8. Cấu tạo của đề tài
2.5 Ảnh hưởng về trang trí điêu khắc
2.5.2 Hình tượng Lân – Quy – Phụng
Con vật thứ hai xuất hiện khá nhiều trong các cơng trình kiến trúc Huế, đó là con lân - được gọi đầy đủ là kỳ lân (trong dân gian gọi là con sấu). Kỳ lân là phát triển của long mã, biểu tượng cho sự kết hợp thời gian và không gian, cho sự an bình. Thường được trang trí thành bậc thềm ở các cung điện, lăng tẩm. Rùa là con vật xuất hiện cùng với long và lân trong các mơ tip trang trí “long lân qui phụng”. Trong quan niệm cung đình, lân là hình ảnh biểu trưng cho sự bền vững của xã tắc. Trong quan niệm của dân gian, rùa là hình ảnh tượng trưng của sự sống lâu. Trong Văn miếu ở Hà Nội và Huế, hình tượng rùa được sử dụng như vật đỡ chân bia đề tên các vị khoa bảng. Trong các trang trí mỹ thuật cung đình Huế, có nhiều hình ảnh rùa dân gian cũng xuất hiện nhiều, đó là hình rùa đội lá sen, rùa hố sen, đây là những hình ảnh
trang trí mang tính chất mỹ thuật dân gian rất xa xưa. Và nay, nếu cất cơng tìm kiếm ta sẽ bắt gặp nhiều ở các cổng trong Đại Nội Huế.
Phụng là vật tứ linh thứ tư cùng đi với long, lân và rùa. Phụng thường được trang trí ở các cơng trình dành cho nữ giới như cung điện, đền thờ, lăng tẩm. Ở Huế, có lăng mộ của bà Chiêu Nghi hiện vẫn cịn hình Phụng được khắc rất sắc nét.
Trong kiến trúc chùa, bộ ba còn lại đi với Long trong tứ linh thường xuất hiện ở các bờ quyết, nóc nhà với hình tượng Long phụng chầu hồ… được khảm sành sứ, trang trí trên tường hay vách điện. Hoặc tượng đá kỳ lân trấn giữ chính điện như ở chùa Diệu Đế.