Chùa Từ Hiếu

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 32)

8. Cấu tạo của đề tài

1.4.2.3 Chùa Từ Hiếu

Được xây dựng từ năm 1843 ở phía Tây cố đô, vị trí gần các lăng tẩm triều Nguyễn, trên một khuôn viên rộng đến 4,5ha. Nguyên là thảo am và phát triển thành một tổ đình, chùa Từ Hiếu là một danh lam liên quan đến lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của Phật giáo tại Huế nói riêng và của đất Thần kinh nói chun trong hơn một thế kỷ rưỡi.

Tổng thể chùa khá hoàn chỉnh với nào hồ bán nguyệt, nhà bia, tiền đường, chánh điện, nhà Tổ... Từ khi thành lập cho đến nay, chùa được cải tạo, nâng cấp và mở rộng khá nhiều lần vào các năm 1848, 1894-1895, 1931, 1962. Trong lần sau cùng này, chùa Từ Hiếu được kiên cố hóa bằng bêtông cốt thép, chỉ có một ít bộ phận là làm bằng gỗ. Đến năm 1971, chùa được trùng tu thêm một lần nữa, chủ yếu là sửa chữa cửa tam quan, hồ bán nguyệt và một số nhà cửa phụ trong khuôn viên của chùa.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, chùa có xây thêm một số nhà cửa bằng vật liệu mới, nhưng vẫn giữ phong cách kiến trúc truyền thống. Ở khu bên phải khuôn viên chùa là “Khu vực nội viện” gồm Tịnh thất, Thiền đường, nhà Giáo thọ, tăng

xá…Ở bên phải khuôn viên là Phật học đường dùng để giảng dạy về Phật học và một số nhà cửa khác.

Hiện nay, trong khuôn viên chùa Từ Hiếu có đến gần 20 ngôi nhà lớn nhỏ, chính phụ khác nhau, nhưng trung tâm vẫn là 4 tòa nhà được bố trí theo hình chữ “khẩu” thường gặp ở các chùa trên đất Huế. Tất nhiên, tòa nhà chính là lớn nhất và quan trọng nhất nằm ở phía trước, bên trong thiết trí nhiều pháp khí và pháp tượng, nơi các nhà sư tụng kinh niệm Phật hàng ngày. Trước sân có 2 nhà bia dựng năm 1849 dưới thời Tự Đức và năm 1899 dưới thời Thành Thái. Cách cái sân sau là Quảng Hiếu Đường, nơi thờ các Thái giám và các Phật tử quá cố đã từng quy y ở chùa Từ Hiếu. Ngôi nhà bên phải sân ấy là Báo Đức Đường, nơi đặt quan tài các nhà sư viên tịch trước khi nhập tháp. Và ngôi nhà bên phải là một ngôi nhà rường dùng để tiếp khách. Trên sân này đặt rất nhiều chậu hoa cây kiểng, và có một cây khế ngọt hơn 100 năm tuổi, uốn thế rất đẹp. Ngoài ra, ở đồi thông trước cửa tam quan của chùa, còn có một cái tháp mang tên là Bồ Đề Tháp được xây dựng vào năm 1896 dùng để chứa đựng các pháp tượng, pháp khí và kinh sách đã bị hư hỏng, rách nát.

Với lịch sử lâu đời và đặc biệt của mình, chùa Từ Hiếu chẳng những là một đại danh lam giữa một khung cảnh thiên nhiên thanh thoát, mà còn là nơi lưu giữ nhiều văn vật quý báu của Huế.

1.4.3 ặc điểm chung về kiến trúc của chùa ở Huế

Đặc điểm chung của những chùa chiền ở Huế là không đồ sộ, xây cất tốn kèm, sử dụng quá nhiều công của nhân dân như các ngôi chùa lớn ở phía Bắc (như chùa Trăm Gian, chùa Dâu…) hay quy mô to lớn như chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), chùa Sài Nghiêm (Chí Linh), chùa Hồ Thiên (Kinh Bắc)… Nếp chùa Huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống ngôi chùa Việt Nam, nhưng tinh tế, không đồ sộ, khoa trương, ít rườm rà, không nhiều gian. Ngôi chùa là ngôi nhà rường bình dị, thân thiết, gần gũi dân gian.

Chính điện thường có 3 – 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng nhẹ nhàng, thánh thoát. Chái nhà hai bên dành cho dành cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền đường, tăng xá. Vườn chùa trồng cây ăn trái, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, tăng chúng, sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu.

Nội thất chùa bình dị, cân đối và không trang trí sặc sỡ. Ngoài bộ tượng Phật Tam Thế truyền thống, bên trái có tượng Quan Công, bên phải là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Vào thời chấn hưng Phật giáo những năm 1950 – 1963, có cải cách lại hệ thống thờ tự: trước Tam Thế đặt thêm tượng Phật Thích ca, gian trái có Bồ tát Địa Tạng, gian phải có Bồ tát Quan Thế Âm, tả hữu thì vẫn đặt Kim cang, Hộ pháp.

Cách kiến trúc chùa viện theo kiểu chữ khẩu (囗), chữ nhất (一), chữ tam (三), chữ liễu (了); những tiền đường hay điện thờ làm kiểu nhà trùng lương (trùng thiềm điệp ốc) là kiểu đặc trưng của chùa Huế. Nóc chùa thường trình bày với các mô-tip lưỡng long chầu mặt nguyệt, lưỡng long chầu Pháp luân, các vật linh Long, Lân, Quy, Phụng, các kiểu hoa sen; mái lợp ngói âm dương có màu ảnh hưởng kiểu kiến trúc cung đình của các triều vua chúa để lại. Hoa sen, chữ vạn, hồi văn chữ vạn, lá sen, trái Phật thủ, lá bồ đề, Pháp luân, hải triều, hỏa luân, bầu cam lồ là những đề tài, những mô-tip thuần Phật giáp tạo cho chùa Huế có nhiều sắc thái độc đáo.

Tiểu kết

Từ những mô tả, có thể thấy rằng hệ thống tượng, án thờ ở chùa Huế so với thần điện các chùa ở miền Bắc, kể cả kiểu dạng kiến trúc, đã bớt rườm rà hơn, không kết cấu thành nhiều gian như các chùa ở phía Bắc. Thực tế này cũng không ngoại trừ các ngôi quốc tự, những tổ đình danh tiếng, nơi triều đình phong kiến thường bổ nhiệm tăng cang trú trì, và là điểm hành hương của đông đảo tín đồ mộ đạo.

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho những giá trị văn hóa Huế mà nó còn là một “chốn tĩnh tâm” trong “dòng chảy cuộc sống xô bồ” đối với người dân xứ Huế, đồng thới cũng trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách mỗi khi đến thăm “xứ Huế mộng mơ”.

ƢƠN 2

NHỮNG ẢN ƢỞNG CỦA KIẾN TRÚ UN ÌN ỐI VỚI KIẾN TRÚC CHÙA Ở HUẾ

Nối tiếp dòng lịch sử về Phật giáo xứ Huế. Huế không chỉ được biết đến như là một thành phố cổ kính, nơi lưu giữ lại những dấu ấn văn hóa cuối cùng của triều đại phong kiến nước ta – triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) với những đền đài, lăng tẩm hay dấu ấn ẩm thực cung đình…mà Huế còn được biết đến là trung tâm Phật giáo của cả nước. Điều đó được minh chứng qua hơn 300 ngôi chùa và Niệm Phật đường tọa lạc trên một diện tích chưa đầy 5.054 km2, hay còn được thể hiện qua những món ăn chay, cung cách thờ Phật trong những ngôi nhà ở Huế. Nói tóm tại, “ngôi chùa Huế” cũng đã trở thành một “sản phẩm” đặc trưng cho mỗi du khách khi đến thăm Huế. Nhưng khác với những địa phương khác do những yếu tố về thời tiết, khí hậu và ảnh hưởng của lối kiến trúc cung đình mà những ngôi chùa Huế mang một phong cách kiến trúc đặc trưng nhưng không tách rời với lối kiến trúc chung của những ngôi chùa trên cả nước.

2.1 Ảnh hƣởng về phong thủy thế đất, cấu trúc

2.1.1 Vị trí, thế đất

Việc chọn đất định đô xét về mặt phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định và hưng thịnh cho cả triều đại và quốc gia. Kiến trúc Huế chính là một trong những mẫu mực của việc áp dụng thuật phong thủy.

Như chính khi nhà Nguyễn chọn Huế làm Kinh đô cho đại cuộc của mình cũng với lý do: “Nơi miền núi miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng,… sông lớn giăng phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chãi,… thật là thượng đô”. (“Đại Nam Nhất thống chí”, bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội, 1969, tập I).

Kinh thành Huế được xây dựng dựa trên những nguyên tắc địa lý phong thủy và thuyết âm dương ngũ hành với việc dùng núi Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm Minh đường, hai hòn đảo trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt… Hay như lăng Thiệu Trị, về mặt Phong thủy, lăng ở vào vị thế “sơn chỉ thủy giao”. Phía trước, có lăng chừng 1km, bên phải có đồi Vọng Cảnh, bên trái có núi Ngọc Trản chầu về phía lăng theo thế “Tả Long, Hữu Hổ”. Ngọn núi Chằm nằm sừng sững cách đó khoảng 8km đứng làm “tiền án” cho khu vực lăng, trong khi độn Bàu Hồ ở gần hơn lại làm bình phong cho khu vực tẩm. Đằng sau, ngoài núi Kim Ngọc ở xa xa, người xưa còn đắp một mô đất cao lớn để làm “hậu chẩm” cho lăng. Trong phạm vi lăng tẩm ấy, có 3 cái hồ bán nguyệt là hồ Điện, hồ Nhuận Trạch và hồ Ngưng Thúy, cùng dòng khe từ hồ Thủy Tiên chảy ra, giao lưu với nhau bằng những cống ngầm xây dưới các lối đi.

Cũng như khi chọn mảnh đất tụ linh để xây chùa, cũng là ở những địa thế trên đồi lớn, núi cao với phong cảnh đẹp – là những ngôi chùa thực sự có cảnh trí tĩnh lặng, môi trường thiên nhiên trong lành. Vị trí những ngôi chùa chẳng những xa lánh cuộc sống trần tục mà còn gợi lên không khi trầm mặc, thanh tịnh và u nhã phù hợp với sự thiêng liêng của Thần Phật mà nhu cầu tôn giáo đòi hỏi. Như chùa Thiên Mụ được dựng trên địa thế rộng, dựa vào chân núi – lấy núi làm hậu chẩm, trước mặt hướng ra sông Hương – lấy sông làm minh đường, vườn chùa rộng rãi chạy dài từ cổng vào.

Như vậy, có thể thấy khi xây dựng các công trình điều mà các nhà kiến trúc dưới thời Nguyễn phải tuân thủ triệt để trước tiên là nguyên tắc phong thủy. Thành quách, cung điện hay chùa chiền nào (đặc biệt là các ngôi Quốc tự, quan tự) cũng phải theo đúng những quy luật liên quan đến các địa lý thiên nhiên: sông núi, ao hồ, khe suối, và nhất là “huyền cung” ở trung tâm điểm của mặt bằng kiến trúc phải đúng long mạch.

Với cái nhìn phong thủy đó, Kinh đô Huế với hệ thống các thành quách, cung điện và chùa chiền được xây dựng trên một địa thế núi sông, âm dương hòa hợp, tạo nên một không gian kiến trúc “tạo cảnh” mang nhiều triết lý sâu xa, huyền bí.

2.1.2 Cấu trúc - Tổ hợp không gian

Trong toàn cảnh cũng như từng thành tố cấu thành kiến trúc công trình, sự đăng đối tiếp thu từ kiến trúc cung đình vẫn được đưa lên vị trí hàng đầu.

Kiến trúc cung đình: Trong ý đồ quy hoạch mặt bằng tổng thể Đại Nội Huế, không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. Định vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên như điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành. Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc chặt chẽ và đăng đối. Các công trình đều đối xứng qua trục chính hướng Bắc - Nam (Dũng đạo) và ở những vị trí tiền - hậu, thượng – hạ, tả - hữu luôn nhất quán, xuất phát từ quan niệm của Nho giáo như tả nam, hữu nữ, tả văn, hữu võ, tả chiêu, hữu mục… Đối xứng từng cặp qua Dũng đạo (từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự) với các công trình điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái, lầu Kiến Trung: bên phải có Thế Miếu, thì bên trái có Thái Miếu; bên phải có Hưng Miếu, thì bên trái có Triệu Miếu; bên phải có điện Phụng Tiên, thì bên trái có Phủ Nội Vụ… gây được cảm giác các lớp kiến trúc trùng trùng, điệp điệp.

Hay trong từng khu nhỏ cũng được sắp xếp theo lối đối xứng này. Như khu vực Tử Cấm thành, sự đăng đối được thể hiện qua việc sắp xếp sau Đại Cung môn: hai bên điện Cần Chánh có nhà Tả, Hữu Vu là nơi các vua quan ngoài chờ và sửa sang, chỉnh đốn trang phục trước khi thiết triều. Chái bắc Tả Từ Vu là viện Cơ Mật, chái nam là phòng Nội Các, nơi đây tập trung phiến tấu của các Bộ, nha trình vua ngự lãm. Sau lưng điện Cần Chánh là hai dãy trường lang hai bên. Ngoài những công trình chính được sắp đặt trên một đường thẳng sau cửa Đại Cung, Tử Cấm thành còn có những cung điện, lầu tạ khác hai bên tả hữu là khu vực phục vụ việc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua và hoàng gia như: Thượng Thiện Đường, Thái Y viện, Duyệt Thị Đường, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, gác Đông Các, Tu Khuê tơ lầu, điện Quang Minh (chỗ ở của Đông cung hoàng tử), điện Trinh Minh (chỗ ở của các bà phi), viện Thuận Huy (chỗ ở của các bà Tân), lục viện… đều ở những vị trí đăng đối với nhau.

Sự đăng đối trong kiến trúc cung đình Huế…

Kiến trúc chùa: Với những ngôi chùa Huế truyền thống thường có lối cấu trúc theo kiểu chữ Nhất (), chữ Đinh (), chữ Công (), chữ Khẩu (), hay nội Công - ngoại Quốc (),... Trong đó, kiểu kiến trúc chữ Khẩu là phổ biến và ấn định rất nhiều đặc trưng. Đặc biệt là sự đăng đối trong cấu trúc không gian của các công trình.

… là yếu tố được đưa lên hàng đầu trong tổ hợp không gian kiến trúc chùa

Sơ đồ chùa Thiên Mụ

Chú thích: 1. Tháp Phước Duyên 9. Lầu Chuông 2. Nền đình Hương Nguyện cũ 10. Lầu Trống

3. Đại Hồng Chung (1710) 11. Tượng Dược Xoa Đại tướng

N 15 11 11 10 8 9 3 6 4 5 5 22 14 13 12 1 2 …….

4. Bia và Rùa đá (1715) 12. Điện Đại Hùng 5. Bia thời Thiệu Trị (1846) 13. Điện Địa Tạng 6. Bia thời Thành Thái (1899) 14. Điện Quan Âm 7. Bia thời Khải Định (1920) 15. Nhà Tăng 8. Cửa Tam quan

Từ khi được chính thức khởi lập năm Tân Sử (1601) dưới đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho đến nay, chùa Thiên Mụ đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1695, 1710, 1714… rồi lại được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Mặc dù ngôi chùa này được xây dựng ở thế kỷ XVII nhưng tổng thể kiến trúc của ngôi chùa này lại chủ yếu được hoàn chỉnh dưới 3 đời vua Nguyễn đó là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Đây là sơ đồ chùa Thiên Mụ thể hiện tất cả các công trình kiến trúc có ở chùa vào thời cực thịnh với mật độ kiến trúc khá dày. Toàn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật chạy theo hướng Bắc Nam. Sự đăng đối trong bố trí hệ thống kiến trúc được tiếp thu từ kiến trúc cung đình triều Nguyễn được thể hiện rất rõ qua bố cục đối xứng các công trình qua trục chính. Bước qua 39 bậc tam cấp và bốn trụ biểu, hai bên Đình Hương Nguyện (nay chỉ còn nền của ngôi đình) là hai nhà tứ giác đặt hai tấm bia thời Thiệu Trị (1846). Qua đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên với hai nhà lục giác, một nhà để bia (1715) và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1710). Tiếp đến là Tam quan, bên phải có lầu Trống và bên trái là lầu Chuông. Bước qua Tam quan là trục chánh đạo dẫn vào tiền đường và chánh điện, hai bên có hai hàng Tượng Dược Xoa Đại tướng trấn. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền đường, tăng xá.

2.2 Ảnh hƣởng về vật liệu

Chất liệu hay vật liệu xây dựng được sử dụng trong kiến trúc cung đình Huế khá đa dạng: bằng đồng, bằng đá, bằng gạch, bằng gỗ hoặc là sự kết hợp giữa nhiều loại vật liệu. Như Ngọ Môn được xây dựng kết hợp bằng cả gạch-đá-đồng (phần nền đài và cửa) với gỗ-ngói-mảnh sành sứ (phần lầu bên trên); cửa Hòa Bình vừa xây gạch (phần thân) vừa sử dụng gỗ-ngói (phần mái)…

-Gỗ

Đối với kiến trúc cung đình Huế, vật liệu gỗ luôn được xem như là quý hơn cả. Việc sử dụng vật liệu gỗ được coi là bước đột phá của kỹ thuật xây dựng, do tính năng

mềm, bền chắc của nó, đồng thời cũng là vật liệu dễ tìm. Gỗ là thành phần cơ bản và được sử dụng phổ biến trong kết cấu chính của công trình, đặc biệt là ở lối kiến trúc

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)