Âm nhạc thường thức

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 57 - 77)

B. NỘI DUNG

2.3. Âm nhạc thường thức

Âm nhạc thường thức cung cấp các kiến thức phổ cập về âm nhạc và từ đó phát triển khả năng cảm thụ của người học. Phân môn âm nhạc thường thức có các vai trò tương đối mang tính đặc trưng như: Nâng cao hiểu biết âm nhạc.

Phân môn âm nhạc thường thức cho ta biết rất nhiều thông tin về các các nhạc sĩ nổi tiếng nước ngoài, các nhạc sĩ Việt Nam có công với Cách mạng, các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả đó. Thông qua tìm hiểu phân môn người học sẽ biết được tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, chân dung các nhạc sĩ, được giới thiệu và nghe các tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu của các nhạc sĩ cùng các câu truyện xung quanh.

Phân môn âm nhạc thường thức còn cung cấp các thông tin về các thể loại âm nhạc như các bài hát thiếu nhi phổ thơ, các bài hát mang âm hưởng dân ca, các thể loại bài hát… Ngoài ra phân môn cũng mang đến nhưng kiến thức về dân ca Việt Nam các vùng miền, hình thức diễn xướng…

Những nội dung như “Một số thể loại bài hát”, “Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam” hay “Ca khúc thiếu nhi phổ thơ”… cung cấp cho người học nhiều thông tin xung quanh các bài hát được học. Những thông tin đó giúp người học có thêm thông tin chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời ca khúc, một số thông tin bên lề về những tác phẩm thiếu nhi được học trong chương trình.

2.3.1. Kể chuyện âm nhạc

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm được thẩm mĩ và tầm quan trọng của môn âm nhạc đối với cuộc sống của con người. Người giáo giáo viên cần nắm được các kĩ năng sau:

Nghiên cứu kĩ nội dung câu chuyện sẽ kể cho học sinh nghe. Biết vài nét tiểu sử của một số nhạc sĩ nổi tiếng để minh hoạ nếu câu chuyện liên quan đến một nhân vật nhạc sĩ nào đó.Ví dụ: Nếu muốn giới thiệu đến nhạc sĩ được mệnh danh là thần đồng âm nhạc (Nhạc sĩ Mozart), giáo viên cần sưu vài nét về thân thế sự nghiệp và một vài tác phẩm nổi tiếng, tìm và sưu tầm ảnh của nhạc sĩ (nếu có thể), cho học sinh nghe tác phẩm của nhạc sĩ qua băng cassetter hoặc tự đàn các tác phẩm độc tấu do Mozart sáng tác.

Sưu tầm tranh ảnh, hoặc vẽ tranh minh hoạ phù hợp theo nội dung câu chuyện để tăng phần hấp dẫn..

58

Để tiết học kể chuyện âm nhạc đạt kết quả cao thì giáo viên phải kể bằng giọng truyền cảm thì mới thu hút được học sinh.

2.3.2. Giới thiệu nhạc cụ

Thời lượng dạy nội dung này khoảng 15-20 phút. Mục tiêu để học sinh biết về hình dáng, cấu tạo sơ lược, vai trò của nhạc cụ và được nghe âm sắc của nó. Giáo viên nên tiến hành theo các bước:

Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.

Sẽ rất tốt nếu giáo viên có nhạc cụ thật để giới thiệu với học sinh (với những loại phổ biến, dễ tìm kiếm). Nếu không có nhạc cụ thật, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, cấu tạo sơ lược hoặc đặc điểm của từng nhạc cụ. Giáo viên mô tả tư thế trình diễn nhạc cụ. Giáo viên giới thiệu vai trò của nhạc cụ, ví dụ hay biểu diễn ở dàn nhạc nào, thường đảm nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu…

Bước 2: Nghe âm sắc

Giáo viên dùng ngôn ngữ để mô tả về âm sắc của nhạc cụ. Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc của nhạc cụ (nghe qua nhạc cụ thật, qua âm sắc đàn phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc). Giáo viên có thể kết hợp với nội dung trong các câu chuyện, bài thơ hoặc bài hát để nói về âm sắc các nhạc cụ. Ví dụ tiếng đàn được mô tả trong câu chuyện Thạch Sanh:

Đàn kêu tích tịch tình tang Ai mang công chúa dưới hang lên trần. Tiếng đàn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

Bài hát Cộc cách tùng cheng (Phan Trần Bảng) đã mô tả âm sắc của sênh, thanh la, mõ, trống:

Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách. Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng. Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc.

Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng.

Bài Một mùa xuân nhỏ nhỏ (Trần Hoàn) để nhắc đến sênh tiền:

59 Bước 3: Củng cố

Có thể chọn một trong các cách sau.

Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh. Tổ chức trò chơi, ví dụ học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ hoặc giáo viên mở băng đĩa âm sắc nhạc cụ nào, học sinh thể hiện tư thế trình diễn nhạc cụ đó. Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ.

Ngoài cách dạy trên, giáo viên có thể dạy kết hợp giữa bước 1 với bước 2. Theo cách này, giáo viên sẽ giới thiệu riêng từng loại nhạc nhạc cụ: tên, hình dáng, đặc điểm, tư thế biểu diễn rồi cho học sinh nghe âm sắc. Giới thiệu xong nhạc cụ này mới chuyển sang nhạc cụ khác.

Để phát huy tính tích cực, năng lực tự học và khả năng làm việc theo nhóm, giáo viên có thể chia lớp thành một vài nhóm, giao cho mỗi nhóm giới thiệu một loại nhạc cụ. Tuy nhiên, cần hướng dẫn và tổ chức thật chặt chẽ mới đảm bảo về thời gian và hiệu quả. Ví dụ cách tổ chức cho học sinh lớp 5 giới thiệu về các nhạc cụ là cồng, chiêng, đàn t’rưng và đàn đá.

Nhóm 1 giới thiệu về cồng, chiêng, nếu có nhạc cụ thật thì rất tốt, nếu không thì học sinh phải chuẩn bị tranh ảnh. Trong khoảng 4-5 phút các em cần giới thiệu được về chất liệu của cồng, chiêng, kích thước, cách sử dụng, vai trò, sau đó cho mọi người nghe âm thanh của cồng, chiêng.

Tương tự như vậy, nhóm 2 sẽ giới thiệu về đàn t’rưng và nhóm 3 giới thiệu về đàn đá. Giáo viên đánh giá về kết quả công việc của từng nhóm rồi bổ sung thông tin cần thiết cho bài học thêm sinh động.

2.4. Lý thuyết Âm nhạc

Với thời lượng không nhiều, các nội dung lý thuyết Âm nhạc cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lý thuyết, chủ yếu để học sinh công nhận, không cần lí giải. Giáo viên không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.

Phân môn này cung cấp cho học sinh một số nội dung lí thuyết âm nhạc đơn giản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể.

60

Những phân môn mang tính lí thuyết như lý thuyết Âm nhạc và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Những hoạt động dạy học cần thiết là:

- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất). - Minh họa kiến thức trên bản nhạc.

- Minh họa kiến thức bằng âm thanh. - Củng cố.

Lý thuyết Âm nhạc là nội dung tương đối khó dạy, khô khan, học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể. Giáo viên cần tránh một số lỗi sau:

- Giáo viên dạy sai về kiến thức, phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.

- Giáo viên chỉ thuyết trình, diễn giảng mà không cho học sinh được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.

- Giáo viên phân tích sâu, mở rộng về kiến thức nhạc lí, làm nội dung trở nên rườm rà. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập không phù hợp với mục tiêu.

Trong những lỗi dạy sai về kiến thức, lỗi dạy sai về phách là khá phổ biến. Nhiều giáo viên hiểu sai (thực ra là hiểu một cách máy móc) về nhịp và phách trong âm nhạc. Tuy nhiên, đây lại là kiến thức rất cơ bản, liên quan tới việc trình bày bài hát và bài Tập đọc nhạc, vì vậy dẫn đến hậu quả là hầu hết học sinh thể hiện không đúng trường độ các bài thực hành âm nhạc. Ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc sau kết hợp gõ phách:

Khi đọc đến nốt Đô cuối bài, có giáo viên yêu cầu học sinh gõ 2 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi đọc nốt Đô) rồi ngừng gõ và ngừng ngân, giáo viên khác lại yêu cầu các em phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân. Vậy ai là người đã hiểu đúng và làm đúng?

61

Khái niệm về phách thì mọi giáo viên chắc chắn đều thuộc: đó là những khoảng thời gian ngắn và bằng nhau, lặp đi lặp lại đều đặn, liên tục. Tuy vậy, bản chất của phách thì nhiều giáo viên còn chưa hiểu đúng: phách là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc (tức là thời gian, tương tự giây, phút) và mỗi phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề. Nếu không có hai tiếng gõ thì không thể có được một phách: tiếng gõ thứ nhất là điểm khởi đầu của phách, tiếng gõ tiếp theo là điểm kết thúc của phách, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu của phách sau đó.

Như vậy, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 2 phách, cần phải gõ 3 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi bắt đầu đọc nốt nhạc) rồi ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.

Tương tự, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 3 phách, cần phải gõ 4 tiếng… Quay lại với ví dụ trên, khi hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc dưới đây kết hợp gõ phách:

Giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc nốt Đô cuối bài, phải gõ đến tiếng thứ 2` mới ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về sơ đồ phách. Sơ đồ phách là hình ảnh tượng trưng cho đường nét tay gõ phách, nhằm phân tích và mô tả để chúng ta thấy rõ về trường độ của các nốt nhạc trong hình tiết tấu nào đó. Khi gõ phách, thực chất là tay mỗi người vẽ vào không gian một đường thẳng (gồm nét đi lên và nét đi xuống) lặp

62

đi lặp lại. Nhưng trong sơ đồ, nét đi lên và nét đi xuống được chuyển dịch đều đặn về phía bên phải tạo nên đường gấp khúc, làm như vậy để thuận tiện cho việc diễn tả trường độ của từng nốt nhạc đã ngân lên như thế nào.

Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc (6 nốt) trong hình tiết tấu trên:

Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 6 nốt nhạc, chúng ta sẽ thấy:

Trong ví dụ này, nốt 1 và nốt 6 đều ngân hai phách, như vậy sơ đồ phách của chúng phải giống nhau. Điều đó giúp chúng ta nhận thấy, nếu nốt cuối trong bản nhạc ngân dài 2 phách, cần phải gõ đến tiếng thứ 3 rồi mới ngừng gõ và ngừng ngân.

Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc trong một hình tiết tấu phức tạp hơn:

Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 12 nốt nhạc và dấu lặng đen, chúng ta sẽ thấy:

Như vậy sơ đồ phách giúp ta thấy rõ từng nốt nhạc vang lên chính xác ở vị trí nào khi gõ phách, dù với hình tiết tấu đơn giản hay phức tạp. Nếu không dùng sơ đồ phách, sẽ

63

rất khó lí giải về trường độ của những nốt cuối bản nhạc, đặc biệt khi đó là những nốt móc đơn, móc đơn chấm dôi hoặc móc kép.

Giới thiệu kiến thức lý thuyết Âm nhạc: Mục tiêu để học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Giáo viên thuyết trình, giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để giới thiệu kiến thức mới.

Ví dụ học về nhịp giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp, vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.

Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, giáo viên không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi, dấu thăng, dấu giáng…

Minh họa kiến thức trên bản nhạc: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài hát hoặc bản nhạc có sử dụng kiến thức vừa học, để các em thấy kiến thức đó gần gũi với thực tế. Ví dụ học về nhịp giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bài hát, bản nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng số chỉ nhịp này. Học về thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu, yêu cầu học sinh tìm các bài hát, bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng hoá biểu, sau đó hướng dẫn các em xác định giọng của các bản nhạc đó.

Minh họa kiến thức bằng âm thanh: Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy nhạc lí, giúp học sinh không chỉ học lí thuyết suông mà được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho học sinh nghe gì để các em hiểu được bản chất của kiến thức. Giáo viên có thể đàn, hát hoặc dùng băng đĩa, băng hình để cho học sinh nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.

Ví dụ về một số cách minh hoạ kiến thức nhạc lí bằng âm thanh.

Dạy về nhịp có thể thực hiện các bước sau:

Học sinh nghe một tiết điệu (giáo viên không dùng phần đệm tay trái) như Foxtrot hoặc Country trên đàn phím điện tử, học sinh nghe và cảm nhận về phách mạnh và phách nhẹ của loại nhịp này. Tốt hơn nếu các em vừa nghe vừa tập vỗ tay thể hiện phách mạnh, phách nhẹ của loại nhịp này.

Trên nền tiết điệu đó, giáo viên đàn giai điệu có dùng phần đệm một bài hát học sinh đã học để các em thấy nhịp này được ứng dụng vào thực tế như thế nào.

Củng cố: Học sinh thực hiện 1 - 2 bài tập nhạc lí đơn giản hoặc yêu cầu các em nhắc lại kiến thức vừa học. Tuỳ thời gian dạy học và năng lực của học sinh, giáo viên có thể đưa ra một số bài tập nhằm củng cố kiến thức. Ví dụ về một số dạng bài.

64

Viết một hình tiết tấu gồm 4 nhịp, trong đó sử dụng một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Ví dụ kết quả học sinh làm được là:

Viết lên khuông nhạc 4 nhịp 2/4, sử dụng với cao độ bất kì, trường độ có một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Giả sử giáo viên gợi ý học sinh vẫn dùng tiết tấu trên, kết quả các em làm được có thể là:

Có bạn viết đoạn nhạc ở nhịp 3/4, hãy cho biết những ô nhịp nào bạn đã viết sai về trường độ?

Tiểu kết chương 2

Chúng ta nên tăng cường phối hợp, sử dụng phương pháp dạy học một cách tích cực, phong phú nhằm tạo ra hiệu quả trong dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc tại trường.

Âm nhạc là môn học nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn của học sinh, có khả năng chi phối đến nhiều hoạt động vui chơi, học tập của học sinh. Do đó, giáo viên cần phải

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 57 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)