Cấu trúc Tổ hợp không gian

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 36)

8. Cấu tạo của đề tài

2.1.2 Cấu trúc Tổ hợp không gian

Trong toàn cảnh cũng như từng thành tố cấu thành kiến trúc công trình, sự đăng đối tiếp thu từ kiến trúc cung đình vẫn được đưa lên vị trí hàng đầu.

Kiến trúc cung đình: Trong ý đồ quy hoạch mặt bằng tổng thể Đại Nội Huế, không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. Định vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên như điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành. Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc chặt chẽ và đăng đối. Các công trình đều đối xứng qua trục chính hướng Bắc - Nam (Dũng đạo) và ở những vị trí tiền - hậu, thượng – hạ, tả - hữu luôn nhất quán, xuất phát từ quan niệm của Nho giáo như tả nam, hữu nữ, tả văn, hữu võ, tả chiêu, hữu mục… Đối xứng từng cặp qua Dũng đạo (từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự) với các công trình điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái, lầu Kiến Trung: bên phải có Thế Miếu, thì bên trái có Thái Miếu; bên phải có Hưng Miếu, thì bên trái có Triệu Miếu; bên phải có điện Phụng Tiên, thì bên trái có Phủ Nội Vụ… gây được cảm giác các lớp kiến trúc trùng trùng, điệp điệp.

Hay trong từng khu nhỏ cũng được sắp xếp theo lối đối xứng này. Như khu vực Tử Cấm thành, sự đăng đối được thể hiện qua việc sắp xếp sau Đại Cung môn: hai bên điện Cần Chánh có nhà Tả, Hữu Vu là nơi các vua quan ngoài chờ và sửa sang, chỉnh đốn trang phục trước khi thiết triều. Chái bắc Tả Từ Vu là viện Cơ Mật, chái nam là phòng Nội Các, nơi đây tập trung phiến tấu của các Bộ, nha trình vua ngự lãm. Sau lưng điện Cần Chánh là hai dãy trường lang hai bên. Ngoài những công trình chính được sắp đặt trên một đường thẳng sau cửa Đại Cung, Tử Cấm thành còn có những cung điện, lầu tạ khác hai bên tả hữu là khu vực phục vụ việc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua và hoàng gia như: Thượng Thiện Đường, Thái Y viện, Duyệt Thị Đường, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, gác Đông Các, Tu Khuê tơ lầu, điện Quang Minh (chỗ ở của Đông cung hoàng tử), điện Trinh Minh (chỗ ở của các bà phi), viện Thuận Huy (chỗ ở của các bà Tân), lục viện… đều ở những vị trí đăng đối với nhau.

Sự đăng đối trong kiến trúc cung đình Huế…

Kiến trúc chùa: Với những ngôi chùa Huế truyền thống thường có lối cấu trúc theo kiểu chữ Nhất (), chữ Đinh (), chữ Công (), chữ Khẩu (), hay nội Công - ngoại Quốc (),... Trong đó, kiểu kiến trúc chữ Khẩu là phổ biến và ấn định rất nhiều đặc trưng. Đặc biệt là sự đăng đối trong cấu trúc không gian của các công trình.

… là yếu tố được đưa lên hàng đầu trong tổ hợp không gian kiến trúc chùa

Sơ đồ chùa Thiên Mụ

Chú thích: 1. Tháp Phước Duyên 9. Lầu Chuông 2. Nền đình Hương Nguyện cũ 10. Lầu Trống

3. Đại Hồng Chung (1710) 11. Tượng Dược Xoa Đại tướng

N 15 11 11 10 8 9 3 6 4 5 5 22 14 13 12 1 2 …….

4. Bia và Rùa đá (1715) 12. Điện Đại Hùng 5. Bia thời Thiệu Trị (1846) 13. Điện Địa Tạng 6. Bia thời Thành Thái (1899) 14. Điện Quan Âm 7. Bia thời Khải Định (1920) 15. Nhà Tăng 8. Cửa Tam quan

Từ khi được chính thức khởi lập năm Tân Sử (1601) dưới đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho đến nay, chùa Thiên Mụ đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1695, 1710, 1714… rồi lại được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Mặc dù ngôi chùa này được xây dựng ở thế kỷ XVII nhưng tổng thể kiến trúc của ngôi chùa này lại chủ yếu được hoàn chỉnh dưới 3 đời vua Nguyễn đó là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Đây là sơ đồ chùa Thiên Mụ thể hiện tất cả các công trình kiến trúc có ở chùa vào thời cực thịnh với mật độ kiến trúc khá dày. Toàn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật chạy theo hướng Bắc Nam. Sự đăng đối trong bố trí hệ thống kiến trúc được tiếp thu từ kiến trúc cung đình triều Nguyễn được thể hiện rất rõ qua bố cục đối xứng các công trình qua trục chính. Bước qua 39 bậc tam cấp và bốn trụ biểu, hai bên Đình Hương Nguyện (nay chỉ còn nền của ngôi đình) là hai nhà tứ giác đặt hai tấm bia thời Thiệu Trị (1846). Qua đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên với hai nhà lục giác, một nhà để bia (1715) và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1710). Tiếp đến là Tam quan, bên phải có lầu Trống và bên trái là lầu Chuông. Bước qua Tam quan là trục chánh đạo dẫn vào tiền đường và chánh điện, hai bên có hai hàng Tượng Dược Xoa Đại tướng trấn. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền đường, tăng xá.

2.2 Ảnh hƣởng về vật liệu

Chất liệu hay vật liệu xây dựng được sử dụng trong kiến trúc cung đình Huế khá đa dạng: bằng đồng, bằng đá, bằng gạch, bằng gỗ hoặc là sự kết hợp giữa nhiều loại vật liệu. Như Ngọ Môn được xây dựng kết hợp bằng cả gạch-đá-đồng (phần nền đài và cửa) với gỗ-ngói-mảnh sành sứ (phần lầu bên trên); cửa Hòa Bình vừa xây gạch (phần thân) vừa sử dụng gỗ-ngói (phần mái)…

-Gỗ

Đối với kiến trúc cung đình Huế, vật liệu gỗ luôn được xem như là quý hơn cả. Việc sử dụng vật liệu gỗ được coi là bước đột phá của kỹ thuật xây dựng, do tính năng

mềm, bền chắc của nó, đồng thời cũng là vật liệu dễ tìm. Gỗ là thành phần cơ bản và được sử dụng phổ biến trong kết cấu chính của công trình, đặc biệt là ở lối kiến trúc nhà rường đặc trưng của xứ Huế. Trong kiến trúc cung đình Huế, khung nhà hoàn toàn bằng gỗ với hệ thống các cột, vì kèo, xà… thì tường ngăn cũng làm bằng những ván “liệt bản” nối liền nhau bằng những “đố búp măng” hay những đố gỗ lớn chạm trổ công phu.

Vật liệu gỗ vẫn được bắt gặp trong các kiến trúc chùa truyền thống Huế ở rất nhiều các hạng mục công trình như Tam quan, khung nhà bằng gỗ ở chính điện với lối kiến trúc nhà rường.

Tuy nhiên, gỗ được sử dụng trong các công trình kiến trúc cung đình đa dạng hơn, bao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như: xoan, đinh, lim, sến, táu…có độ bền, chống mối mọt, mục nát của thiên nhiên nhiệt đới. Vì kèo chuồng rường phù hợp với loại gỗ xoan; gỗ lim, táu hợp với các cột cái, cột quân, cột hiên và bẫy đỡ vì tính năng to chắc và tính chịu lực của nó. Còn trong kiến trúc chùa, loại gỗ được sử dụng chủ yếu là lim ở hệ thống cột, vì kèo, xà... có thể chịu đựng khí hậu nhiệt đới qua nhiều thế kỷ.

-Ngói

Trong xây dựng và kiến trúc truyền thống Việt Nam, gạch ngói là vật liệu phổ biến trong kết cấu mái che tạo nên bộ mái, phần bao bọc quan trọng nhất của các công trình. Muộn sau này (có lẽ chỉ cách đây khoảng 2 thế kỷ), cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao về vật liệu xây dựng, mới có loại gạch ngói tráng men màu (ngói lưu ly), là những sản phẩm cao cấp hơn được sử dụng trong các cung điện triều Nguyễn.

Ngói lưu ly là một loại ngói chủ yếu được dùng trong các công trình cho vua quan, như ở Hoàng thành Huế. Theo màu men, ngói lưu ly có thể chia làm 2 loại: hoàng lưu ly, thanh lưu ly. (Ngói hoàng lưu ly chỉ sử dụng cho các công trình của vua, ngói thanh lưu ly dùng cho các công trình của quan lớn hoặc Hoàng hậu); Theo hình dạng và vị trí sử dụng, ngói lưu ly được đặt các tên sau: ngói ống, ngói âm, ngói dương, ngói câu đầu, ngói trích thủy, ngói liệt.

Quá trình phát triển và kỹ thuật chế tác sản phẩm làm từ đất nung ngày càng cao thì kỹ thuật xây dựng càng tiến tới hoàn thiện. Ngói lưu ly đã trở thành một phần quan trọng trong kiến trúc cung đình Huế và khi nhắc đến, người ta thường nghĩ ngay đến các cung điện vàng son gác tía.

Theo như thông lệ, ngói lưu ly chỉ dành cho các công trình của vua quan. Tuy nhiên ở Huế, vẫn có duy nhất một công trình Phật giáo được sử dụng loại ngói đặc biệt này là Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ được xây dựng từ năm 1844 – 1846 dưới thời vua Thiệu Trị. Do đặc trưng về kiến trúc, về màu sắc, nhất là các màu ngói Thanh lưu ly, Hoàng lưu ly, độ nung của các loại ngói này và nét trang trí hoa văn độc đáo mà Tháp Phước Duyên (chùa Thiên Mụ) được xem là một công trình văn hóa mang sắc thái mỹ thuật đặc sắc cho nền văn hóa Phú Xuân.

Và đây rõ ràng là công trình tôn giáo mang ảnh hưởng sâu đậm nhất của kiến trúc cung đình.

-Kim loại

Kim loại, trong các công trình kiến trúc cổ, ít được sử dụng, có lẽ do tính chất đặc thù của nó. Nó được sử dụng nhiều hơn trong các công trình kiến trúc cung đình ở Huế vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là sau ảnh hưởng của nền kiến trúc Pháp. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng và đậm nét dưới thời vua Khải Định và Bảo Đại. Vật liệu kim loại được sử dụng chủ yếu là sắt thép, dùng làm khung trong các công trình bằng bê tông cốt thép, làm cổng như ở lăng Khải Định. Đây là một bước ngoặt trong phong cách kiến trúc truyền thống của dân tộc, thể hiện một phần giao thoa văn hóa trong bối cảnh lịch sử giao thời của đất nước.

Ở các công trình Phật giáo, vật liệu kim loại được sử dụng chủ yếu trong các cuộc trùng tu, tái thiết, sửa chữa chùa được tiến hành trong các thập niên từ đầu đến nửa sau thế kỷ XX. Đó là việc sử dụng các đinh nhỏ trong liên kết các cấu kiện (rất hiếm hoi vì các cấu kiện đều tra mộng, thậm chí đinh chốt làm bằng gỗ). Đầu đao của mái có dùng một mảnh sắt hình giống đầu lưỡi cày thay vì trước đây người ta phải đúc hay nung gốm. Ở giai đoạn sau, kim loại được kết hợp với các vật liệu khác tạo thành các vật liệu hỗn hợp có nhiều công dụng và độ bền cao.

Thành công của nghệ thuật kiến trúc cung đình có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với nghệ thuật kiến trúc chùa ở Huế đó là tính sáng tạo trong việc vận dụng các nguyên liệu sẵn có và hoàn thiện vật liệu khi sử dụng với trình độ kỹ thuật cao, khắc phục những điều kiện tiêu cực của khí hậu nhiệt đới.

Song, cùng với truyền thống đó phải kể đến kết quả của quá trình tiếp thu, dung hợp những sáng tạo của các nước mà từ lâu văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc. Có thể thấy những dấu vết văn hóa ngoại lai trên vật liệu xây dựng từ cổ truyền cho đến hiện đại. Dấu ấn của văn hóa Trung Hoa khá sâu đậm trên các hiện vật gốm, gạch, đá và đặc biệt là trang trí kiến trúc. Từ một số cấu kiện, kết cấu, bố cục, hình khối đến kỹ thuật chế tác, kỹ thuật lắp dựng cũng được người Huế học hỏi nhưng đã cải biến và uốn nắn lại, do đó mang sắc thái riêng.

Cuộc hội ngộ với văn minh phương Tây đã làm cho kiến trúc Huế có sự chuyển mình sâu sắc. Ngoài việc tận dụng những vật liệu sẵn có, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong phong cách kiến trúc Đông Dương, người phương Tây (đặc biệt là người Pháp) đã có công hoàn thiện thêm những chất liệu đó. Sự kết hợp các vật liệu truyền thống thô sơ, gặp rất nhiều ở những công trình cổ, cũng được lặp lại khá độc đáo ở những loại hình kiến trúc mới. Rõ rệt nhất là sự "chung đụng" rất hiệu quả giữa vật liệu xây mới và vật liệu truyền thống, làm bộ mặt kiến trúc hứng khởi, rạng rỡ hơn, hiện đại mà vẫn phù hợp với môi trường.

Trải rộng trong không gian và kéo dài theo thời gian, những công trình kiến trúc dù có hình thức, chức năng, nội dung sử dụng khác nhau nhưng khởi nguyên đều bằng những nguyên liệu có nguồn gốc bản địa. Đá, gỗ, gạch và các vật liệu hoàn thiện hơn đã được con người biến thành công trình mang tính nghệ thuật cao với kinh nghiệm chắt lọc kết hợp với kế thừa, tiếp thu những sáng tạo và khoa học kỹ thuật mới.

2.3 Ảnh hƣởng về kỹ thuật xây dựng

2.3.1 Tam quan

Tam quan là bộ phận không thể thiếu và được xem là bộ mặt của một ngôi chùa, bởi tam quan là cổng chính của tự viện. Chư Tăng, tín đồ và du khách ra vào tự viện đều phải qua cổng tam quan này. Tam quan được xem như cửa ải giữa hai thế giới thánh phàm, tịnh nhiễm nhằm thanh lọc và bảo hộ tâm hồn của hành giả mỗi khi ra vào. Bởi vậy, người ta thường gọi cổng tam quan của nhà chùa là cửa Phật, cửa Tam bảo, cửa Thiền, cửa Từ bi, cửa Giải thoát (Tam giải thoát môn)...

Do vậy, trong bố cục kiến trúc tổng thể của một ngôi chùa xưa, chư Tổ thường đặc biệt quan tâm đến hạng mục kiến trúc cổng tam quan. Mỗi chiếc cổng tam quan xưa đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa con người, cảnh vật và giáo lý giải thoát của nhà

Phật để xây dựng nên nhằm giúp cho người bước vào luôn có cảm giác gần gũi, gạt bỏ ra ngoài những thị phi phiền muộn của thế gian ô trược, dọn lòng thanh tịnh trước khi vào lễ Phật bái tổ.

Điển hình như một số cổng tam quan cổ rất đẹp còn được bảo lưu nguyên vẹn ở Huế mà mỗi lần bước chân vào người ta đều có cảm giác như đi vào “cửa thiền”. Đó là cổng tam quan chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu, chùa Diệu Viên và cổng tam quan quốc tự Thiên Mụ, quốc tự Diệu Đế, quốc tự Thánh Duyên... Những chiếc tam quan của các chùa trên đều rất cổ, hầu hết được xây dựng từ thời các vua chúa nhà Nguyễn. Nét rêu phong trên những đường nét kiến trúc cổ kính đã đem lại cảm giác an lạc cho mọi người ngay từ khi bước chân vào cổng chùa.

Riêng tam quan của các ngôi quốc tự như Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên có một nét kiến trúc mang ảnh hưởng rất lớn của lối kiến trúc cổng kinh thành Huế. Sự ảnh hưởng trong kiến trúc tam quan của ba ngôi quốc tự này là kết qủa của những lần trung tu, tái thiết dưới thời các vua chúa nhà Nguyễn và được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay.

Tam quan chùa Thiên Mụ được Hoàng hậu Hiếu Khương cho xây dựng lại trong lần tái thiết ngôi chùa năm 1808 cho một diện dạo mang ảnh hưởng của kiến trúc cung đình rất lớn. Phần trên được kiến trúc theo kiểu vọng lâu dạng như nhà bia, bên dưới có 3 lối đi vào thiết kế theo hình vòm. Phần mái vọng lâu của cổng tam quan trên được lợp bằng ngói ống. Các bờ nóc, bờ quyết trang trí hình giao long cách điệu.

Trên thân mỗi chiếc cổng tam quan được trang trí nhiều câu đối bằng chữ Hán nói lên lịch sử và cảnh đẹp của ngôi chùa cũng như những triết lý của nhà Phật cùng hoa văn rồng cuộn và hoa lá cành ghép bằng mẻ sành rất tinh xảo.

Sự kết hợp hài hòa giữa cổng vòm, vọng lâu với những đường nét trang trí cửa vuông tròn, nét tinh tế uốn lượn của bờ nóc, bờ quyết cũng như cách tôn trí các tượng Hộ Pháp... làm cho các cổng tam quan các chùa Từ Hiếu, Báo Quốc, Diệu Viên, Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên vừa trông rất uy nghi, chắc khỏe vừa đem lại cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng cho hành giả cũng như thập phương tín thí và du khách mỗi khi vãn cảnh chùa.

Với lối kiến trúc đặc trưng của cổng tam quan các ngôi cổ tự ở Huế, ngoài những giá trị nghệ thuật còn là một bài pháp trực quan rất có ý nghĩa để khi hành giả bước chân vào chốn già lam lòng trở nên thư thái, nhẹ nhàng và thanh tịnh.

2.3.2 Kiến trúc Phật điện

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)