8. Cấu tạo của đề tài
1.4.1.3 Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ thành (dân gian gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba), số B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội. Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh làm của đất kinh kỳ.
Nhắc đến chùa Diệu Đế, ai cũng biết đây là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Và nơi đây được vua Thiệu Trị coi là một trong hai mươi thắng cảnh của đất kinh đô Huế. Sự biến thiên của lịch sử đã lấy đi ít nhiều vẻ hoành tráng của ngôi tự này nhưng vị trí và vai trò của ngôi cổ tự vẫn không hề thay đổi.
Sau khi lên ngôi năm 1844, vua Thiệu Trị đã lệnh cho xây dựng trên vùng đất nhà vua đã ra đời một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế tự. Sở dĩ chùa có tên là Diệu Đế
vì nhà vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho Kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện. Khuôn viên chùa nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Đằng chạy dọc theo một nhánh sông Hương, phía sau là đường Tô Hiến Thành gần chùa Diệu Hỷ, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế và bên phải là đường chùa Ông.
Khi xưa, chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Kiến trúc ban đầu của chùa rất quy mô, cảnh chùa lúc này rất huy hoàng tráng lệ. Tuy không đẹp bằng chùa Thiên Mụ, nhưng chùa Diệu Đế có vẻ độc đáo riêng, có bốn lầu (hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia). Là một ngôi tự đồ sộ với nhiều công trình lấy sông đào Đông Ba làm minh đường. Chùa được bao bọc bởi la thành có sáu cửa, chính điện là tam quan xây dựng theo lối kiến trúc hai mái đặc trưng của Huế, phía trên có cơi lầu thờ đức Vi Đà Thiên Tôn quay mặt về chính điện.
Trung tâm chùa là chính điện Đại Giác đồ sộ, nguy nga ba gian hai chái. Bên trong điện được thiết trí như sau: bàn thờ chính giữa có hai tầng, tầng trên dùng để tôn trí các pho tượng Tam Thế Phật. Án dưới dành để thờ Thần vị của vua Thiệu Trị, Thần vị này được sơn son thiếp vàng và chạm lưỡng long triều nguyệt. Hai gian tả hữu thờ Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Trên hai bên vách là những pho tượng của các vị A La Hán. Hai bên chính điện là Trí Tuệ Tinh xá và Cát Tường từ thất. Trong một phòng ở phía sau thì có thiết trí một bàn thờ để thờ Tổ đầu tiên của chùa. Tại điện này vào thời Thành Thái – Duy Tân không chỉ có những tượng Phật riêng của chùa Diệu Đế, mà còn có các tượng của chùa Giác Hoàng, của Đạo Nguyên Các, của Trí Huệ tinh xá và của Cát Tường từ thất đem vào tôn trí, cho nên có tất cả 53 án thờ. Đặc biệt, tại chính điện có 4 cột đúc giả gỗ sơn vẽ hình long ẩn vân, trần đúc vẽ rồng 5 móng bay lượn trong mấy, nét vẽ điêu luyện, tinh xảo.
Sau Đại Giác điện, hai bên tả hữu rất cân đối, có hai nhà Tăng Xá, rồi hai trù gia tức là hai nhà bếp. Cạnh hai trù gia xích vào trong có hai cái giếng. Có lẽ là cái giếng phía trái, nước rất trong mà chùa Diệu Đế đang dùng hiện nay là một trong hai cái giếng ngày xưa còn lại. Tất cả các lối đi từ sở này sang sở khác đều được lát bằng gạch Bát Tràng.
Phía trước điện dựng gác Đạo Nguyên gồm tòa nhà ba gian, hai tầng ở chính giữa. Ở tầng trên và chính giữa là bàn thờ Phật Thích Ca, ở bên trái và bên phải là hai
bàn thờ A Nan và Ca Diếp. Ở tầng trệt là bàn thờ của các vị Kim Cang. Sau gác Đạo Nguyên có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữa là lầu Hộ Pháp. Sân trong có La Thành, sân trước có hai nhà lục giác 2 tầng mái, lợp ngói ống âm dương, nhà bên tả đặt Hồng Chung, nhà bên hữu dựng bia đá chú tạo vào tháng sau năm Thiệu Trị thứ sáu (1846) đến nay vẫn còn. Hệ thống La Thành ngoài chùa Diệu Đế xây dựng kiên cố, bề thế, trước có Phượng Môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền khoảng mười bậc lên xuống. Xưa kia, chùa có nhiều lớp tường bao bọc, phía ngoài còn có nhiều trụ biểu đánh dấu chùa. Nhưng trải qua các biến cố lịch sử như vụ Kinh đô thất thủ năm 1882 và năm 1885 chùa Giác Hoàng trong kinh thành bị triệt bỏ thì chùa cũng nằm chung số phận đó. Hầu hết những kiến trúc trong chùa đều bị phá hủy. Và đến năm 1910 thời vua Duy Tân, đã cho kiến thiết lại hoàn toàn chùa, chùa không còn các vách ngăn giữa các khu vực nữa, cũng không còn các trụ biểu. Và nguyên xưa kia trước chùa có 3 cái bên thì này chỉ còn một. Chùa còn có một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng 1m đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom phá hủy mất.
Trước đây, chùa Diệu Đế có nhiều tượng Phật do được chuyển từ chùa Giác Hoàng, sau sự kiện Kinh đô thất thủ (1885). Cuối năm này, chính phủ Nam Triều đặt sở Đúc Tiền ở Cát Tường Từ Thất, phủ đường Thừa Thiên ở Trí Tuệ Tịnh Xá và một tăng phòng làm nhà lao của tỉnh, một tăng phòng làm trụ sở cho Khâm Thiên Giám. Năm 1887, phần lớn các ngôi nhà trong chùa đều bị triệt hạ…Về sau, ngoài cổng La thành xây thêm bốn trụ biểu.
Hiện nay, chùa chỉ còn chính điện, hai bên chính điện đặt Bát Bộ Kim Cang, phía sau có một nhà khách, một bếp. Sân ngoài có nhà bia, nhà chuông, ngoài cùng là cổng Tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp.
Chùa Diệu Đế trải qua thăng trầm của lịch sử, từng huy hoàng, cũng từng suy vong theo thời cuộc, nhưng chùa vẫn đứng vững với thời gian, vẫn là nơi lui tới cho những người con Phật. Ngày nay, chùa đang được trùng tu tuy chưa lấy lại được vẻ huy hoàng xưa nhưng cũng xứng đánh là một nơi để tham quan vãng cảnh.