Luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 51 - 53)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu

Về luyện tập cao độ:

Muốn giúp cho học sinh đọc chuẩn xác cao độ các nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, chúng ta phải thực hiện luyện tập cao độ cho học sinh.

Qua bước tập nói tên nốt nhạc, học sinh đã phát hiện được các nốt nhạc được sử dụng trong bài, tôi yêu cầu các em sắp xếp các nốt nhạc theo thứ tự từ thấp đến cao rồi ghi lên bảng. Sau đó, tôi đàn giai điệu của chuỗi âm thanh khoảng 2 âm – 3 âm theo chiều đi lên và đi xuống để học sinh đọc theo tiếng đàn. Đây là một bước rất quan trọng nhằm phát triển tai nghe của học sinh. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng phương pháp dạy truyền khẩu mà để học sinh tự nghe và đọc dựa vào tiếng đàn.

Khi đàn nên chú ý dịch giọng sao cho phù hợp với giọng của học sinh. Tránh đàn cao quá hoặc thấp quá sẽ làm cho học sinh cảm thấy không tự tin tập đọc nhạc ở các bước tiếp theo.

Với những bài có thang âm liền bậc, tôi hướng dẫn học sinh đặc biệt là học sinh năng khiếu đọc các quãng trong thang âm để phát huy khả năng nghe cũng như đọc nhạc cho các em.

52

Sau khi quan sát tranh bài tập đọc nhạc, tôi yêu cầu học sinh nói tên các nốt nhạc được sử dụng trong bài:

+ Em hãy nêu tên các nốt nhạc chính được sử dụng trong bài? (Nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô)

+ Em hãy sắp xếp các nốt nhạc đó theo thứ tự từ thấp đến cao?

Tôi đàn giai điệu của thang âm này một lần rồi yêu cầu học sinh đọc theo chiều đi lên và đi xuống nhiều lần để học sinh nhớ được cao độ các nốt nhạc.

Về luyện tập tiết tấu:

Đây là một bước cũng rất quan trọng, nó giúp cho học sinh đọc đúng trường độ các nốt của bài tập đọc nhạc.

Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh nói tên các hình nốt có trong từng câu nhạc rồi để học sinh tự rút ra âm hình tiết tấu chính của bài. Tuy nhiên công việc này thường chỉ có học sinh năng khiếu mới làm được. Và chỉ khi học sinh không thực sự làm được, tôi mới giúp các em tìm ra vì như vậy mới phát huy được hết tính tích cực, tăng tính tò mò, tự khám phá của học sinh.

Khi hướng dẫn học sinh thực hiện gõ tiết tấu, tôi thực hiện mẫu 1 – 2 lần rồi hướng dẫn các em thực hiện theo. Đối với những bài có âm hình tiết tấu đơn giản, chỉ sử dụng hình nốt đen và nốt trắng tôi gọi một số cá nhân tự thực hiện gõ rồi cả lớp tập gõ theo.

Để luyện tập tiết tấu, chúng ta có nhiều cách thực hiện nhưng có bốn cách khá phổ biến mà tôi thường áp dụng. Đó là: Miệng đọc âm hình tiết tấu chính; Tay gõ âm hình tiết tấu chính; Miệng đọc kết hợp tay gõ âm hình tiết tấu chính; Miệng đọc tiết tấu kết hợp tay gõ theo phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài Tập đọc nhạc ta chỉ nên chọn 1-2 cách luyện tập thích hợp.

Giáo viên viết tiết tấu của bài Tập đọc nhạc lên bảng (thông thường là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết tiết tấu lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó. Sau đó, giáo viên nên gõ tiết tấu làm mẫu và hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu.

Những lưu ý khi luyện tập tiết tấu:

Có nhiều cách luyện tập, trong đó có 4 cách khá phổ biến mà giáo viên thường áp dụng đó là: đọc tiết tấu, gõ tiết tấu, đọc kết hợp gõ tiết tấu, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài tập đọc nhạc, chỉ nên chọn 1 – 2 cách luyện tập thích hợp. Ví dụ với tiết tấu:

53

Cách thứ nhất, giáo viên đọc: đen đơn đơn đen đen đen đơn đơn trắng. Cách thứ hai, chỉ gõ tiết tấu mà không đọc. Cách thứ ba, giáo viên vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Cách thứ tư, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.

Thời gian luyện tập tiết tấu không nên kéo dài, chỉ thực hiện trong khoảng 2-3 phút. Bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thời gian của các bước khác.

Chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu câu mở đầu trong bài Tập đọc nhạc, tuy nhiên khi tập đọc từng câu, nếu xuất hiện những tiết tấu khó, giáo viên có thể hướng dẫn các em luyện tập thêm.

Việc đọc hoặc gõ tiết tấu rất khó thể hiện đúng với nốt nhạc ngân dài, vì vậy giáo viên cần qui ước với học sinh bằng động tác mở rộng hai bàn tay (nếu là nốt ngân dài) hoặc úp hai bàn tay (nếu là dấu lặng)…

Nếu bài Tập đọc nhạc có tiết tấu khó, giáo viên nên sử dụng cách luyện tập tiết tấu đơn giản (đọc tiết tấu hoặc gõ tiết tấu), ngược lại bài có tiết tấu dễ, có thể áp dụng cách luyện tập phức tạp (đọc kết hợp gõ tiết tấu hoặc đọc tiết tấu kết hợp gõ phách).

Cần cho học sinh sử dụng tiết tấu đã luyện tập khi tập đọc từng câu.

Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 8: Mây chiều ( Trang 43 sách Âm nhạc 5 – NXB Giáo dục)

Với bài tập đọc nhạc này, âm hình tiết tấu tương đối đơn giản, chúng ta nên chọn cách miệng đọc kết hợp tay gõ âm hình tiết tấu chính.

Để hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cách gõ các nốt nhạc ngân dài, tôi đã quy ước với các em bằng động tác mử hai bàn tay với những hình nốt trắng và ngón trỏ của bàn tay trái chỉ vào lòng bàn tay phải với hình nốt chấm dôi. Có như vậy các em sẽ không bị cuốn nhịp khi gõ tiết tấu.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600865 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)