Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 36 - 38)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác

Trong nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác, có thể xét đặc điểm hình thái – cấu trúc – ngữ nghĩa theo hai trường hợp:

(1) Đối với nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác có chứa động từ cảm giác (nhìn, thấy, trông,...):

a) Các động từ cảm giác có khả năng kết hợp với các từ khác

b) Động từ cảm giác thị giác sẽ làm động từ trung tâm của ẩn dụ bổ sung, các thành phần phụ sau bao gồm đối tượng cảm nhận của động từ cảm giác và các từ đem lại hiệu quả cảm giác của giác quan khác.

Mơ thấy em trong lành

Như ngày 16 tuổi

Mơ thấy con người trên mặt đất Nắm tay nhau.

(Giấc mơ của anh hề)

Trong cụm từ “thấy em trong lành” “thấy” là động từ cảm giác trung tâm, “em” là đối tượng cảm nhận đúng của từ “thấy”“trong lành” là từ đem lại hiệu quả cảm giác thị giác nhưng khác về chất. Đây là ví dụ ẩn dụ bổ sung nằm trong kiểu nhóm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thị giác – thị giác.

(2) Đối với nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác không có chứa động từ cảm giác:

a) Sự cảm nhận của giác quan thị giác được biểu hiện bằng các từ biểu thị hiệu quả cảm giác, đó có thể là từ đơn hoặc từ ghép, cụm từ:

Ví dụ:

Chợ quê rộn rịp

Vàng hương nếp mới lá dong xanh

(Nói với con cuối năm, 1972)

Giấu sôi sục trong những đường nét lạnh

Em đi tìm thế giới của riêng em

(Lá thu,1972)

Những hoa bìm hoa súng nở trên ao

Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu

b) Có sự kết hợp đa dạng giữa các từ mang hiệu quả cảm giác thị giác với các từ mang hiệu quả cảm giác khác:

Ví dụ:

Mưa ào ạt trên đền Ăng Ko Vát

Tháp Bayon nụ cười đá u trầm

(Bài ca trên bán đảo).

Thành phố thời anh mười bảy tuổi

Viễn vông cay đắng u buồn

(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)

Một phần của tài liệu ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 10600823 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)