫu thật chậm, phân tích chỗ học sinh hát sai là cao hơn hoặc thấp hơn so với bản nhạc, hướng dẫn học sinh thực hiện cho đúng.

Hát sai trường độ (thường xảy ra ở bài có đảo phách, nghịch phách hoặc trường độ có dấu chấm dôi đi cùng móc kép). Cách sửa là giáo viên hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ tiết tấu lời ca, điều này sẽ giúp học sinh dễ phân biệt và sửa lỗi sai.

Bên cạnh đó ta còn sửa cho học sinh tập lấy hơi và dùng hơi hợp lý, lấy hơn trong khi hát học sinh thường thở hổn hển, mệt mỏi, lấy hơi là hít hơi qua mũi, miệng, trữ ở phổi rồi đưa dần qua thanh quản để hát hết một chặng hơi (câu hoặc phân câu). Khi đó điều kiện thời gian lại lấy hơi tiếp, hát tiết.

VD: Câu hát sau đây phải lấy hơi 3 lần theo dấu ghi ở đây: “Chẳng nhìn thấy ve đâu chỉ râm ran tiếng hát, bè trầm bè hoà cao trong màn xanh lá đây”

(Dàn đồng ca mùa hạ - Nguyễn Minh Châu)

Lấy hơi qua mũi, nhưng thực tế nhiều khi phải lấy hơi qua cả miệng mới đủ thời gian cho phép. Lấy hơi nhẹ là cố gắng để ít phát ra tiếng gió. Khi lấy hơi không so vai ưỡn ngực, ngòi hát thoả mái không gò ép lấy hơi nhanh là lấy hơi trong thời gian cho phép (phần nhiều rất ngắn ngủi: một dấu lặng ngắn hoặc thời gian ăn bớt của nốt nhạc đã hát) không được lỡ nhịp của chặng hát sau. Trong khi dạy hát cần có dấu lấy hơi ghi trên lời ca và ra hiệu cho học sinh lấy hơi thống nhất theo phương án hợp lý đã định.

Trong khi hát học sinh vẫn còn sai, ngọng vần, ngọng phụ âm, tiếng hát lè nhè hay bị gắt giọng. Do vậy đòi hỏi ở giáo viên phải sửa sai cho học sinh về cách phát âm trong khi hát. Nhưng điều trước tiên là người thầy phải phát âm chuẩn mới uốn nắn và sửa sai cho các em được.

VD: Bài “Màu xanh quê hương” Học sinh đều hát sai “q” và “ương”.

Vì vậy, việc uốn nắn những sai sót trong khi hát là một điều rất cần thiết để rèn cho học sinh về dùng hơi, lấy hơi, tư thế ngồi, đứng hát phát âm chuẩn. Nhưng chúng ta cần phải thường xuyên liên tục quan tâm sửa sai từng kĩ thuật nhỏ trong khi học hát thì mới phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc và học hát của học sinh. Song cuối cùng có thể vẫn phải chấp nhận một số sai sót nhỏ, không vì câu nệ mà làm học sinh mệt mỏi và chán nản trong khi tập hát.

Tư thế được sử dụng nhiều trong tiết học hát là tư thế ngồi hát. Giáo viên yêu cầu học sinh khi ngồi hát lưng thẳng, đầu giữ ngay ngắn, tay đặt lên bàn, miệng mở tròn.

35

Tư thế hát đẹp là tư thế đứng thẳng vì khi đó hơi thở sâu hơn, cơ thể tự do, âm thanh vang lên tốt hơn. Với tư thế này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện khi đã học xong bài hát, qua đó giúp các em hiểu được sự khác biệt của giọng khi hát ở các tư thế khác nhau.

Khi học sinh hát sai giáo viên không nên phê bình thẳng thắn mà phải có biện pháp động viên để học sinh có hứng thú hơn, bằng cách giáo viên phải hát chuẩn xác, lưu ý những chỗ khó hát trong bài, đưa ra các bài tập phòng ngừa về cao độ, độ dài. Khi học sinh hát sai, giáo viên phải so sánh giữa cái sai cuả học sinh với cái đúng của giáo viên, âm thanh phải được vang lên, giáo viên có thể hát mẫu hoặc đàn mẫu nhiều lần ở chỗ sai, chủ yếu thực hành, tránh lời lẽ dài dòng, lí thuyết.

Ví dụ : bài hát Con chim hay hótở sách lớp 5 nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu. Học sinh thường hát sai ở câu đầu tiên Con chim hay hót. Nó đứng nó hót cành đa…Ở câu này học sinh thường ngân chữ ‘Hót’ cho nên kéo theo sai cả câu vì vậy để sửa sai chỗ này giáo viên nên nói cho học sinh biết từ ‘Hót, nó’ phải có trường độ giống nhau nên không ngân dài chữ Hót. Và cũng có thể giáo viên vỗ tay theo tiết tấu để học sinh dễ nhận thấy, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện nhiều lần ở chỗ khó này.

Ở lứa tuổi học sinh khối 5 các em rất hiếu động, việc yêu cầu các em ngồi đúng tư thế hát trong thời gian nhất định là rất khó, vì vậy giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở, động viên, sửa chữa những sai sót về tư thế của các em khi hát.

Các bài hát trong chương trình SGK lớp 5 mang tính chất khác nhau. Đó là phương tiện cơ bản để việc rèn luyện các kỹ năng ca hát được tiến hành đồng bộ và phát triển dần dần từ đơn giản đến phức tạp từ thấp đến cao.

Một số lưu ý khi giúp học sinh sửa chỗ hát sai :

 Giáo viên không nên đặt mục tiêu : tất cả học sinh phải hát đúng tuyệt đối về giai điệu, bởi đa số các em không có năng khiếu về âm nhạc, nên không thể đạt được tuyệt đối ở điều này.

 Giáo viên cần tập trung lắng nghe, để phát hiện những nơi học sinh hát chưa đúng.

 Nên sửa những lỗi sai mà nhiều học sinh trong lớp mắc phải, đặc biệt là lỗi sai về cao độ. Tránh sửa cho một học sinh, vì điều này có thể làm học sinh đó xấu hổ hoặc sợ hãi, cũng như làm mất thời gian của cả lớp.

 Giáo viên nên dùng nhạc cụ, giọng hát, kết hợp cử chỉ, điệu bộ để nhấn mạnh vào chỗ hát sai.

36

 Sửa riêng từng lỗi, không sửa đồng thời nhiều lỗi.

 Giáo viên làm mẫu bằng cách đàn hoặc hát từng câu ngắn, ở tốc độ chậm, khi học sinh đã hát đùng thì tập theo tốc độ phù hợp.

 Giáo viên cần sự kiên trì, cần động viên và khen ngợi sự tiến bộ của học sinh. 2.1.5. Phương pháp dạy hát hòa hợp trong tập thể

Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy học sinh hát còn chưa được đều, người hát to, người hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Ở học sinh tiểu học không thể tránh khỏi tình trạng như vậy song ở trường tiểu học hình thức hát là hát tập thể (đồng ca, tốp ca, hợp xướng, hát tập thể trong lớp và sân trường) vẫn còn phổ biến. Giáo viên cần phải phân tích và giáo dục học sinh biết biểu hiện tính thống nhất và sức mạnh của tập thể trong tiếng hát chung, đó là tiếng hát hoà hợp là hát đều về nhịp điệu, về âm lượng (tức là không có tiếng hát e dè, lí nhí, không có tiếng hát trội giọng, gào thét). Các giọng hát đều ấm áp, trong sáng, góp giọng của từng người trong tiếng hát chung. Dạy được điều này giáo viên cần thường xuyên khích lệ những em rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp trong tập thể. Nếu thực hiện được như vậy sẽ làm cho chất lượng tiếng hát ngày một nâng lên, giọng hát của các em được hoà đồng, tạo một sức mạnh phát ra âm thanh đều, hay hơn, lại bảo vệ được sức khoẻ và giọng hát cho học sinh.

Kỹ năng hát đồng đều được sử dụng thường xuyên trong tiết Học hát, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh biết nghe, điều chỉnh giọng hát của mình để hòa giọng mình cùng chung với giọng của cả lớp. Với học sinh lớp 5 tập kĩ năng hòa giọng rất khó vì ở độ tuổi này các em rất thích được thể hiện mình, muốn giọng hát cuả mình to hơn, hay hơn giọng của các bạn. Vì vậy để dạy học sinh có kĩ năng hát đồng đều, hòa giọng, giáo viên cần chú ý : Yêu cầu học sinh thực hiên theo hiệu lệnh của giáo viên, trước khi hát cần thu hút sự chú ý cả học sinh. Giáo viên thống nhất các động tác chỉ huy để hướng dẫn học sinh vào đúng câu nhạc. Giáo viên đánh đàn đoạn nhạc dạo đầu và yêu cầu vào bài hát theo động tác chỉ huy mà giáo viên hướng dẫn trước.

Tập luyện nhiều lần, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tự chủ động vào bài hay kết thúc bài hát mà không cần đến các động tác chỉ huy của giáo viên. Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng năng cảm thụ âm nhạc, hòa giọng cùng tập thể.

37

Luyện tập các cách hát tập thể : hát hòa giọng (đồng ca), hát nối tiếp, hát đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát tăng dần số lượng học sinh tham gia, hát bè, hát đuổi. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn học sinh tập trình bày bài hát có sự kết hợp 1 – 2 cách hát.

Ví dụ : (xem ở phần phụ lục 3)

2.1.6. Phương pháp sử dụng Body Percussion

Phương pháp Body Percussion, một công cụ dạy học âm nhạc của phương pháp Orff- Schulwerk, là nghệ thuật tạo nên các âm thanh bằng sự tương tác của các bộ phận của cơ thể. Bài viết gồm những kiến thức cơ bản về bộ gõ cơ thể trong dạy học âm nhạc nhằm giúp giáo viên và sinh viên sư phạm âm nhạc thực hiện tốt nhiệm vụ sư phạm của mình khi chương trình mới được áp dụng trong thời gian tới.

Thuật ngữ Body Percussion (được dịch sang tiếng Việt là bộ gõ cơ thể) – là một từ ghép của hai từ body (cơ thể) và percussion (bộ gõ), mang ý nghĩa âm thanh được tạo ra từ cơ thể. Cơ thể chính là nhạc cụ ban đầu trong hoạt động dạy học âm nhạc, giúp học sinh trải nghiệm âm nhạc thông qua vận động, để tạo ra âm thanh và nhịp điệu. Cũng như các nhạc cụ bộ gõ khác, phát ra âm thanh bằng cách chạm, vỗ, lắc… vào nhạc cụ để tạo rung động, bao gồm: tiếng vỗ tay (clapping), búng ngón tay

(snapping), vỗ ngực (slapping on the chest), vỗ đùi (slapping on the thigh), và dậm chân (stamping). Đây chính là năm âm thanh cơ bản của BỘ GÕ CƠ THỂ, ngoài ra còn có những động tác khác.

Theo nghiên cứu Âm nhạc dân tộc học, bộ gõ cơ thể có nguồn gốc rất đa dạng và phong phú, xuất hiện hiện trong các hình thức sinh hoạt, hoạt động múa hát, lao động, giao tiếp và nghi lễ của các bộ lạc ở châu Phi, Đông Nam Á, châu Mĩ... Những thổ dân của các bộ lạc họ sử dụng các vận động cơ thể này để thể hiện các nghi thức sinh hoạt thờ cúng thần linh, lễ tế, tái hiện việc lao động, các mối quan hệ xã hội…, thông qua đó để giao tiếp với nhau thay ngôn ngữ nói. Theo thời gian, bộ gõ cơ thể được hình thành nên từ những nét sinh hoạt cộng đồng của các tộc người, được gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay, tất cả trở thành nét nghệ thuật đặc trưng trong văn hóa bản địa.

Bộ gõ cơ thể theo phương pháp Orff-Schulwerk là một nhạc cụ không định âm, dùng cơ thể tạo ra âm sắc thông qua các động tác vận động tư cơ bản đến phức tạp. Các âm thanh được thay đổi liên tục theo một nhóm âm hình tiết tấu nào đó, bằng sự kết hợp các động tác, tạo thành một tác phẩm âm nhạc đầy màu sắc. Tùy vào lứa tuổi, quá trình luyện tập bộ môn bộ gõ cơ thể sẽ có những cấp độ khác nhau được

38 phân chia theo trình độ, khả năng và độ khó.

Bộ gõ cơ thể dựa trên âm thanh được tạo ra từ 5 động tác cơ bản trên cơ thể theo thứ tự sau:

Búng ngón tay (Snapping): bao gồm tay trái, tay phải hoặc cả hai, âm thanh phát ra bởi tác động của các ngón tay khi chụm vào nhau, búng và tạo âm thanh.

Vỗ ngực (Slapping on the Chest): âm thanh phát ra bởi tác động của lòng bàn tay vào vùng ngực trái và phải, tạo ra âm thanh.

Vỗ tay (Stamping): âm thanh phát ra bởi sự tác động của hai tay chạm vào lòng bàn tay để tạo ra âm thanh.

Vỗ đùi (Slapping on the Thigh) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ tay vào vùng đầu gối ở chân và tạo ra âm thanh.

Dậm chân (Stamping) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ chân vào nguồn phát ra âm thanh (mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch), tạo ra những sự cộng hưởng âm thanh khác nhau.

Ngoài ra, còn có các động tác tạo ra âm thanh khác như: chà xát lòng bàn tay (horizontal hand rubbing), vỗ miệng (mouth clapping)…

Đối với học sinh bắt đầu làm quen với âm nhạc, chưa nhận biết được nốt nhạc, chỉ có thể mô phỏng lại các động tác cơ bản sau khi giáo viên làm mẫu, tiếp đó sẽ nhìn hình ảnh minh họa để thực hiện và phát triển những nhóm tiết tấu đơn giản. Khi học sinh đã làm quen với việc mô phỏng các động tác, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh về hệ thống kí hiệu các động tác được viết trên khuông nhạc (tương tự như kí hiệu của trống jazz và các loại nhạc cụ không định âm khác). Đồng thời hướng dẫn học sinh tập luyện tiết tấu với các bài tập đơn giản dựa trên những kí hiệu đó. (Richard Filz, 2005)

39 Bài tập kế hợp 2 3 động tác cơ bản

Vận động cơ bản của bộ gõ cơ thể dựa trên nền tảng của các động tác cơ bản kết hợp với các nhóm tiết tấu đơn giản. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành những mẫu luyện tập đơn giản, theo cá nhân riêng lẻ hoặc từng nhóm. Sau khi thành thạo, giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp hòa bè với nhau theo các mẫu luyện tập. Hòa bè theo dạng bè đuổi (canon), theo âm hình trì tục (ostinato), chơi độc lập hoặc đệm cho bài hát, hay kết hợp với các nhạc cụ khác như một bè đệm.

Dưới đây là một số mẫu bài tập giúp người học bước đầu thực hành bộ gõ cơ thể

Tập làm quen với nhưng động tác cơ bản (động tác độc lập)

40

Bài tập đệm hát: (từ 2 -3 động tác kết hợp đệm, xem ở phần phụ lục 4)

Thông qua nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có thể chứng minh rằng ứng dụng bộ gõ cơ thể trong hoạt động dạy học âm nhạc rất cần thiết và hiệu quả. Học sinh có thể tiếp cận với âm nhạc một cách trực tiếp, đơn giản và tự nhiên. Các vận động cơ thể giúp học sinh trải nghiệm được các yếu tố lí tính khi tự chủ động chạm

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)