Đặc điểm của những ảnh hưởng kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 55 - 63)

8. Cấu tạo của đề tài

2.6 Một số nhận xét

2.6.2.2 Đặc điểm của những ảnh hưởng kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở

ở Huế

-Những điểm nhấn trong phong cách kiến trúc mang đậm dấu ấn/chất vùng miền :

Kiến trúc Huế, cho dù tồn tại ở mảng cung đình hay tơn giáo, hết thảy đều gặp nhau ở những điểm tương đồng vốn đã định hình thành phong cách, mang đậm dấu ấn vùng miền: cột cao, nhỏ; bộ mái mỏng; nhẹ, thẳng, hơi vuốt lên ở đường quyết hay đầu mái bằng những hồi văn, hoặc mụt mây; chi tiết trang trí phổ biến ở những mảng chạm nông, chú trọng đến từng tiểu tiết và sự lấn át của điển tích phong kiến. Phong cách này hoàn toàn khác với đặc trưng kiến trúc ở miền Bắc với: cột thấp, to; bộ mái dày, nặng, vuốt cong đầu đao; chi tiết trang trí phổ biến ở những mảng chạm sâu, chú trọng hình khối và đầy ắp tính dân gian.

- Sự hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên đã đạt đến mức tuyệt diệu và hoàn chỉnh tạo nên sự gần gũi với con người.

Kiến trúc Huế có truyền thống trên nền kiến trúc “tạo cảnh”: với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hòa quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông, núi rừng, bãi bồi xứ Huế. Vì thế nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nước ta đã nhận xét, nếu như Đà Nẵng là thành phố của đá thì Huế là thành phố của nhà vườn, là thành phố có nền kiến trúc “tạo cảnh” – thiên nhiên, kiến trúc và con người hòa quyện vào nhau.

Tổng thể kiến trúc ngơi chùa - khu vườn nhỏ, “ẩn tàng/hịa điệu” cùng thiên nhiên vùng Huế - khu vườn lớn - hình ảnh đặc trưng của một loại hình di sản kiến trúc:

Bản thân kiến trúc sẽ trở về nguyên vẹn thuộc tính của một dạng cấu trúc dùng trú nắng, che mưa, nếu không đặt chúng trong một bối cảnh tương hợp, nhằm làm rõ ý nghĩa vốn có.

Tương tự, ngơi chùa với đơn thuần là những đơn nguyên kiến trúc, cho dù đó là điện Phật, tăng xá, hay tịnh trù vẫn chưa là dạng kiến trúc phản ánh đầy đủ tinh thần của Phật giáo, nếu không đặt chúng trong tổng thể của sinh canh khu vườn: vườn chùa/vườn thiền... với những giá trị văn hóa đặc trưng.

Chùa Huế thuộc hẳn phạm trù văn hóa phi vật chất của xứ Huế, cho nên với trên bốn trăm ngôi chùa - kể cả chùa của Sơn môn Huế và chùa làng, chùa Khuôn, xứ Huế quả là kinh đơ Phật giáo. Chùa Huế có một phong cách mang mang tự tại. Các ngơi chùa núi,

phần nhiều có kiến trúc, cấu trúc vườn chùa và cảnh trí thiên nhiên khơng sai khác nhau là mấy. Tất cả đã gần như tương đồng với nhau trong một đại khối tinh thần Từ bi, Đạo hạnh; cốt cách thiền phong và môi trường thiên nhiên trong lành, đầy cây xanh bóng mát, nhất là sạch sẽ, chùa nào cũng sạch bóng, n lặng đã tạo cho ngơi chùa Huế có phong cách trầm lắng, tĩnh mặc, thanh thản vô biên.

Dạng kiến trúc truyền thống với mẫu hình nhà rường phổ biến, hình khối kiến trúc của những cơng trình là mái thẳng, đường nét thanh nhã phù hợp với những cấu kiện gỗ hướng đến chiều cao được xác định phù hợp với tỷ lệ, trong khung cảnh khu vườn với sự quy hoạch đầy ngụ ý đã làm nên nét đặc trưng của chùa Huế. Khoảng cách mong manh và rất gần gũi giữa chúng (cộng đồng, Phật tử, người mộ đạo) - chùa (kiến trúc và

tổng thể kiến trúc) với sinh cảnh tự nhiên vốn có nơi ngơi chùa được thiết lập đã là tất cả

những gì nói lên thuộc tính của một thành phố di sản.

Cố đơ Huế trơng giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng khơng gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngơi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thốt, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngơi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hịa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế.

Rõ ràng, sự hài hòa giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hòa tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế. Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động. Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường tồn đến hơm nay.

- Kiến trúc đẹp tinh tế, không đồ sộ, khoa trương

Trong không gian một kinh đô thơ mộng, núi đồi thấp và sơng bình lặng, nét đẹp của Huế chỉ là cái đẹp tinh tế, không đồ sộ, khoa trương. Ngay cả kiến trúc cung đình so với những nước khác vẫn rất khiêm tốn, thì chùa Huế càng khơng thể là những chùa đồ sộ.

Ở Huế, chưa từng có những ngơi chùa trăm gian như chùa Dâu hoặc những ngôi chùa mà phu phen phục dịch xây cất hàng vạn người suốt mấy năm trời như chùa

Quỳnh Lâm ở Đơng Triều, chùa Sài Nghiêm của Chí Linh hay chùa Hồ Thiên ở Kinh Bắc… Với kiểu kiến trúc này, ngơi chùa thường mang lại cảm giác dung hịa và “ẩn mình” vào thiên nhiên, gần gũi với dân gian.

Là một tổng thể khá hoàn chỉnh, nhưng kiến trúc chùa ở Huế không to lớn chống ngợp, khơ khan như kiến trúc chùa ở một số vùng miền khác. Ngược lại, đây là một hình thái kiến trúc tinh tế, các cơng trình kiến trúc gắn bó với cảnh quan sơng núi hữu tình, chứa đựng những nét trang trí chạm khắc tinh xảo. Trong kiến trúc cố đơ Huế nói chung, kiến trúc cung đình và tơn giáo nói riêng, nghệ thuật tạo hình khơng gian đã đạt đến tính hịa điệu, gây được ấn tượng thẫm mỹ cao. Nét tinh tế, tài hoa của người xưa ẩn dấu tài tình trong mỗi góc cạnh của vẻ đẹp kiến trúc và thiên nhiên.

-Hệ thống mơ-tip trang trí

Nét dung hợp của Tam giáo (Lão – Phật – Nho) trong sự nổi trội của Phật giáo. Nguyên lai, các chùa đều thấp. Trên mái chạy đường tàu nóc và chẳng trình bày long phụng gì. Hai đầu có những hoa văn đơn giản tơ nổi theo kiểu chạm lọng. Ở giữa nóc có “bầu hồ lô”, hoặc “hỏa luân xa”.

Ngồi những ngơi chùa có kiểu thức trang trí khá đơn giản trên nền tảng của bộ rường nhà truyền thống, khơng ít những ngơi chùa ở Huế thể hiện sự đa dạng trong đồ án trang trí, thể hiện rất rõ nét dung hợp của tam giáo đồng nguyên, vốn là tinh thần căn cốt của một thời kỳ lịch sử.

Sự lán át của hệ thống hồi văn (chữ vạn và các biến thể, chữ T, mặt rạn…), hệ đề tài mô-tip trang trú thực vật (hoa, lá, quả phật thủ…), hệ bát bửu Phật giáo (dấu

chân Phật, Pháp luân, Cái lọng, Đuôi cá, Hoa sen, Tù và, Cái tán, Nút huyền bí)…,

những kiểu thức mạng đậm dấu ấn Nho, Lão cũng được thể hiện như đơi rồng trên đầu nóc, hoặc trên những đường quyết.

Trên những kiến thức cổ lâu, ngồi hệ thống trang trí theo kiểu “nhất thi – nhất

họa” rất đặc trưng của Huế, nhiều điển tích Phật giáo cũng được thể hiện như một cách

giáo dục trực quan nhất đối với tín đồ hoặc người quan sát, chiêm ngưỡng. Trên những bức đó và tường vách, nhiều tranh vẽ với đề tài thập bát la hán, những bức thủy mặc đậm chất thiền mơn.

- Lối trang trí nhất thi nhất họa

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế cịn tiếp thu những tinh hoa của

nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Các loại hình trang trí được nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Đặc biệt là lối trang trí nhất thi nhất họa đặc sắc mang tính thẫm mỹ cao.

Nhất thi nhất họa là kiểu thức trang trí một bài thơ, một họa tiết ở hai dạng chất liệu chủ yếu là viết trên nền pháp lam và chạm khắc trên gỗ sơn son thếp vàng. Được dùng trang trí trong các cung điện triều Nguyễn, mang lại những giá trị thẩm mỹ lớn cho cơng trình. Và kiểu thức trang trí này cũng được sử dụng nhiều trong kiến trúc chùa ở Huế, đặc biệt là ở các dãi cổ diêm trên mái chùa. Đây là một đặc trưng không lẫn vào đâu được của những ngơi chùa xứ Huế. Hơn nữa, hình thức trang trí nhất thi nhất họa cũng đã tự thân bộc lộ ra bên ngoài những đặc điểm thẩm mỹ của nó, nhưng quan trọng hơn vẫn là những nội dung tư tưởng sau những câu chữ được đề cập đến.

KẾT LUẬN

Di tích kiến trúc được xem như là một loại hình tài sản văn hố. Điều đặc biệt là tài sản này chứa đựng những giá trị rất cô đọng của một giai đoạn lịch sử nhất định của một dân tộc, một đất nước và của những giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau. Tài sản đó biểu hiện sự kết tinh những giá trị trong những cấu trúc về kỹ thuật xây dựng, tổ hợp không gian kiến trúc, sự biểu đạt về thẩm mỹ nghệ thuật, ý thức về sự giao cảm giữa thiên nhiên, môi trường và con người. Tất cả gắn liền với giá trị nhân văn về những giá trị văn hoá phi vật thể.

Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại… Những cơng trình kiến trúc cơng phu đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều các vua Nguyễn. Mỗi cơng trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành “bài thơ đô thị tuyệt tác.”

Sự tác động qua lại và tiếp biến lẫn nhau với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật kiến trúc cung đình mang lại một nền kiến trúc hịa quyện cùng sự tuyệt vời của tạo hóa đã làm cho Huế quá đỗi hài hòa, đến nỗi người ta quên rằng tất cả đều có sự đóng góp của con người. Lúc này, cũng khó để bóc tách được những đặc trưng riêng biệt. Mà nhiều khi, trong nghệ thuật kiến trúc cung đình có những yếu tố của rất dân gian, tôn giáo. Và trong kiến trúc dân gian, tơn giáo hình ảnh của những cung điện, thành trì xuất hiện cũng thật rõ nét. Nghệ thuật kiến trúc cung đình với những giá trị đỉnh cao của mình đã thể hiện đúng vai trị, vị trí đi đầu trong một nền kiến trúc phong

phú của xứ Kinh kỳ cùng tiếp biến với những xu hướng thời đại để tạo và giữ cho mình bản sắc rất riêng. Và kiến trúc chùa Huế đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa đó, để thơi hồn cho nghệ thuật kiến trúc của mình trở nên ấn tượng hơn. Ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người Huế hòa quyện với nhau để tạo thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật đặc thù của dân tộc. Đến Huế, người ta dễ nhận ra được tâm hồn Việt Nam.

Với ý nghĩa đó, nghiên cứu nền kiến trúc dân tộc đã thực sự được thừa nhận là một lĩnh vực hoạt động khoa học cần thiết để nhằm hướng đến giữ gìn, bảo lưu một cách tồn diện, đầy đủ và chân xác các giá trị hữu hình và vơ hình của tài sản văn hố kiến trúc cho các thế hệ mai sau. Vì sự nghiệp cao đẹp về bảo tồn tài sản văn hố ln hướng đến tương lai để các giá trị văn hố sẽ mn đời tồn tại xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc, của đất nước 4000 năm văn hiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Vạn Trân (2002), Kiến trúc –Tiêu chuẩn và Cái đẹp, Nhà xuất bản Xây

dựng.

2. Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh (2009), Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Nhà xuất bản Xây dựng.

3. Giới Hương (Phỏng dịch - 1994), Văn bia chùa Huế (Tài liệu lưu hành nội bộ) 4. Hà Xuân Liêm (2007), Những chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nhà xuất bản Văn

hóa thơng tin.

5. Hà Xn Liêm – Thích Hải Ấn (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Hàn Tất Ngạn (2010), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản Xây dựng.

7. Hoàng Lan Tường (2008), Kiến trúc dân gian, tôn giáo và cung điện ở Việt

Nam, do Trung tâm Châu Á- Thái Bình Dương và Trung tâm Nghiên cứu Khoa

học Xã hội Nhân văn thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan xuất bản. 8. Hồ Vĩnh (1996), Dấu tích văn hóa thời Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hóa. 9. Hồ Vĩnh, Giữ hồn cho Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa.

10.Lê Thanh Đức (2001), Đình làng Miền Bắc, Nhà xuất bản Mỹ thuật.

11.Lý Kim Hoa (2003) (Sưu khảo – Biên dịch), Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu

Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945, Nxb Văn hóa Thơng Tin.

12.Mạc Chấn Lương (2009), Tạc tượng Phật và kiến trúc chùa, Nhà xuất bản Mỹ thuật.

13.Ngô Huy Quỳnh, Đặc trưng kiến trúc Việt, T/c Dân tộc học số 1/1980.

14.Ngơ Huy Quỳnh (2009), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng.

15.Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Viện Đại học Vạn Hạnh

16.Nguyễn Đình Tồn (2009), Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Nhà xuất bản Xây dựng.

17.Nguyễn Đức Thiềm (2007), Khía cạnh Văn hóa – Xã hội của kiến trúc, Nhà

xuất bản Xây dựng.

18.Nguyễn Hữu Thái (2001), Những vấn đề kiến trúc đương đại Việt Nam, Nhà

xuất bản Xây dựng.

19.Nguyễn Việt Châu (2008), Kiến trúc cơng trình cơng cộng, Nhà xuất bản Xây dựng.

20.Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay - Di tích và thắng cảnh, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.

21.Phan Thuận An (2001), Kiến trúc Cố đơ Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa. 22.Phan Thuận An (1999), Kinh Thành Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa.

23.Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, Nxb Thuận Hóa

24.Tơn Thất Bình (2006), sách song ngữ Anh – Việt , Có gì lạ trong cung Nguyễn, Nhà xuất bản Trẻ.

25.Tràn Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Danh lam xứ Huế,

Nxb Hội Nhà văn.

26.Trần Đức Anh Sơn (2008), Huế - Triều Nguyễn một cái nhìn, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng Tin.

27.Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa –Thơng tin.

28.Trịnh Cao Tưởng (2009), Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học, Nhà xuất bản Xây dựng.

29.Viện KHCN Xây dựng (2002), Khoa học Công nghệ bảo tồn, trùng tu di tích kiến trúc, Nhà xuất bản Xây dựng.

30.Vũ Tam Lang (2008), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng – Hà

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ẦU ............................................................................................................ 1

1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 4

3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4

5. Các nguồn tài liệu ....................................................................................................... 5

6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5

7. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 6

8. Cấu tạo của đề tài ........................................................................................................ 7

NỘI DUNG ..................................................................................................................... 8

ƢƠN 1. VÀI NÉT VỀ VÙN ẤT, ON N ƢỜI VÀ CÁC CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚ UN ÌN , ÙA Ở HUẾ ............................................................... 8

1.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 8

1.1.1 Vị trí ....................................................................................................................... 8

1.1.2 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................... 8

1.2 Lược sử vùng đất Huế ............................................................................................... 9

1.3 Hệ thống cơng trình kiến trúc cung đình Huế ......................................................... 10

1.3.1 Kinh thành Huế ..................................................................................................... 11

1.3.2 Các di tích ngồi kinh thành ................................................................................. 14

1.3.2.1 Lăng tẩm ............................................................................................................ 15

1.3.2.2 Các di tích khác ................................................................................................. 19

1.3.3 Đặc trưng của kiến trúc cung đình Huế ................................................................ 21

1.4 Hệ thống cổ tự ở Huế............................................................................................... 24

1.4.1 Hệ thống Quốc tự ở Huế ....................................................................................... 24

1.4.1.1 Chùa Thiên Mụ .................................................................................................. 24

1.4.1.2 Chùa Thánh Duyên ............................................................................................ 25

1.4.1.3 Chùa Diệu Đế .................................................................................................... 29

1.4.2 Một số tổ đình, cổ tự tiêu biểu ở Huế ................................................................... 31

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)