Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 38 - 40)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác

Trong nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác, có thể xét đặc điểm hình thái – cấu trúc – ngữ nghĩa theo hai trường hợp:

(1) Đối với nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác có chứa động từ cảm giác (nghe,lắng, lắng nghe):

a) Các động từ cảm giác có khả năng kết hợp với các từ khác làm thành ẩn dụ bổ sung.

b) Động từ cảm giác thính giác sẽ làm động từ trung tâm của ẩn dụ bổ sung, các thành phần phụ sau bao gồm đối tượng cảm nhận của động từ cảm giác và các từ đem lại hiệu quả cảm giác của giác quan khác.

Ví dụ:

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lạnh ở đầu môi tiếng suối

Trong cụm từ “Nghe mát lạnh” có “nghe” là động từ cảm giác trung tâm, “tiếng suối” là đối tượng cảm nhận đúng của từ “nghe” và “mát lạnh” là từ đem lại hiệu quả cảm giác xúc giác.

(2) Đối với nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác không chứa động từ cảm giác: a) Sự cảm nhận của giác quan thính giác được biểu hiện bằng các từ biểu thị hiệu quả cảm giác, đó có thể là từ đơn hoặc từ ghép, cụm từ:

Ví dụ: Điệu bát ngát là của đồng của đất

Lời vụng về là tha thiết lòng tôi.

(Đất nước đàn bầu,1972-1983)

Tình yêu tôi như một tiếng chuông dài

Làm run rẩy hoa hồng trên ngực nắng

(Có những lúc, 1972)

Em làm dấu trước nhà thờ cao vút

Tiếng chuông ngân nga đổ xuống

(Năm 1954)

b) Có sự kết hợp đa dạng giữa các từ mang hiệu quả cảm giác thính giác với các từ mang hiệu quả cảm giác khác:

Ví dụ:

Lão ăn mày mù thổi sáo

Điệu gọi hồn âm u

(Chiều cuối, 1972)

Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ

Những câu nhạt phèo chiếu lệ

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)