Kết cấu chịu lực Khung gỗ

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 44)

8. Cấu tạo của đề tài

2.3.2.1Kết cấu chịu lực Khung gỗ

Về mặt bằng tổng thể, các công trình kiến trúc có quy mô lớn ở miền Bắc thường được xây dựng theo các kiểu bố cục chữ nhất - nhị - tam, chữ “công”, chữ “đinh”, hay kiểu “nội công ngoại quốc”. Lý do là sự giới hạn của loại vật liệu – kết cấu gỗ. Còn các công trình xứ Huế thường được xây dựng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” hay còn gọi là “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên mái, nhà nối liền nhà), một lối kiến trúc điển hình của Phú Xuân.

Ví dụ điển hình cho công trình đẹp được xây theo kiểu nhà kép này trong kiến trúc cung đình Huế là điện Thái Hòa trong Hoàng cung.

Về kiến trúc, cung điện này được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có bảy gian hai chái. Nhà trước và nhà sau được hợp nhất trên một mặt bằng để tạo không gian rộng lớn, liên hoàn với hệ thống vì kèo thứ ba, đỡ một hệ thống trần gỗ uốn cong lên, được gọi là “trần võ cua”. Bộ phận kiến trúc đặc biệt này có hai chức năng; kết nối hai bộ sườn nhà sau và trước tạo thành bộ sườn thống nhất và tạo ra không gian chung cho điện, chức năng thứ hai là cái mắng hứng nước mưa từ mái nhà trước và sau chảy xuống.

Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm theo kiểu "vì kèo cánh ác", nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc và chạm trổ tinh xảo. Ngoài việc có vai trò kết cấu đỡ toàn bộ hệ mái ngói thì hệ vì kèo này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên giá trị thẫm mỹ của không gian nội thất. Tòan bộ hệ thống vì kèo, rường cột, xuyên trến ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng mẹo chắc chắn. Việc xử lý bằng trần ở phía sau vừa nhấn mạnh cho không gian phía trước rộng lớn với hệ vì kèo tinh

tế, thẩm mỹ; vừa tạo nên tỷ lệ và chiều cao hợp lý, thuận tiện cho việc bài trí ở chánh điện.

Trong kiến trúc Phật giáo Huế, kết cấu ngôi chùa mang ảnh hưởng rất lớn từ phong cách kiến trúc cung đình, thể hiện rất rõ ở ngôi chính điện. Chính điện chùa Huế thường chỉ khiêm tốn có 3-5 gian, hai chái. Chủ yếu là khung gỗ và cho dù xây gạch lợp ngói thì bên trong vẫn là kiến trúc sườn nhà và nhiều cột kèo bằng gỗ.

Ngôi chính điện chùa Thánh Duyên là một ngôi nhà rường đặc trưng với ba gian hai chái cao rộng, thoáng mát được kiến trúc hai tầng và mái lợp ngói liệt theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” đặc trưng của Huế. Tuy nhiên, hệ thống vì kèo ở đây tương đối đơn giản, chỉ như kiểu “vì kèo cánh ác” của hệ thống vì kèo nhà sau điện Thái Hòa; chứ không phải kết cấu cầu kì và tinh xảo như bộ vì kèo “chồng rường – giả thủ” của tòa tiền điện. Hệ consơn nằm ngang kiểu đấu củng Trung Quốc đã được cải biên ra đời thay cho hệ thống bẩy phát triển ngoài miền Bắc. Tạo nên một đặc điểm rất đặc trưng của kiến trúc gỗ ở miền Trung, thể hiện qua những bộ vì cao thoáng, kết cấu theo lối biến thể của vì kèo chồng rường. Kết cấu này cũng được bắt gặp rất nhiều ở chùa một gian hai chái, kiểu tứ vị tam gian, cột kèo xuyên trếnh như ở chùa Đông Thuyền, chùa Quảng Tế.

2.3.2.2 ặc trƣng kết cấu bao che – mái chùa

Tổ hợp mái kiểu chồng diêm (trùng thiềm) là một “thức kiến trúc” mới mang đậm phong cách kiến trúc chung của cung điện triều Nguyễn, song kiểu mái này vẫn được sử dụng nhiều trong những công trình chùa ở Huế (như là chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc, Vạn Phước, Kim Sơn, Linh Quang, Tây Thiên).

Bộ mái “chồng diêm” đặc trưng nhất cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn là bộ mái điện Thái Hòa. Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng), nhưng không phải là một dãi liên kết mà được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái "chồng diêm" hoặc "trùng thiềm". Giữa hai tầng mái trên là dãi cổ diêm chạy quanh bốn mặt của tòa nhà. Dãi cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam (đồng tráng men nhiều màu) theo lối nhất thi nhất họa. Bộ mái được phân chia ra thành ba tầng như thế mục đích là để tránh đi sự nặng nề của tòa nhà, đồng thời để tôn cao ngôi điện. Một cách khác nữa để tạo ra ảo giác chiều cao cho tòa nhà vốn thấp là

những hàng cột hiên đắp bằng gạch và vôi vữa với đường kính thu nhỏ được cắm chân xuống mặt sân, chứ không cho đứng trên mặt nền. Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long. Giữa nóc tiền điện trang trí bầu rượu bằng pháp lam.

Kiến trúc chùa Huế đã tiếp thu lối kiến trúc cắt mái tầng, tạo dáng cổ lâu, làm cho mái chùa có phần thanh thoát, nhẹ nhàng, khác hẳn với cấu trúc của đình chùa miếu vũ ở miền Bắc trước đó.

Các ngôi chùa ở Huế như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên, chùa Diệu Đế, chùa Báo Quốc… Trong kiến trúc các ngôi chính điện, tổ hợp mái đều được xây dựngg theo kiểu “chồng diêm” mang đặc trưng của kiến trúc cung đình này. Vẫn là tổ hợp mái được chia tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự. Tuy nhiên, ở kiến trúc chùa, mái thường được chia làm 2 tầng, thay vì 3 tầng như ở mái điện Thái Hòa. Kết cấu nhìn đơn giản và kiểu thức trang trí cũng dân giã, bình dị hơn.

Nóc nhà

Trang trí trên mái thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn lên đầu đao, bờ quyết trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần của tòa nhà, được làm từ nung hanh vữa truyền thống hoặc đắp nổi mảnh sành để trang trí.

Chính điện với cách xây mái “trùng thiềm”, góc mái thẳng, đầu mái mang lại cảm giác cong do bờ nóc và trang trí nóc tạo thành. Đỉnh nóc trình bày với các mô-tip lưỡng long chầu bình cam lồ, lưỡng long chầu mặt nguyệt hoặc chầu hỏa luân xa; các cù giao có long lân qui phụng là lối kiến trúc có ảnh hưởng từ các cung điện nhà vua. Nhất là khi ta nghiên cứu hình điện Thái Hòa nhìn từ xa, thì tất cả các kiến trúc khác về tiền đường và Đại Hùng Bảo Điện ở các chùa Thiên Mụ, Thánh Duyên, Từ Đàm có phần giống nhau rất rõ ràng. Dãi cổ diêm ở cung điện trình bày thơ của các nhà vua, trang trí hình vẻ và thơ văn trên những tấm pháp lam theo lối nhất thi nhất họa thì dãi cổ diêm mái chùa Huế lại trình bày sự tích Đức Phật..

Mái chùa truyền thống Bắc Bộ thường gặp là kiểu “tầu đao lá mái” với kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, bẩy góc… mái được làm võng theo đường dốc mái hơn rất nhiều so với mái chùa ở Huế; với các đầu đao cong vút, mang lại cảm giác nhẹ hơn cho phần mái nặng nề chiếm tới 2/3 công trình. Tuy nhiên, phần lớn các công trình kiến trúc còn

lại hiện nay thuộc dạng đầu hối bít đốc với phần mái chiếm tỷ lệ tương đương với 1/2 toàn bộ chiều cao công trình.

2.4 Ảnh hƣởng về màu sắc

Nếu các hình tượng tạo hình và khối hình kiến trúc phản ánh những đặc điểm, nguyên tắc nghệ thuật nhất định, thì màu sắc lại có giá trị lý giải, dẫn dắt những vấn đề tâm thức, tình cảm, ý nghĩa biểu hiện, tượng trưng và những thông tin hình tượng mang tính đa nghĩa. Màu sắc trong cung đình Huế thể hiện sâu sắc tình cảm, ý thức thẩm mỹ, biểu lộ chức năng của mỗi công trình. Màu sắc ở đây cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo; thế nên màu sắc không còn là vật liệu tạo hình thuần tuý mà đã có thêm những nội dung mới phản ánh tính sâu sắc, khúc chiết và rõ nét tâm linh. Trong khoảng 300 công trình kiến trúc cung đình Huế còn lại (thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền miếu…), đáng chú ý là cổng Hiển Nhơn với những gam màu nóng chủ đạo rực rỡ, biểu hiện cho uy quyền, vinh hiển của triều đình, những người có công đức, quyền cao chức trọng; cửa tam quan của cung Trường Sanh (công trình dành cho các bà hoàng) với những gam màu lạnh nhằm biểu hiện nữ tính, thanh nhã, kín đáo, của người phụ nữ Huế, hơn nữa, những người phụ nữ cao quý của triều đình. Đặc biệt, màu vàng cam duy nhất được tô trong vòng cung ở Thế miếu và Triệu miếu đủ để người xem cảm nhận được sự hữu hạn của mình trong cái vô hạn, bí ẩn của vũ trụ.

Sự ảnh hưởng về màu sắc trang trí của kiến trúc cung đình được thể hiện vào kiến trúc tôn giáo ở những gam màu vàng cam, đỏ trong nội thất cũng như ngoại điện chùa Thánh Duyên, chùa Diệu Đế, chùa Từ Hiếu... Những lối đi màu trang trí trên các liên ba, đố bản.

Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các kiến trúc thời Nguyễn với cấu kiện gỗ chiếm vị trí quan trọng, đều được sơn son, thếp vàng và trở thành trang trí chủ đạo của kiến trúc cung đình. Tự thân sơn son thếp vàng đã đủ tạo nên ánh sáng có cường độ phản chiếu cao, làm cho mỗi chi tiết kiến trúc thêm ấn tượng với vẻ rực rỡ, nhưng vẫn sâu thẳm, tôn nghiêm. Như vậy, sự hình thành màu sắc kiến trúc với những biểu hiện thẩm mỹ riêng biệt có cội nguồn từ đời sống tinh thần của người Huế, của thiên nhiên sông nước và điều kiện địa lý khác của dải đất miền Trung là biểu hiện tập trung của “thiên nhân tương dữ”, của mối quan hệ “Thiên - Địa - Nhân”. Từ màu sắc, có thể hiểu cả

một phong cách, xu hướng thẩm mỹ và những giá trị nguyên thủy bản chất của truyền thống mỹ cảm dân tộc.

2.5 Ảnh hƣởng về trang trí điêu khắc

Là một trung tâm chính trị - văn hóa – kinh tế…của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật cực kỳ tinh xảo.

Xét về mặt nguồn gốc, kiến trúc cung đình Huế tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê và từ trong sâu thẳm, người ta vẫn dễ dàng nhận ra tình yêu dân tộc, nét văn hoá đặc trưng của một đất nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước qua những hình ảnh trang trí trên các công trình kiến trúc.

Trong các công trình kiến trúc truyền thống tại Huế, đặc biệt là các công trình kiến trúc cung đình và những công trình mang ý nghĩa tôn giáo như đền, chùa, miếu mạo... thì mảng điêu khắc được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên vẻ đẹp cho công trình.

Ở các ngôi chùa xứ Huế, điêu khắc trang trí trên gỗ không phong phú như các ngôi chùa miền Bắc. Nhưng nếu điêu khắc trang trí tên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi chùa xứ Huế lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.

2.5.1 Hình tượng Rồng

Hình ảnh trang trí đầu tiên mà ta dễ dàng bắt gặp ở các công trình kiến trúc Huế là hình con rồng.

Đã từng là kinh đô cuối cùng của triều Nguyễn từ năm 1802-1945, Huế là nơi còn lưu giữa lại gần như nguyên vẹn các công trình kiến trúc trong đó Rồng là biểu tượng không thể thiếu, tượng trừng cho uy quyền của bậc đế vương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dạng trang trí hình rồng phát triển theo từng thời kỳ, mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc truyền thống ở Việt Nam, hình tượng con rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua. Trong quan niệm dân gian thì hình ảnh con rồng là biểu hiện ước mong mưa thuận gió hoà.

Dạo bước vào các di tích như Đại Nội, lăng các vua như Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức cũng như qua miền phủ đệ hay đến thư thả tâm hồn với các ngôi Quốc tự như Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên…đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh con rồng.

Rồng xuất hiện nhiều trên các diềm mái ngói, ở ô – hộc trang trí dưới phần mái, cột kèo hay chạm khắc trên các đồ dùng như đỉnh đồng, khay chén, chậu…Rồng thời Nguyễn hình dáng cân đối, không quá ốm hay mập. Rồng toát lên vẻ đẹp uy quyền của bậc minh quân: oai vệ - lực lưỡng – thông minh – thần khí.

Đặc biệt là sự giống nhau của hình tượng con Rồng trong trong mây ở 2 bức tranh kinh điển của nghệ thuật kiến trúc Huế: bức họa “Long Vân Khế Hội”còn gọi là “Cửu Long Ẩn Mây” trên trần chánh điện quốc tự Diệu Đế và bức “Bửu Họa Long Vân” trên trần cung Thiên Định (lăng vua Khải Định). Hiện được giới họa sĩ hiện đại công nhận là những bức tranh họa hoàng tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa Việt Nam.

Bức “Long Vân Khế Hội” dài hơn 10m, rộng gần 11m, thể hiện 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa về sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính vì vậy, ngoài giá trị đặc sắc về tính lịch sử - văn hóa – nghệ thuật, bức tranh này còn mang ý nghĩa tâm linh và có giá trị quan trọng trong đời sống tôn giáo của người Huế nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung.

2.5.2 Hình tượng Lân – Quy – Phụng

Con vật thứ hai xuất hiện khá nhiều trong các công trình kiến trúc Huế, đó là con lân - được gọi đầy đủ là kỳ lân (trong dân gian gọi là con sấu). Kỳ lân là phát triển của long mã, biểu tượng cho sự kết hợp thời gian và không gian, cho sự an bình. Thường được trang trí thành bậc thềm ở các cung điện, lăng tẩm. Rùa là con vật xuất hiện cùng với long và lân trong các mô tip trang trí “long lân qui phụng”. Trong quan niệm cung đình, lân là hình ảnh biểu trưng cho sự bền vững của xã tắc. Trong quan niệm của dân gian, rùa là hình ảnh tượng trưng của sự sống lâu. Trong Văn miếu ở Hà Nội và Huế, hình tượng rùa được sử dụng như vật đỡ chân bia đề tên các vị khoa bảng. Trong các trang trí mỹ thuật cung đình Huế, có nhiều hình ảnh rùa dân gian cũng xuất hiện nhiều, đó là hình rùa đội lá sen, rùa hoá sen, đây là những hình ảnh

trang trí mang tính chất mỹ thuật dân gian rất xa xưa. Và nay, nếu cất công tìm kiếm ta sẽ bắt gặp nhiều ở các cổng trong Đại Nội Huế.

Phụng là vật tứ linh thứ tư cùng đi với long, lân và rùa. Phụng thường được trang trí ở các công trình dành cho nữ giới như cung điện, đền thờ, lăng tẩm. Ở Huế, có lăng mộ của bà Chiêu Nghi hiện vẫn còn hình Phụng được khắc rất sắc nét.

Trong kiến trúc chùa, bộ ba còn lại đi với Long trong tứ linh thường xuất hiện ở các bờ quyết, nóc nhà với hình tượng Long phụng chầu hồ… được khảm sành sứ, trang trí trên tường hay vách điện. Hoặc tượng đá kỳ lân trấn giữ chính điện như ở chùa Diệu Đế.

2.5.3 Bình Phong

Hầu như ai cũng biết, xét về phong thuỷ xứ Huế thì núi Ngự Bình được coi như

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 44)