Kết quả thống kê phân loại

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 27 - 36)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Kết quả thống kê phân loại

Căn cứ vào tiêu chí cấu trúc – ngữ nghĩa, đã tiến hành khảo sát trên 143 bài thơ của Lưu Quang Vũ và thống kê được 112 ẩn dụ bổ sung. Dựa vào các từ ngữ chỉ cảm giác, phân loại ẩn dụ bổ sung thành 5 nhóm, mỗi nhóm lại được chia thành các kiểu nhỏ.

Lưu ý rằng trong việc phân chia các kiểu nhỏ của các nhóm ẩn dụ, để việc phân tích được rõ ràng hơn, cảm giác xúc giác sẽ được chia thành hai loại:

(1) Xúc giác: Những cảm nhận qua làn da như: lạnh, nóng, rát, bỏng, thô, sần,...

(2) Cảm giác cơ thể: Những cảm nhận như: hồi hộp, say, nhẹ, nặng,...

2.1.2.1. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác

- Thống kê được 58 trường hợp, trong đó dựa vào sự kết hợp giữa các cảm giác với nhau chia thành 6 kiểu nhỏ:

(1) Kiểu chuyển đổi thị giác – thính giác: 3 trường hợp Ví dụ:

Những hoa bìm hoa súng nở trên ao

Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu

(Đất nước đàn bầu, 1972 – 1983) (2) Kiểu chuyển đổi thị giác – khứu giác: 2 trường hợp

Ví dụ:

Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh

Chìm trong đất những chùm hương dĩ vãng

(Hoa tầm xuân,mùng 3 tết Nhâm Tý)

(3) Kiểu chuyển đổi thị giác – vị giác: 8 trường hợp Ví dụ:

Chiều ấy các anh đi

Nắng nhạt vàng hoe gốc rạ

(Gửi tới các anh, 1965)

(4) Kiểu chuyển đổi thị giác – xúc giác: 16 trường hợp Ví dụ:

Em đã đập vỡ ra từng mảnh

(Lá thu, 1972) (5) Kiểu chuyển đổi thị giác – cảm giác tổng hợp: 1 trường hợp

Hà nội vẫn dành ta

Trọn chiều hương êm ả

Từng ngọn cỏ hơi mưa Có đời ta ở đó

(Chiều,1967)

(6) Kiểu chuyển đổi thị giác – thị giác (khác về chất): 28 trường hợp Ví dụ:

Những cánh đồng hoa cúc mọc rưng rưng

Chùm nắng lạ tươi vàng trên cỏ dại

(Những đêm hoa vàng)

Đây là kiểu kết hợp đặc biệt nhằm thể hiện sự thay đổi cảm nhận của thị giác, theo quy tắc ngữ nghĩa, “Chùm” là từ tạo hiệu quả cảm giác thị giác về một sự vật có hình dáng cụ thể, không thể kết hợp với “nắng” là từ tạo hiệu quả cảm giác thị giác về một yếu tố thiên nhiên không có hình dáng cụ thể, cảm nhận dựa vào cường độ ánh sáng. Nhưng ở đây, trong ngữ cảnh của kết hợp “Chùm” với

“nắng” đã có sự chuyển nghĩa ẩn dụ - chuyển nghĩa trong cùng một trường cảm

giác thị giác. Kiểu loại bổ sung này chiếm số lượng lớn trong toàn bộ nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác và tạo ra nhiều sự liên tưởng sáng tạo.

2.1.2.2. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác

- Thống kê được 27 trường hợp, trong đó dựa vào sự kết hợp giữa các cảm giác với nhau chia thành 5 kiểu nhỏ:

Ví dụ:

Lá quanh hồ sắp mục

Se sẽ mùi rượu lên

(Chiều,1967) (2) Kiểu chuyển đổi thính giác – vị giác: 3 trường hợp Ví dụ:

Nghĩa gì đâu kỉ niệm tháng năm dài

Lời thương mến nhớ lại thành chua chát

(Từ biệt, 1972) (3) Kiểu chuyển đổi thính giác – xúc giác: 4 trường hợp Ví dụ:

Tiếng loa đầu dốc lạnh

Tin chiến trận miền xa

(Việt Nam ơi)

(4) Kiểu chuyển đổi thính giác – cảm giác tổng hợp: 3 trường hợp Ví dụ:

“Bến Tầm Dương đưa khách...”

“Bến Tầm Dương...” giọng đàn run nước lạnh

(Giấc mộng đêm)

(5) Kiểu chuyển đổi thính giác – cảm giác cơ thể: 4 trường hợp Ví dụ:

Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt Không cho ta lảng tránh

Đập cửa mọi nhà Đứng ở mọi ngã ba

Không hát ta say mà lay ta thức

Dù ngày mai đời có trăm lần đẹp

Thơ vẫn gọi mọi người vươn đến tương lai.

(Nói với mình và các bạn,1970)

(6) Kiểu chuyển đổi thính giác – thị giác: 12 trường hợp Ví dụ:

Những người đẩy xe gầy guộc

Tiếng chim trong veo trên đỉnh thông chiều

(Người con giai đến phòng em chiều thu)

2.1.2.3. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi vị giác

- Thống kê được 7 trường hợp, trong đó dựa vào sự kết hợp giữa các cảm giác với nhau chia thành 4 kiểu nhỏ:

(1) Kiểu chuyển đổi vị giác – khứu giác: 2 trường hợp

Bát ngát hoàng hôn mưa ướt hoa

Vỏ quế cay dần hương nhựa mới

(Mùa xuân lên núi, 1969) (2) Kiểu chuyển đổi vị giác – thị giác: 2 trường hợp

Những ngọt ngào hoa cỏ của ta

(Nói với mình và các bạn, 1970) (3) Kiểu chuyển đổi vị giác – cảm giác cơ thể: 1 trường hợp

Tôi nguyên chất tôi đi tìm đôi cánh Để cuối cùng gặp được biển khơi

Mặn xé lòng là muối biển đấy thôi

(Móng tay trên đá,1973) (4) Kiểu chuyển đổi vị giác – thính giác: 2 trường hợp

Rừng khiên mộc của những người giữ nước Còn loé ngời trên mỗi bàn tay

Bông cỏ may vạn dặm luyến chân người

Cây trúc nhỏ cũng ngọt ngào giọng sáo

(Bài ca trên bán đảo)

2.1.2.4. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi khứu giác

- Thống kê được 11 trường hợp, trong đó dựa vào sự kết hợp giữa các cảm giác với nhau chia thành 3 kiểu nhỏ:

(1) Kiểu chuyển đổi khứu giác – vị giác: 5 trường hợp

Đò xuôi ngược chở trái chín vàng

Thơm ngát mật hương mùa hạ

(Qua sông Thương, 1966)

Ví dụ:

Tháng chín lúa trổ đòng đòng

Trời thu hương cốm mát trong

(Gửi tới các anh, 1965) (3) Kiểu chuyển đổi khứu giác – thị giác: 4 trường hợp Ví dụ:

Có phải mơ không mà anh thấy em trong tà áo

Một hương môi mận chín một lời thanh

(Bài thơ khó hiểu về em, 1966)

2.1.2.5. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi xúc giác

- Thống kê được 9 trường hợp, trong đó dựa vào sự kết hợp giữa các cảm giác với nhau chia thành 4 kiểu nhỏ:

(1) Kiểu chuyển đổi xúc giác – vị giác: 1 trường hợp

Ta là những người con

Của bán đảo mưa rào và gió mặn

Bán đảo xanh, màu phù sa ướt đẫm

(Bài ca trên bán đảo)

(2) Kiểu chuyển đổi cảm giác cơ thể – xúc giác: 1 trường hợp

Những đứa trẻ buồn ướt lạnh

Đường dài mặt trận nối nhau đi

(3) Kiểu chuyển đổi xúc giác – cảm giác tổng hợp: 2 trường hợp Ví dụ:

Nhớ hàm răng cắn trái xoài vàng

Môi mát thơm vị ngọt đến bàng hoàng

(Mùa xoài chín)

(4) Kiểu chuyển đổi xúc giác – thị giác: 3 trường hợp Ví dụ:

Cánh cửa chiều khép lại

Hoa đầm đìa mưa ướt chói trên cao

(Em-tình yêu những năm đau xót và hy vọng)

(5) Kiểu chuyển đổi xúc giác – thính giác: 1 trường hợp

Tóc đen thẳm bay về như gió ốm

thổi nồng nàn trên những dãy phố khuya

(Em – I )

(6) Kiểu chuyển đổi cảm xúc cơ thể - vị giác: 1 trường hợp

Chỉ e nữa lòng em rồi cũng nhạt

Quên hoa vàng ở lại những đêm mưa…

BẢNG 2.1: CÁC NHÓM ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ STT Các tiểu nhóm ADBS Số lượng Tỷ lệ % Các kiểu ADBS Số lượng Tỷ lệ % 1 Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác 58 51,8 Thị giác – thính giác Thị giác – khứu giác Thị giác – vị giác Thị giác – xúc giác Thị giác – cảm giác tổng hợp Thị giác – thị giác 3 2 8 16 1 28 2,7 1,8 7,1 14,2 0,9 25,1 2 Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác

27 24,1 Thính giác – khứu giác

Thính giác – vị giác Thính giác – xúc giác Thính giác – cảm giác tổng hợp Thính giác – cảm giác cơ thể Thính giác – thị giác 1 3 4 3 4 12 0,9 2,7 3,5 2,7 3,5 10,8 3 Nhóm ẩn dụ

chuyển đổi khứu giác

11 9,8 Khứu giác – vị giác

Khứu giác – cảm giác tổng hợp

Khứu giác – thị giác

5 2 4 4,5 1,8 3,5 4 Nhóm ẩn dụ

chuyển đổi vị giác

7 ~6,3 Vị giác – khứu giác

Vị giác – thị giác

Vị giác – cảm giác cơ thể Vị giác – thính giác 2 2 1 2 1,8 1,8 0.9 1,8 5 Nhóm ẩn dụ chuyển đổi xúc giác (Xúc giác và xúc giác cơ thể) 9 8,05 Xúc giác – vị giác Cảm giác cơ thể – vị giác Xúc giác – cảm giác tổng hợp Xúc giác – thị giác Xúc giác – thính giác 1 1 2 3 1 1 0,9 0.9 1,8 2,7 0,9 0,9 T.số 112

Qua kết quả thống kê và phân tích trên có thể thấy:

- Hai nhóm chuyển đổi thị giác và chuyển đổi thính giác có tần số sử dụng cao nhất. Điều này có thể lý giải như sau:

(1) Thị giác và thính giác là các cơ quan tiếp nhận thế giới nhiều hơn những giác quan khác. Được sử dụng nhiều nhất nên các cảm giác này dễ dàng chuyển đổi, tạo nên khả năng thích ứng cao với các cảm giác khác, từ đó dẫn đến kết quả trong ngữ cảnh tạo nên được sự chuyển đổi linh hoạt để có các kết hợp đa dạng.

(2) Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày các chuyển đổi cảm giác thị giác, thính giác cũng được sử dụng nhiều nhất.

- Nhóm chuyển đổi vị giác có tỉ lệ sử dụng thấp nhất, vì khả năng chuyển đổi hẹp hơn. Điều này cũng phù hợp với hoạt động của vị giác là giác quan được sử dụng ít hơn, do đó trong ngôn ngữ giao tiếp chuyển đổi cũng ít hơn.

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)