Giá trị biểu cảm

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 46 - 51)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Giá trị biểu cảm

- Mở đầu cho trào lưu sử dụng ẩn dụ bổ sung vào thi ca đó chính là phong trào thơ Mới giai đoạn 1930 – 1945. Giai đoạn này ẩn dụ bổ sung được sử dụng với tần suất dày đặc. Các nhà thơ mới đã làm một cuộc “nổi loạn ngôn từ”, sáng tạo một hệ thống ngôn từ mới, với rất nhiều ẩn dụ bổ sung. Điều này cũng đã ảnh hưởng ít nhiều tới sáng tác của Lưu Quang Vũ, giúp cho thơ Lưu Quang Vũ có chiều sâu hơn, thể hiện sâu sắc đời sống nội tâm và cái tôi trữ tình của tác giả.

- Mỗi kiểu ẩn dụ bổ sung mà Lưu Quang Vũ kỳ công lựa chọn và sắp đặt vào trong thơ của mình đều có giá trị biểu cảm cao.

Ở kiểu ẩn dụ chuyển đổi thị giác, sự kết hợp linh hoạt với các từ ngữ mang hiệu quả cảm giác khác đã khiến thơ Lưu Quang Vũ không chỉ dừng ở miêu tả tái hiện cuộc sống mà còn gợi cảm xúc trữ tình sâu sắc.

Trong Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ miêu tả ban mai của đất nước:

Những hoa bìm hoa súng nở trên ao

Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu

“Những ban mai” dưới sự chuyển đổi cảm nhận của thị giác, từ một yếu tố

buổi sớm mai xanh đầy mơn mởn của sự sống và nảy nở. Không chỉ dừng ở chuyển đổi cảm giác trong nội bộ thị giác mà Lưu Quang Vũ còn khơi gợi sự rung cảm từ thính giác thông qua “tiếng đàn bầu” để cảm nhận hình ảnh

“Những sớm mai” với đầy màu sắc và âm thanh.

Những màu sắc của cảm xúc và rạo rực yêu thương ấy còn xuất hiện trong bài thơ Nói với con cuối năm, qua những câu thơ:

Chợ quê rộn rịp

Vàng hương nếp mới lá dong xanh

(Nói với con cuối năm, 1972)

Sắc vàng được Lưu Quang Vũ miêu tả không chỉ bằng mắt mà còn bằng cả sự nhạy cảm của khứu giác. Màu vàng ấy là màu của tươi vui, của đầy hương sắc nơi chợ quê và dâng trào vào lòng người. Chỉ bằng một phép ẩn dụ chuyển đổi thị giác, các giác quan được đánh thức, thể hiện cái nhìn sáng tạo và tinh tế. Chúng ta có thể bắt gặp trong một ví dụ khác một cái tôi đầy u buồn và chất chứa nhiều suy tư:

Thành phố thời anh mười bảy tuổi

Viễn vông cay đắng u buồn

(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)

Nhờ ẩn dụ chuyển đổi thị giác mà thành phố năm mười bảy tuổi trong hồi ức hiện ra một cách cụ thể dưới dư vị “cay đắng”. Đó là sự hồi tưởng đầy xót xa, cảm thức bằng nhiều chiều giác quan.

Còn rất nhiều những ví dụ ẩn dụ chuyển đổi thị giác khác trong thơ Lưu Quang Vũ bên cạnh giúp tái hiện cuộc sống, còn thể hiện sâu sắc tâm tư của nhà thơ.

Đối với kiểu ẩn dụ chuyển đổi thính giác, khi sử dụng kiểu ẩn dụ này, những đối tượng được miêu tả thường rất sinh động và kết hợp nhiều góc độ khác nhau.

Ví dụ như:

“Bến Tầm Dương đưa khách...”

“Bến Tầm Dương...” giọng đàn run nước lạnh

(Giấc mộng đêm)

Anh từ chối những con đường êm mát Những lời yêu dịu dàng quả ngọt

(Viết cho em từ cửa biển, 1970) Hai ví dụ trên đều cho thấy cách lựa chọn ẩn dụ bổ sung của Lưu Quang Vũ đầy mới lạ và bộc lộ sự tài hoa của ông. Mọi giác quan hỗ trợ nhau một cách ăn ý, góp phần lớn trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả. Các cách lựa chọn kết hợp từ để tạo nên ẩn dụ bổ sung đó đã đạt được không chỉ hiệu quả miêu tả mà còn đạt giá trị biểu cảm cao.

Việc miêu tả thế giới khách quan cũng chính là cách để bộc lộ thế giới nội tâm của Lưu Quang Vũ.

Hà nội vẫn dành ta

Trọn chiều hương êm ả

Từng ngọn cỏ hơi mưa Có đời ta ở đó

(Chiều,1967)

“Chiều” là đối tượng cảm nhận của thị giác, “hương” là từ gợi hiệu quả

quả cảm giác thị giác tạo ra hiệu quả cảm giác khứu giác và xúc giác. Lưu Quang Vũ nhìn buổi chiều ấy dưới sự chi phối của trạng thái tâm lý, chiều Hà Nội trong thơ là buổi chiều của đời thực nhưng cũng chính là buổi chiều của lòng người.

Mặc dù chiếm số lượng ít nhưng nhóm ẩn dụ chuyển đổi vị giác cũng là một yếu tố đắc lực giúp Lưu Quang Vũ bộc bạch tâm trạng, mang những giá trị biểu cảm cao. Ta có thể thấy trong câu thơ:

Bát ngát hoàng hôn mưa ướt hoa

Vỏ quế cay dần hương nhựa mới

(Mùa xuân lên núi, 1969)

Hương vị cay nồng của quế chắc hẳn ai cũng sẽ biết, nhưng để miêu tả mùi vị đó một cách vừa chân thực vừa đặc biệt thì không phải ai cũng có thể làm được. Sự kết hợp giữa “cay” với “hương” chính là kết hợp chuyển đổi cảm giác từ vị giác sang khứu giác. Mùa xuân là mùa thu hoạch chính của quế, cũng chính là mùa mà quế đạt độ cay nhất, ngon nhất. Vị cay ấy dưới thơ Lưu Quang Vũ đã lan tỏa nồng nàn từ vị giác đến khứu giác, người đọc có thể mường tượng ra được độ cay đi từ miệng và dần lan đến hơi thở. Ẩn dụ chuyển đổi vị giác trong trường hợp này đã khiến câu thơ mang giá trị biểu đạt cao.

Trong nhóm ẩn dụ chuyển đổi xúc giác, người đọc cũng có thể phát hiện ra những sự kết hợp cảm xúc lạ lẫm và có sức khơi gợi biểu cảm cao.

Gió phiêu bạt phập phồng nếp áo

Mây đầy trời, đất lạnh sáng mênh mông.

Theo cảm nhận chủ quan, tôi cho rằng đây là một trong những sự kết hợp cảm giác hay nhất mà Lưu Quang Vũ sử dụng. “Lạnh” trong sự cảm nhận của xúc giác được kết hợp với “sáng mênh mông” trong sự cảm nhận của thị giác, riêng trong cụm từ “sáng mênh mông” người đọc cũng đã có thể nhận thấy sự chuyển đổi cảm giác trong nội bộ thị giác khi mà từ “sáng”- đối tượng vô hình lại được kết hợp với “mênh mông” – tính từ diễn tả chiều kích không gian. Cả hai kiểu loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp đan lồng vào nhau mở ra sự tưởng tượng về sự lạnh lẽo và độ dài rộng đến rợn ngợp không chỉ của đất mà còn của ánh sáng. Ẩn sâu đó ta có thể cảm nhận được sự cô đơn và vô định của lòng người trước cảnh vật, là miêu tả không gian nhưng cũng chính là đang giãi bày tâm trạng và cảm xúc của chính mình.

Nhóm ẩn dụ chuyển đổi xúc giác bên cạnh kiểu chuyển đổi xúc giác (những cảm nhận của làn da) còn bao gồm cả kiểu chuyển đổi cảm giác cơ thể. Đây là một loại cảm giác mà khi kết hợp với các cảm giác khác sẽ có khả năng biểu cảm rất cao.

Ví dụ như:

Những đứa trẻ buồn ướt lạnh

Đường dài mặt trận nối nhau đi

(Những đứa trẻ buồn)

Với sự kết hợp linh hoạt giữa cảm giác cơ thể (buồn) với xúc giác (ướt lạnh) đã tạo ra một khái niệm mới về nỗi buồn, làm rung lên trong lòng người đọc những cảm giác xót xa, hòa với nỗi đau của tác giả để thấu hiểu cho những số phận trẻ em dưới thời chiến.

Không chỉ riêng ẩn dụ bổ sung mà đối với ẩn dụ nói chung thì giá trị biểu cảm là một giá trị quan trọng. Qua những phân tích trên có thể thấy rằng ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu Quang Vũ đã đem lại khả năng biểu cảm lớn. Khả năng biểu cảm ấy có được chính là nhờ sự giao thoa giữa chuyển đổi cảm giác của các giác quan với cảm xúc chủ quan của tác giả.

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)