Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 51)

8. Cấu tạo của đề tài

2.6Một số nhận xét

2.6.1 Nguyên nhân của sự ảnh hƣởng kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa chiền ở Huế.

-Quá trình hội tụ và giao lưu trong vai trò là thủ phủ và kinh đô của một giai đoạn lịch sử đặc biệt đã tạo nên nhiều nét đặc trưng trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội vùng Thuận Hóa, trong đó di sản “nghệ thuật kiến trúc” là một phần quan trọng.

Diện mạo chùa Huế có những biến đổi lớn trong các giai đoạn, [1] giai đoạn chúa Nguyễn với chính sách “cư Nho mộ Thích” đã đưa đến sự phổ biến và mật tập của tổ đình và quốc tự, [2] những năm đầu thế kỷ XIX dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng, nhiều cuộc trùng hưng lớn, quy mô đã góp phần tạo nên diện mạo chùa Huế về kiến trúc và cảnh quan, số lượng chùa mới ra đời; [3] những năm đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng đã làm thay đổi mọi mặt Phật giáo Huế, đưa đến sự chính thống, chuẩn hóa việc thờ phụng, thiết trí và tạo dựng cảnh quan chùa chiền. Trong đó, đáng lưu ý là sự ra đời của loại hình chùa Khuôn hội – Niệm phật đường.

-Dấu ấn cung đình trong kiến trúc Chùa ở Huế qua những cuộc trung tu của Hoàng thân Quốc thích

Trong quá trình tồn tại và phát triển, sự ngoại hộ trùng hưng từ nhiều tầng lớp trong xã hội và hoàng triều (vua, hoàng hậu, quan lại, công chúa, cung tần, thái giám, mệnh phụ phu nhân), từ nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau (vật chất, tiền bạc, công sức) đã tôn tạo cảnh quan, sửa sang vườn tược, cúng nhà rường…tạo nên cho mỗi ngôi chùa một sắc thái mang dấu ấn cung đình về mặt tư tưởng, bố cục, quy mô và kiến trúc cảnh quan.

Chùa chiền ở Thuận Hóa vào đời các chúa Nguyễn đã có rất nhiều, người xuất gia cũng rất đông. Song đến khi Trịnh vào xâm chiếm Phú Xuân và nhất là thời Tây Sơn (1786-1801) thì Phật giáo Thuận Hóa cơ hồ rơi vào tình trạng đồi phế. Mãi đến khi Gia Long lên ngôi (1802) trở về sau, các chùa ở vùng Thuận Hóa mới lần hồi được sửa sang và trùng hưng. Bà Hiếu Khương Hoàng thái hậu, mẫu hoàng của vua Gia Long, cho sửa chùa Báo Quốc và cho đổi thành Hàm Long Thiên Thọ Tự. Long Thành công chúa, chị em cùng mẹ với vua Gia Long, vào năm 1805 đã cúng 300 quan tiền để trùng tu cùa Quốc Ân và lập một Tăng đoàn ở chùa này.

Chùa Thiền Lâm, chùa Kim Tiên lại được Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, mẹ Hoàng tử Cảnh bỏ của riêng ra để trùng tu và sửa sang lại. Một quả chuông đồng cao bốn thước, mình tròn sáu thước, dày bốn tấc, có khắc chữ “Lê Vĩnh Thịnh thập nhị niên chú” do vua Gia Long chở từ Bắc Thành về để trong kho, sau khi trùng tu xong chùa Thuyền Lâm thì đem treo ở đây, nhưng nay cũng không còn.

Trong giới xuất gia thì Hòa thượng Đạo Trung đã sửa chữa chùa Ấn Tông - Từ Đàm, Hòa thượng Đạo Thành trùng hưng chùa Từ Lâm, Hòa thượng Đạo Thiện sửa lại chùa Viên Thông, Hòa thượng Đại Huệ trùng hưng chùa Thuyền Tôn. Năm Gia Long thứ 14, chính nhà vua cho tái thiết chùa Thiên Mụ. Năm Gia Long thứ hai (1803) chùa Long Quang ở xã Xuân Hòa được trùng hưng. Long Quang là một ngôi chùa cổ, thời chúa Duệ Tông đã có trùng tu và cho biển ngạch “Sắc tứ Long Quang Tự”, lại có biển treo ở tầng trên của chùa có bốn chữ lớn “Tuệ Chiếu Nam Thiên”; vào năm Khải Định thứ ba (1918) chùa này bị triệt bỏ, nay còn dấu tích.

Chùa Hà Trung, chùa núi Thúy Vân lần lượt đều được trùng hưng khang trang rộng rải hơn xưa. Nhiều vị công chúa dưới triều Minh Mạng (1820-1840) cũng đã cúng dường tiền bạc của cải để trùng tu hoặc xây dựng nhiều chùa ở Huế. Bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, mẫu hậu của vua Minh Mạng đã bỏ tiền của ra sửa lại chùa

Khánh Vân ở sơn phận xã Lựu Bảo, chùa Quang Bảo ở xã Kim Long, chùa Bảo Sơn ở xã An Ninh, chùa Quang Đức ở xã An Vân Hạ, đều thuộc huyện Hương Trà.

Từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), chúa tự hiệu là Từ Tế Đạo Nhân, các chùa này đã được chúa ban cho biển vàng “sắc tứ” và hiệu chùa; qua triều Tây Sơn đổ nát, cũng đến thời Gia Long mới được trùng tu. Ngoài ra lại có Ngọc Ngôn công chúa tức An Mỹ Thái trưởng công chúa sửa chùa Huệ Lâm; Diên Phúc công chúa sửa chùa Viên Giác do Tỳ kheo Liễu Quán dựng trong vùng chùa Vạn Phước hiện nay; Định Hòa công chúa Ngọc Ky (hay Cơ) sửa chùa Đông Thuyền; Ngọc Nguyệt công chúa sửa chùa Phổ Quang; Ngọc Duệ công chúa sửa chùa Thiên Thai Ngoại ở núi Kim Long, phía tây bắc huyện Hương Thủy (nay chùa đang còn ở về phía tay trái mạn gần Cầu Lim, kể từ Huế lên). Năm Minh Mạng thứ mười bảy, chùa Trấn Hải ở núi Quy Sơn, và chùa Thánh Duyên ở Thúy Vân Sơn được xây dựng trên dấu tích chùa cổ.

Người ta phải công nhận một sự thật rất hiển nhiên là dưới thời các vua nhà Nguyễn, kể từ Gia long (1802) cho đến Duy Tân (1916) chùa chiền ở vùng Huế phát triển mạnh. Ngoài việc trùng tu, tái thiết và sửa chữa nhiều chùa đã nói ở trên, còn có việc xây dựng thêm như: chùa Giác Hoàng, dựng năm Minh Mạng thứ hai mươi tại phường Đoan Hà (sau cải là phường Thái Trạch, nay là phường Thuận Thành). Giác Hoàng có nghĩa là ông vua đã giác ngộ, vì vua Minh Mạng cho rằng kiếp trước của mình là thầy tu. Vua Thiệu Trị (1841-1847) có là bài thơ “Giác Hoàng Phạn ngữ” để ca ngợi tiếng tụng Kinh ở chùa Giác Hoàng. Đến ngày 14-6-1885 chùa bị triệt bỏ, hiện còn dấu tích là Tam Tòa. Chùa Diệu Đế dựng đời Thiệu Trị.

Chùa Từ Hiếu dựng năm Tự Đức nguyên niên (1848), và còn vô số chùa khác. Trái lại, cũng có rất nhiều chùa danh tiếng vào thời cổ đã bị bỏ phế, hoang tàn một độ rồi mất luôn dấu tích như chùa Sùng Hóa, chùa Kim Quang, chùa Tây Thiền, chùa Huệ Minh, chùa Trấn Hải ở núi Linh Thái gần núi Quy Sơn, chùa Bạch Vân ở trước am Bạch Vân tại núi Phụ Ổ, phía bắc huyện Hương Trà do chúa Nguyễn Phúc Khoát dựng, có phong cảnh khá đẹp, chúa thường ngự lên chơi ở đấy, hiện còn dấu tích; chùa Diên Thọ ở làng Hải Cát đều thuộc huyện Hương Trà.

Tại Kinh thành có Linh Hựu Quán ở phía bắc sông Ngự Hà, thuộc phường Ân Thịnh (nay là Tây Linh, phường Thuận Lộc), dựng từ năm Minh Mạng thứ mười, phía

hữu có gác Tường Quang, phía tả có gác Từ Vân, trước mặt trông ra sông Ngự Hà. Đến đời Thiệu Trị, vua có làm bài thơ “Linh Quán khánh vận” khắc vào bia đá và dựng ở phía tả Quán, Hòa thượng Nhất Định đã được cấp giới đao và độ điệp, và sung chức Tăng cang Linh Hựu Quán này trong một thời gian.

Đời vua Thành Thái (1889-1906) Linh Hựu Quán đi vào đồi phế rồi bị sụp đổ; ông Ngô Đình Khả xin nhà vua cấp cho vùng đất này để làm từ đường, song đến đời vua Duy Tân (1906-19i6) thì ông này đem làm nhà thờ Thiên chúa giáo mà không làm từ đường trên đất ấy như lời ông đã xin với nhà vua. Bị Bộ Lễ và Bộ Công phản đối kịch liệt, ông bị biếm chức và nhà thờ Thiên chúa giáo phải triệt hạ, nhưng việc chưa đi đến đâu thì vua Duy Tân bị buộc phải tốn vị và bị lưu đày sang châu Phi, cùng chỗ với phụ hoàng Thành Thái của ngài. Đến năm Khải Định thứ ba (1918), nhà vua xuống chỉ dụ phế bỏ Linh Hựu Quán. Trong năm Duy Tân thứ hai (1907), có chùa Ngọc Sơn ở gần chùa Thiên Mụ cũng bị bỏ (theo Châu bản triều Nguyễn).

-Bàn tay của những nghệ nhân cung đình

Kiến trúc tôn giáo dần mang xu hướng cung đình với các cuộc trùng tu dưới sự chỉ đạo của Hoàng thân Quốc thích, và người thực hiện không ai khác chính là các nghệ nhân xuất sắc thuộc nhiều lĩnh vực của cả nước được chính Hoàng triều chỉ định. Lí giải cho sự tương đồng đến ngạc nhiên của bức họa “Long Vân Khế Hội” chùa Diệu Đế và bức “Bửu Họa Long Vân” trên trần cung Thiên Định. Bởi người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo hai tuyệt tác nghệ thuật này là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn mây” lớn nhất Việt Nam.

2.6.2 Mức độ và đặc điểm của những ảnh hƣởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở Huế.

2.6.2.1 Mức độ ảnh hưởng

Sự ảnh hưởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở Huế ở phạm vi khá sâu rộng ở nhiều mặt của nghệ thuật kiến trúc: Tổ hợp không gian, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, kiến trúc Phật điện và cả điêu khắc trang trí.

Mức độ ảnh hưởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa là rất lớn. Song cũng có những nguyên tắc đối với việc tiếp thu các yếu tố cấu thành kiến trúc trong cách thức xây dựng và trang trí ở một mức độ cho phép. Như việc sử dụng ngói Hoàng lưu ly, Thanh lưu ly trong các công trình kiến trúc Phật giáo.

2.6.2.2 Đặc điểm của những ảnh hưởng kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở Huế ở Huế

-Những điểm nhấn trong phong cách kiến trúc mang đậm dấu ấn/chất vùng miền :

Kiến trúc Huế, cho dù tồn tại ở mảng cung đình hay tôn giáo, hết thảy đều gặp nhau ở những điểm tương đồng vốn đã định hình thành phong cách, mang đậm dấu ấn vùng miền: cột cao, nhỏ; bộ mái mỏng; nhẹ, thẳng, hơi vuốt lên ở đường quyết hay đầu mái bằng những hồi văn, hoặc mụt mây; chi tiết trang trí phổ biến ở những mảng chạm nông, chú trọng đến từng tiểu tiết và sự lấn át của điển tích phong kiến. Phong cách này hoàn toàn khác với đặc trưng kiến trúc ở miền Bắc với: cột thấp, to; bộ mái dày, nặng, vuốt cong đầu đao; chi tiết trang trí phổ biến ở những mảng chạm sâu, chú trọng hình khối và đầy ắp tính dân gian.

- Sự hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên đã đạt đến mức tuyệt diệu và hoàn chỉnh tạo nên sự gần gũi với con người.

Kiến trúc Huế có truyền thống trên nền kiến trúc “tạo cảnh”: với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hòa quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông, núi rừng, bãi bồi xứ Huế. Vì thế nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nước ta đã nhận xét, nếu như Đà Nẵng là thành phố của đá thì Huế là thành phố của nhà vườn, là thành phố có nền kiến trúc “tạo cảnh” – thiên nhiên, kiến trúc và con người hòa quyện vào nhau.

Tổng thể kiến trúc ngôi chùa - khu vườn nhỏ, “ẩn tàng/hòa điệu” cùng thiên nhiên vùng Huế - khu vườn lớn - hình ảnh đặc trưng của một loại hình di sản kiến trúc:

Bản thân kiến trúc sẽ trở về nguyên vẹn thuộc tính của một dạng cấu trúc dùng trú nắng, che mưa, nếu không đặt chúng trong một bối cảnh tương hợp, nhằm làm rõ ý nghĩa vốn có.

Tương tự, ngôi chùa với đơn thuần là những đơn nguyên kiến trúc, cho dù đó là điện Phật, tăng xá, hay tịnh trù vẫn chưa là dạng kiến trúc phản ánh đầy đủ tinh thần của Phật giáo, nếu không đặt chúng trong tổng thể của sinh canh khu vườn: vườn chùa/vườn thiền... với những giá trị văn hóa đặc trưng.

Chùa Huế thuộc hẳn phạm trù văn hóa phi vật chất của xứ Huế, cho nên với trên bốn trăm ngôi chùa - kể cả chùa của Sơn môn Huế và chùa làng, chùa Khuôn, xứ Huế quả là kinh đô Phật giáo. Chùa Huế có một phong cách mang mang tự tại. Các ngôi chùa núi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần nhiều có kiến trúc, cấu trúc vườn chùa và cảnh trí thiên nhiên không sai khác nhau là mấy. Tất cả đã gần như tương đồng với nhau trong một đại khối tinh thần Từ bi, Đạo hạnh; cốt cách thiền phong và môi trường thiên nhiên trong lành, đầy cây xanh bóng mát, nhất là sạch sẽ, chùa nào cũng sạch bóng, yên lặng đã tạo cho ngôi chùa Huế có phong cách trầm lắng, tĩnh mặc, thanh thản vô biên.

Dạng kiến trúc truyền thống với mẫu hình nhà rường phổ biến, hình khối kiến trúc của những công trình là mái thẳng, đường nét thanh nhã phù hợp với những cấu kiện gỗ hướng đến chiều cao được xác định phù hợp với tỷ lệ, trong khung cảnh khu vườn với sự quy hoạch đầy ngụ ý đã làm nên nét đặc trưng của chùa Huế. Khoảng cách mong manh và rất gần gũi giữa chúng (cộng đồng, Phật tử, người mộ đạo) - chùa (kiến trúc và tổng thể kiến trúc) với sinh cảnh tự nhiên vốn có nơi ngôi chùa được thiết lập đã là tất cả những gì nói lên thuộc tính của một thành phố di sản.

Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế.

Rõ ràng, sự hài hòa giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hòa tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế. Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động. Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường tồn đến hôm nay.

- Kiến trúc đẹp tinh tế, không đồ sộ, khoa trương

Trong không gian một kinh đô thơ mộng, núi đồi thấp và sông bình lặng, nét đẹp của Huế chỉ là cái đẹp tinh tế, không đồ sộ, khoa trương. Ngay cả kiến trúc cung đình so với những nước khác vẫn rất khiêm tốn, thì chùa Huế càng không thể là những chùa đồ sộ.

Ở Huế, chưa từng có những ngôi chùa trăm gian như chùa Dâu hoặc những ngôi chùa mà phu phen phục dịch xây cất hàng vạn người suốt mấy năm trời như chùa

Quỳnh Lâm ở Đông Triều, chùa Sài Nghiêm của Chí Linh hay chùa Hồ Thiên ở Kinh Bắc… Với kiểu kiến trúc này, ngôi chùa thường mang lại cảm giác dung hòa và “ẩn mình” vào thiên nhiên, gần gũi với dân gian.

Là một tổng thể khá hoàn chỉnh, nhưng kiến trúc chùa ở Huế không to lớn choáng ngợp, khô khan như kiến trúc chùa ở một số vùng miền khác. Ngược lại, đây là một hình thái kiến trúc tinh tế, các công trình kiến trúc gắn bó với cảnh quan sông núi hữu tình, chứa đựng những nét trang trí chạm khắc tinh xảo. Trong kiến trúc cố đô Huế nói chung, kiến trúc cung đình và tôn giáo nói riêng, nghệ thuật tạo hình không gian đã đạt đến tính hòa điệu, gây được ấn tượng thẫm mỹ cao. Nét tinh tế, tài hoa của người xưa ẩn dấu tài tình trong mỗi góc cạnh của vẻ đẹp kiến trúc và thiên nhiên.

-Hệ thống mô-tip trang trí

Nét dung hợp của Tam giáo (Lão – Phật – Nho) trong sự nổi trội của Phật giáo. Nguyên lai, các chùa đều thấp. Trên mái chạy đường tàu nóc và chẳng trình bày long phụng gì. Hai đầu có những hoa văn đơn giản tô nổi theo kiểu chạm lọng. Ở giữa nóc có “bầu hồ lô”, hoặc “hỏa luân xa”.

Ngoài những ngôi chùa có kiểu thức trang trí khá đơn giản trên nền tảng của bộ rường nhà truyền thống, không ít những ngôi chùa ở Huế thể hiện sự đa dạng trong đồ án trang trí, thể hiện rất rõ nét dung hợp của tam giáo đồng nguyên, vốn là tinh thần căn cốt của một thời kỳ lịch sử.

Sự lán át của hệ thống hồi văn (chữ vạn và các biến thể, chữ T, mặt rạn…), hệ

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 51)