B. NỘI DUNG
2.2. Phương pháp tập đọc nhạc
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: Khóa Sol, khuông nhạc, mốt số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc... đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi cho học sinh ghi nhớ bằng các câu sau đây:
Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất
49 Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất
Nốt Fa: ở khe thứ nhất Nốt Sol: ở dòng kẻ thứ hai Nốt La: ở khe thứ hai Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho học sinh hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, họ cinh phải thực hành các bài tập về cao độ, tiết tấu, người giáo viên phải giúp học sinh nhận ra được âm thanh cao – thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi một quãng 8. Sau đó, học sinh được tiếp cận với thang 5 âm: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La và tiến tới thang 7 âm: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si.
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, học sinh được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp 2/4, ¾ dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La hoặc thang 7 âm: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si. Về tiết tấu các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng ten gọi các hình nốt: Đơn, đen, trắng ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Với phần này học sinh sử dụng kĩ năng hiểu là chủ yếu, kĩ năng này giúp học sinh biết ghi các kí hiệu trong âm nhạc và hiểu được các kí hiệu đó. Học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa các kí hiệu âm nhạc có khái niệm cấu tạo gần giống nhau, vậy giáo viên cần hướng dẫn cách ghi tỉ mỉ từng nốt nhạc và vị trí các nốt trên khuông. Đầu tiên tôi hình thành cho học sinh những kĩ năng đơn giản nhất về khuông nhạc trước khi đưa nốt lên khuông nhạc. Có thể hiểu: Tập đọc nhạc là việc thực hiện đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc, nhằm tìm ra và thể hiện đúng giai điệu của bản nhạc. Đọc nhạc là một trong những hoạt động quan trọng nhất để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, bởi nó đòi hỏi học sinh phải có tai nghe, nắm vững tên nốt nhạc, có khả năng giải mã và khám phá về giai điệu, có cảm nhận về âm thanh và thể hiện đúng về cao độ, trường độ, tốc độ, sự ngắt nghỉ… Đây được coi là nội dung khó nhất đối với việc học Âm nhạc của học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5. Vì thế, cần phải có phương pháp dạy kĩ năng đọc nhạc một cách từ từ, dễ hiểu để học sinh có thể quen dần với phân môn này. Và để giúp cho học sinh đọc được các bài tập đọc nhạc trong chương trình một cách dễ dàng, tôi tiến hành dạy theo các phương pháp sau đây:
50 2.2.1. Giới thiệu bài tập đọc nhạc
Khái niệm về khuông nhạc: khuông nhạc 5 dòng kẻ 4 khe và khoá son (khoá son là lối viết cổ của chữ G Hy Lạp)
Giới thiệu về khuông nhạc (cho học sinh nhớ lại):
dòng kẻ Giáo viên hỏi: Nốt Đồ nằm ở dòng kẻ nào?
Nốt Mi nằm ở dòng kẻ thứ mấy? Nốt Son nằm ở dòng kẻ thứ mấy? Nốt Rê, Pha, La, Đố nằm ở khe nào?
Học sinh nhớ lại vị trí của nốt Đồ - Dòng kẻ thứ nhất
- Dòng kẻ thứ hai
- Khe phụ, khe 1, khe 2, khe 3. Việc trước tiên giáo viên cho học sinh nhớ lại dấu lặng đơn và dấu lặng đen. Hỏi: Đoạn nhạc trên viết ở nhịp? (Nhịp 2/4)
Các hình nốt: hình nốt móc đơn, hình nốt đen, hình nốt đen có chấm dôi, hình nốt trắng.
Khâu cuối cùng là gợi ý cho các em nhớ lại tất cả vị trí các nốt nhạc liên quan đến bài nhạc trên.
Nắm chắc được các yếu tố như vậy học sinh có thể tự mình chép nhạc theo ý hiểu chứ không phải bắt trước theo thầy. Đây là phương pháp tập chép nhạc đơn giản nhất đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ để thực hiện chép một đoạn nhạc đúng và đẹp.
2.2.2. Tập nói tên nốt nhạc và tìm hiểu về bài tập đọc nhạc
Về tập nói tên nốt nhạc:
Yêu cầu ở các bước này học sinh lớp 5 cầu phải nắm vững và nói đúng tên các nốt nhạc. Giáo viên có thể thực hiện bằng cách chỉ vào từng nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạcđể cả lớp đồng thanh nói tên nốt hoặc chỉ định một vài học sinh nói tên nốt trong từng khuông nhạc. Nói tên nốt khác với đọc nốt ở chỗ, học sinh chỉ cần biết tên nốt nhạc là Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si... mà không cần thể hiện đúng cao độ của chúng. Để việc đọc nhạc được thực hiện chính xác và dễ dàng, tôi hướng dẫn các em tập xác định và nói tên các nốt nhạc có trong bài qua việc quan sát tranh tập đọc nhạc. Ở bước này, có thể gọi cá nhân học sinh phát hiện và đọc các nốt có trong từng câu nhạc hoặc cũng có thể cho cả lớp đọc đồng thanh. Học sinh chỉ cần đọc tên các nốt nhạc như: Đô, rê, mi… chứ không cần cao độ của các nốt. Ở bước này, chúng ta không nên để mất nhiều thời gian, chỉ nên thực hiện trong khoảng 2 – 3 phút.
51
Về tìm hiểu bài tập đọc nhạc:
Trước khi tiến hành tập đọc nhạc, tôi giới thiệu tới các em bản nhạc bài tập đọc nhạc để các em có những hình dung ban đầu về kiến thức mà các em chuẩn bị khám phá. Bởi vì đây là phân môn tập đọc nhạc nên không cần phải đi quá sâu về giới thiệu tác giả, tôi chỉ đưa ra một số thông tin ngắn gọn về tác giả và trích đoạn trong bản nhạc nào. Cũng có thể cho học sinh được quan sát hình ảnh của nhạc sĩ sáng tác bản nhạc này để các em có thêm hiểu biết. Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực của học sinh, tôi để học sinh tự phát hiện một số kiến thức về âm nhạc như: Em thấy bản nhạc này được viết ở nhịp nào? Có tất cả bao nhiêu ô nhịp? Và để giúp cho việc đọc nhạc được dễ dàng, tôi hướng dẫn các em chia câu cho bài tập đọc nhạc.
Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 8: Mây chiều ( Trang 43 sách Âm nhạc 5 – NXB Giáo dục)
Tôi cho học sinh quan sát tranh bài tập đọc nhạc rồi yêu cầu các em phát hiện: + Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp nào? (Nhịp 3/4)
+ Toàn bộ bài tập đọc nhạc gồm có mấy ô nhịp? (Gồm có 8 ô nhịp)
+ Theo em, bài tập đọc nhạc này có thể được chia làm mấy câu nhạc? (Chia làm 2 câu nhạc: Câu thứ nhất gồm 4 ô nhịp, câu thứ 2 gồm 4 ô nhịp)
2.2.3. Luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu
Về luyện tập cao độ:
Muốn giúp cho học sinh đọc chuẩn xác cao độ các nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, chúng ta phải thực hiện luyện tập cao độ cho học sinh.
Qua bước tập nói tên nốt nhạc, học sinh đã phát hiện được các nốt nhạc được sử dụng trong bài, tôi yêu cầu các em sắp xếp các nốt nhạc theo thứ tự từ thấp đến cao rồi ghi lên bảng. Sau đó, tôi đàn giai điệu của chuỗi âm thanh khoảng 2 âm – 3 âm theo chiều đi lên và đi xuống để học sinh đọc theo tiếng đàn. Đây là một bước rất quan trọng nhằm phát triển tai nghe của học sinh. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng phương pháp dạy truyền khẩu mà để học sinh tự nghe và đọc dựa vào tiếng đàn.
Khi đàn nên chú ý dịch giọng sao cho phù hợp với giọng của học sinh. Tránh đàn cao quá hoặc thấp quá sẽ làm cho học sinh cảm thấy không tự tin tập đọc nhạc ở các bước tiếp theo.
Với những bài có thang âm liền bậc, tôi hướng dẫn học sinh đặc biệt là học sinh năng khiếu đọc các quãng trong thang âm để phát huy khả năng nghe cũng như đọc nhạc cho các em.
52
Sau khi quan sát tranh bài tập đọc nhạc, tôi yêu cầu học sinh nói tên các nốt nhạc được sử dụng trong bài:
+ Em hãy nêu tên các nốt nhạc chính được sử dụng trong bài? (Nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô)
+ Em hãy sắp xếp các nốt nhạc đó theo thứ tự từ thấp đến cao?
Tôi đàn giai điệu của thang âm này một lần rồi yêu cầu học sinh đọc theo chiều đi lên và đi xuống nhiều lần để học sinh nhớ được cao độ các nốt nhạc.
Về luyện tập tiết tấu:
Đây là một bước cũng rất quan trọng, nó giúp cho học sinh đọc đúng trường độ các nốt của bài tập đọc nhạc.
Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh nói tên các hình nốt có trong từng câu nhạc rồi để học sinh tự rút ra âm hình tiết tấu chính của bài. Tuy nhiên công việc này thường chỉ có học sinh năng khiếu mới làm được. Và chỉ khi học sinh không thực sự làm được, tôi mới giúp các em tìm ra vì như vậy mới phát huy được hết tính tích cực, tăng tính tò mò, tự khám phá của học sinh.
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện gõ tiết tấu, tôi thực hiện mẫu 1 – 2 lần rồi hướng dẫn các em thực hiện theo. Đối với những bài có âm hình tiết tấu đơn giản, chỉ sử dụng hình nốt đen và nốt trắng tôi gọi một số cá nhân tự thực hiện gõ rồi cả lớp tập gõ theo.
Để luyện tập tiết tấu, chúng ta có nhiều cách thực hiện nhưng có bốn cách khá phổ biến mà tôi thường áp dụng. Đó là: Miệng đọc âm hình tiết tấu chính; Tay gõ âm hình tiết tấu chính; Miệng đọc kết hợp tay gõ âm hình tiết tấu chính; Miệng đọc tiết tấu kết hợp tay gõ theo phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài Tập đọc nhạc ta chỉ nên chọn 1-2 cách luyện tập thích hợp.
Giáo viên viết tiết tấu của bài Tập đọc nhạc lên bảng (thông thường là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết tiết tấu lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó. Sau đó, giáo viên nên gõ tiết tấu làm mẫu và hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu.
Những lưu ý khi luyện tập tiết tấu:
Có nhiều cách luyện tập, trong đó có 4 cách khá phổ biến mà giáo viên thường áp dụng đó là: đọc tiết tấu, gõ tiết tấu, đọc kết hợp gõ tiết tấu, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài tập đọc nhạc, chỉ nên chọn 1 – 2 cách luyện tập thích hợp. Ví dụ với tiết tấu:
53
Cách thứ nhất, giáo viên đọc: đen đơn đơn đen đen đen đơn đơn trắng. Cách thứ hai, chỉ gõ tiết tấu mà không đọc. Cách thứ ba, giáo viên vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Cách thứ tư, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
Thời gian luyện tập tiết tấu không nên kéo dài, chỉ thực hiện trong khoảng 2-3 phút. Bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thời gian của các bước khác.
Chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu câu mở đầu trong bài Tập đọc nhạc, tuy nhiên khi tập đọc từng câu, nếu xuất hiện những tiết tấu khó, giáo viên có thể hướng dẫn các em luyện tập thêm.
Việc đọc hoặc gõ tiết tấu rất khó thể hiện đúng với nốt nhạc ngân dài, vì vậy giáo viên cần qui ước với học sinh bằng động tác mở rộng hai bàn tay (nếu là nốt ngân dài) hoặc úp hai bàn tay (nếu là dấu lặng)…
Nếu bài Tập đọc nhạc có tiết tấu khó, giáo viên nên sử dụng cách luyện tập tiết tấu đơn giản (đọc tiết tấu hoặc gõ tiết tấu), ngược lại bài có tiết tấu dễ, có thể áp dụng cách luyện tập phức tạp (đọc kết hợp gõ tiết tấu hoặc đọc tiết tấu kết hợp gõ phách).
Cần cho học sinh sử dụng tiết tấu đã luyện tập khi tập đọc từng câu.
Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 8: Mây chiều ( Trang 43 sách Âm nhạc 5 – NXB Giáo dục)
Với bài tập đọc nhạc này, âm hình tiết tấu tương đối đơn giản, chúng ta nên chọn cách miệng đọc kết hợp tay gõ âm hình tiết tấu chính.
Để hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cách gõ các nốt nhạc ngân dài, tôi đã quy ước với các em bằng động tác mử hai bàn tay với những hình nốt trắng và ngón trỏ của bàn tay trái chỉ vào lòng bàn tay phải với hình nốt chấm dôi. Có như vậy các em sẽ không bị cuốn nhịp khi gõ tiết tấu.
2.2.4. Tập đọc từng câu và tập đọc cả bài
Về tập đọc từng câu:
Sau khi thực hiện xong các phần trên, tôi cùng học sinh đi vào khám phá giai điệu của từng câu nhạc. Đây là phần quan trọng nhất khi dạy phân môn này.
Để học sinh có những cảm nhận ban đầu về bản nhạc, tôi đàn giai điệu toàn bài cho các em nghe bằng cách đệm có tiết tấu nhằm gây sự hứng thú cho các em rồi hướng dẫn các em tập đọc từng câu nhạc như đã chia ở trên.
54
Khi tập đọc từng câu, tôi đàn giai điệu 3 lần và yêu cầu học sinh: Lần thứ nhất các em nghe giai điệu, lần thứ 2 các em đọc nhẩm theo giai điệu, lần thứ 3 các em đọc hòa theo tiếng đàn. Sau đó tôi mời cá nhân một số học sinh đọc câu nhạc cho cả lớp nghe (Học sinh năng khiếu) rồi cho cả lớp đọc. Ở bước này, cần phải thật chú ý những nốt ngân dài, tôi luôn nhắc học sinh chú ý ngay từ đầu để học sinh thể hiện đúng trường độ và không bị cuốn nhịp.
Sau khi dạy học sinh tập đọc được hai câu nhạc, tôi hướng dẫn các em đọc ghép. Tôi đàn giai điệu cho các em nghe rồi yêu cầu các em nhẩm theo. Để phát huy khả năng đọc nhạc của học sinh năng khiếu, tôi mời cá nhân đọc ghép theo tinh thần xung phong rồi cho cả lớp thực hiện đọc đồng thanh.
Ở bước này, phải thật chú ý, nếu học sinh đọc sai hoặc chưa chuẩn xác chỗ nào, tôi sửa sai kịp thời cho các em. Tránh trường hợp đến khi vào đọc toàn bài các em đã quen giai điệu trong đầu sẽ rất khó sửa nên kiểm tra cá nhân nhiều sẽ tốt hơn.
Với những câu nhạc có giai điệu giống nhau, tôi thường đàn trước giai điệu một lần rồi cho các em tự nghe, tự phát hiện xem câu nhạc này có gì giống và khác những câu nhạc trước đã học. Như vậy mới phát huy được khả năng nghe nhạc cũng như tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 8: Mây chiều ( Trang 43 sách Âm nhạc 5 – NXB Giáo dục)
Bài tập đọc nhạc này được chia làm hai câu, mỗi câu gồm có 4 ô nhịp.
Sau khi dạy xong câu nhạc thứ nhất, khi đàn giai điệu câu thứ hai tôi yêu cầu học sinh: Em hãy nghe và phát hiện xem câu nhạc này có điểm gì khác câu nhạc trước?
Nếu học sinh đã phát hiện chính xác, tôi mời học sinh năng khiếu thực hiện đọc câu nhạc này rồi cho cả lớp đọc hòa theo tiếng đàn.
Về đọc cả bài
Sau khi thực hiện xong phần tập đọc từng câu, tôi tiến hành cho các em tập đọc cả bài Tập đọc nhạc.
Tôi đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc một lần để học sinh nghe và cảm nhận liền mạch về các câu nhạc vừa được học. Sau đó, tôi đàn giai điệu các nốt nhạc trong bài để học sinh đọc hòa theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Khi thực hiện bước này, tôi thường mời