Hình tượng Rồng

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 48 - 49)

8. Cấu tạo của đề tài

2.5 Ảnh hưởng về trang trí điêu khắc

2.5.1 Hình tượng Rồng

Hình ảnh trang trí đầu tiên mà ta dễ dàng bắt gặp ở các cơng trình kiến trúc Huế là hình con rồng.

Đã từng là kinh đơ cuối cùng của triều Nguyễn từ năm 1802-1945, Huế là nơi còn lưu giữa lại gần như ngun vẹn các cơng trình kiến trúc trong đó Rồng là biểu tượng khơng thể thiếu, tượng trừng cho uy quyền của bậc đế vương.

Các dạng trang trí hình rồng phát triển theo từng thời kỳ, mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc truyền thống ở Việt Nam, hình tượng con rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua. Trong quan niệm dân gian thì hình ảnh con rồng là biểu hiện ước mong mưa thuận gió hồ.

Dạo bước vào các di tích như Đại Nội, lăng các vua như Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức cũng như qua miền phủ đệ hay đến thư thả tâm hồn với các ngôi Quốc tự như Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên…đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh con rồng.

Rồng xuất hiện nhiều trên các diềm mái ngói, ở ơ – hộc trang trí dưới phần mái, cột kèo hay chạm khắc trên các đồ dùng như đỉnh đồng, khay chén, chậu…Rồng thời Nguyễn hình dáng cân đối, khơng q ốm hay mập. Rồng tốt lên vẻ đẹp uy quyền của bậc minh quân: oai vệ - lực lưỡng – thơng minh – thần khí.

Đặc biệt là sự giống nhau của hình tượng con Rồng trong trong mây ở 2 bức tranh kinh điển của nghệ thuật kiến trúc Huế: bức họa “Long Vân Khế Hội”còn gọi là “Cửu Long Ẩn Mây” trên trần chánh điện quốc tự Diệu Đế và bức “Bửu Họa Long Vân” trên trần cung Thiên Định (lăng vua Khải Định). Hiện được giới họa sĩ hiện đại công nhận là những bức tranh họa hồng tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa Việt Nam.

Bức “Long Vân Khế Hội” dài hơn 10m, rộng gần 11m, thể hiện 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa về sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính vì vậy, ngồi giá trị đặc sắc về tính lịch sử - văn hóa – nghệ thuật, bức tranh này cịn mang ý nghĩa tâm linh và có giá trị quan trọng trong đời sống tôn giáo của người Huế nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng kiến trúc cung đình kiến trúc chùa Huế 10600831 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)