4. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Tiểu kết chương 3
- Ẩn dụ bổ sung là nhân tố quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ, đem lại cho thơ nhiều giá trị về hình tượng, thẩm mĩ, nhận thức và biểu cảm.
- Ẩn dụ bổ sung góp phần hình thành phong cách thơ Lưu Quang Vũ, thông qua đóng góp trong tái hiện cuộc sống nhiều màu sắc, khơi dậy cảm thức của nhiều giác quan, bộc lộ cái tôi đắm đuối với cuộc đời, bên cạnh đó là một cái tôi cô đơn với những dự cảm về cuộc sống; thể hiện tình yêu với cuộc sống, tình yêu gia đình và đôi lứa.
KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài này, nếu thành công, sẽ đạt được những kết quả nghiên cứu sau đây:
1. Khẳng định Lưu Quang Vũ như một cá tính thơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng như thơ ca Việt Nam thế kỉ XX.
2. Phong cách thơ Lưu Quang Vũ thể hiện rõ nét qua một cái tôi trữ tình đắm đuối. Đắm đuối là bản sắc thơ riêng biệt của Lưu Quang Vũ. Trong mọi ngọn nguồn cảm xúc, vui, buồn, khổ đau, thất vọng… lúc nào Lưu Quang Vũ cũng đắm đuối. Chính sự đắm đuối mang tính bản năng này đã chi phối đến những sáng tác của Lưu Quang Vũ, từ đề tài cho tới những phương thức thể hiện. Đặc biệt trong mảng thơ tình, sự đắm đuối ấy của Lưu Quang Vũ càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Đặc điểm này được phản ánh qua các ẩn dụ bổ sung trong thơ ông.
3. Cơ chế tạo ra ẩn dụ bổ sung chính là dựa vào sự chuyển đổi cảm giác của các giác quan, từ đó có khả năng tạo ra các hình tượng nghệ thuật mới lạ và độc đáo trong thơ Lưu Quang Vũ. Sử dụng kết hợp các từ ngữ để tạo thành những ẩn dụ bổ sung hay, mang giá trị biểu cảm và thẩm mỹ cao chứng tỏ Lưu Quang Vũ là một nhà thơ không chỉ có tài năng trong sử dụng và chọn lọc ngôn từ mà còn là một nhà thơ rất nhạy bén và nhiều rung cảm với thế giới bên ngoài, đồng thời có thế giới nội tâm vô cùng sâu sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng-từ ghép-đoản ngữ), Nxb ĐHQG Hà Nội.
[4] Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội. [6] Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7] Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8] Lê Anh Hiền, Võ Bình (1975), Phong cách học thực hành tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[9] Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học (ngôn từ-tác giả-hình tượng), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
[10] Đinh Trọng Lạc (1996), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[11] Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [12] Hoàng Trinh (1992), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb KHXH, Hà Nội. [13] Lưu Khánh Thơ (2001), Lưu Quang Vũ- tài năng và lao động nghệ thuật,
[14] Lưu Khánh Thơ (2008), Lưu Quang Vũ - Di cảo nhật ký – thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.
[15] Vũ Minh (2010), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
[16] Lưu Khánh Thơ (2009), Lưu Quang Vũ – tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
[17] Hoàng Thị Kim Ngọc (2004), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của
người Việt, luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học.
[18] Đào Thản (2000), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa học – xã hội, Hà Nội.
[19] Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy người Việt, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
[20] Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[21] Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
CÁC ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ Tổng cộng 112 trường hợp ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu Quang Vũ
1. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thị giác: 58 trường hợp
Kiểu chuyển đổi thị giác – thính giác: 3 trường hợp
Những hoa bìm hoa súng nở trên ao
Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu
(Đất nước đàn bầu, 1972 – 1983)
Cánh sừng sững tắm hoàng hôn đỏ rực
Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng.
(Đất nước đàn bầu,1972-1983)
Mưa ào ạt trên đền Ăng Ko Vát
Tháp Bayon nụ cười đá u trầm
(Bài ca trên bán đảo).
Kiểu chuyển đổi thị giác – khứu giác: 2 trường hợp
Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh
Chìm trong đất những chùm hương dĩ vãng
(Hoa tầm xuân,mùng 3 tết Nhâm Tý)
Cha lên làng sơ tán thăm con hoa mận nở trắng vườn năm sắp hết
chợ quê rộn rịp
vàng hương nếp mới lá rong xanh
Kiểu chuyển đổi thị giác – vị giác: 8 trường hợp
Chiều ấy các anh đi
Nắng nhạt vàng hoe gốc rạ
(Gửi tới các anh, 1965)
Đồng lúa sau kỳ bão lụt
Tình yêu giữa ngày đắng cay
(Vẫn thơ tình về một người đàn bà không có tên III)
Từ bình minh, hạnh phúc, tình yêu
Những chữ ngọt ngào lộng lẫy gọi kêu
(Những chữ, 1972)
Chẳng đua chen với cuộc đời này
Xin chối từ cái bàn tiệc đắng cay
(Ngã tư tháng chạp, 1972)
Thành phố thời anh mười bảy tuổi
Viễn vông cay đắng u buồn
(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)
Cô bé tôi yêu giờ đã lấy chồng
Béo tốt càu nhàu tẻ nhạt
(Hoa Tigôn)
Khói cay quán trọ ven đường
Bài hát của người xa đất
Bãi sình ngập ngụa nuốt chân tôi Biển nuốt những thây người chết trôi
Vò nát cánh hoa nào yếu nhạt
(Trước biển và gió)
Kiểu chuyển đổi thị giác – xúc giác: 16
Dẫu không về chẳng khuất xa đâu
Nấm mộ xuân sang phập phồng cỏ mát
(Phủ Lý tháng hai, 1970)
Trong thành phố có một vườn cây mát
Trong triệu người có em của ta
(Vườn trong phố, 1967)
Vườn em là nơi đọng gió trời xa
Hoa tím chim kêu bàng thưa lá nắng
(Vườn trong phố, 1967)
Em đã đập vỡ ra từng mảnh
Giấu sôi sục trong những đường nét lạnh
(Lá thu, 1972)
Trong chiếc bẫy thời gian đã chết
Hàng rào mát với quả chuông sùng tín
(Anh chẳng còn gì nữa)
Người thiếu phụ đợi ai trên bậc cửa đen ngòm
Cái miệng lạnh lẽo của con quỷ nào
Đôi mắt to nóng bỏng
Nói chi lời tàn nhẫn để anh đau
(Mắt của trời xanh)
Chuyện một vùng bưởi chín khắp triền sông
Nụ cười cha ấm như ngọn lửa
(Buổi chiều ấy, 1981)
Đất lạnh lẽo sưng vù như mặt chết
Thân nát bươm sau tra tấn cực hình
(Móng tay trên đá, 1973)
Ta là những người con
Của bán đảo mưa rào và gió mặn
Bán đảo xanh, màu phù sa ướt đẫm
(Bài ca trên bán đảo)
Những đền đài thuở trước đã tan hoang
Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh
(Hoa tầm xuân,mùng 3 tết Nhâm Tý)
Ngõ phố dài hôm ấy mưa rơi
Đá xa vắng trên mặt đường ướt lạnh
(Lá thu,1972)
Một chùm hoa hái vội đặt trên mồ Thằng bạn cũ nơi đỉnh đèo nằm lại Đêm gọi tìm nhau trong đất tối
Mắt to vàng nóng bỏng giữa đài hoa.
Em của anh ơi, đôi vai ấm dịu dàng
Người nhóm bếp mỗi chiều, người thức dậy lúc tinh sương
(Và anh tồn tại,1976)
Em ngẩng đầu, mái tóc đen cắt ngắn
Đôi mắt to vừa dịu lành vừa gay gắt
Nhìn thấy đời anh nỗi khổ niềm vui
(Em II,1974)
Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng Thành phố đầy bụi bặm
Những mặt người lì nhẵn chen nhau.
(Có những lúc)
Kiểu chuyển đổi thị giác – cảm giác tổng hợp: 1 trường hợp
Hà nội vẫn dành ta
Trọn chiều hương êm ả
Từng ngọn cỏ hơi mưa
Có đời ta ở đó (Chiều,1967)
Kiểu chuyển đổi thị giác – thị giác: 28 trường hợp
Đêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi
Nắng rung rinh khắp ngả đường Hà Nội
Còi báo yên vừa nổi Chuông tàu đã leng keng
Mắt ai soi vào cũng sâu thẳm niềm tin.
(Chưa bao giờ,1967)
Bàn tay em sáng bừng bông huệ trắng
Ôi bàn tay cầm súng Bàn tay thơm phù sa...
(Chưa bao giờ,1967)
Em về nhà, ngày mưa xám
đặt lên bàn chiếc bánh mì lạnh khô bánh độ này khó mua
lửa tí tách trên bếp đèn dầu hỏa khói xanh bay ngoằn ngoèo
(Một bài thơ,1974)
Đã qua cái thời nhà thơ nhìn đời bằng con mắt trong
veo
Con mắt xanh non ngỡ ngàng như mắt trẻ
(Nói với mình và các bạn,1970)
Hải Phòng đón tôi bằng sừng sững khói cao
Tiếng búa tiếng choang tiếng goòng ken két Tiếng xô đá tiếng gò tôn tiếng bánh xe nghiến nát Than bay bụi bay nắng cuồng nhiệt khắp nơi
Đôi môi em không trong vắt nụ cười
Em chẳng biết yêu đương mà mơ ước Không được đọc những trang sách đẹp Không biết tin vào những bài ca
(Những tuổi thơ,1971)
Ai là người dọn đi bùn rác Ai là người gieo hạt
Cho ban mai tươi lành?
(Người con giai đến phòng em chiều thu)
Còn lại trên trang giấy mênh mông những chữ trần
truồng
Những chữ như đinh nhìn tôi sắc nhọn Điều còn lại sau đường dài tôi vượt
Những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thật
Tin yêu cuộc đời theo cách của tôi
(Những chữ...,1972)
Có sao đâu: trái mùa thu vẫn thắm
Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời.
(Nơi ấy,1980)
Gió phiêu bạt phập phồng nếp áo
Mây đầy trời, đất lạnh sáng mênh mông.
Những cánh đồng hoa cúc mọc rưng rưng
Chùm nắng lạ tươi vàng trên cỏ dại
Cuộc chiến tranh đã mấy chục năm trời Con mới gần ba tuồi
Tia nắng sớm mong manh chùm lá mới
Đêm của đời gió bão đã dài lâu
(Nói với con cuối năm,1972)
Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng Thành phố đầy bụi bặm
Những mặt người lì nhẵn chen nhau.
Mặt tôi âm u như khu rừng rậm
Nghe em cười giữa bè bạn đông vui.
(Có những lúc)
Mơ thấy em trong lành
Như ngày 16 tuổi
Mơ thấy con người trên mặt đất Nắm tay nhau.
(Giấc mơ của anh hề)
Hè sắp qua, thu sắp trắng bên trời Sống bên em thấm thoắt tháng năm trôi Lòng sao vẫn ngỡ ngàng như mới gặp Anh nghe tiếng những vòm cây gió động
Lá chập chờn muôn chấm nắng rung rinh
Trang giấy rộng ngòi bút đưa gấp gấp
Quyển sách hay cuống quýt lật trên tay
Mùa hè náo động dưới kia Tiếng ve trong vườn nắng Và sau đê sông Hồng nước lớn
Đỏ phập phồng như một trái tim đau
(Thư viết cho Quỳnh trên máy bay,1988)
Hàng dương xanh loá mắt
Chiếc dù mở đến mênh mông
(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)
Năm tháng và tuổi trẻ đi qua
Mắt em buồn hoang vắng.
(Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà,1973)
Khi em để tay lên chốt cửa, giọt ánh sáng
Chập chờn trong trí nhớ, anh thấy lại
(Em(II),1974)
Bàn tay em như gốc cải mềm Lau sương mù cửa kính
Bát ngát mưa phùn gió mịn
Những chuyến tàu nhanh chở chật người Hay ở mãi cùng anh
Bàn tay nhỏ mến thương
Nối anh vào nắng rộng
Tôi cũng có tuổi thơ - màu hoa không thể tắt
Nơi bắt đầu con đường tôi đã chọn.
(Tuổi thơ)
Em cười nói giữa thành phố sáng
Má nâu lồng lộng phấn son
(Tìm về)
Mây trắng ào ào bay trên thành phố
Nắng sớm đầm đìa các ngả
(Những đám mây ban sớm)
Cây trút xạc xào bao lá nhỏ
Phập phồng sông đỏ cỏ ven đê
(Thu)
2. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi thính giác: 27 trường hợp
Kiểu chuyển đổi thính giác – khứu giác: 1 trường hợp
Lá quanh hồ sắp mục
Se sẽ mùi rượu lên
(Chiều,1967)
Kiểu chuyển đổi thính giác – vị giác: 3 trường hợp
Có phải mơ không mà anh thấy em trong tà áo
Một hương môi mận chín một lời thanh
(Bài thơ khó hiểu về em, 1966)
Nghĩa gì đâu kỉ niệm tháng năm dài
Lời thương mến nhớ lại thành chua chát
Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ
Những câu nhạt phèo chiếu lệ
(Nói với mình và các bạn,1970)
Kiểu chuyển đổi thính giác – xúc giác: 4 trường hợp
Tiếng loa đầu dốc lạnh
Tin chiến trận miền xa
(Việt Nam ơi)
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lạnh ở đầu môi tiếng suối
(Tiếng Việt)
Con chim sẻ bay vù qua khung cửa vỡ
Tiếng chuông rung tiếng ngón tay ai gõ
(Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà, 1973)
Dưới hầm chật nhường tôi ca nước mát
Giờ đi lại quanh mình tôi nóng rực
(Giấc mộng đêm)
Kiểu chuyển đổi thính giác – cảm giác tổng hợp: 3 trường hợp
“Bến Tầm Dương đưa khách...”
“Bến Tầm Dương...” giọng đàn run nước lạnh
(Giấc mộng đêm)
Anh từ chối những con đường êm mát
Những lời yêu dịu dàng quả ngọt
Tiếng chuông rung vang động khắp bầu trời
Tiếng búa gõ trên dương cầm to rộng
(Những đám mây ban sớm)
Kiểu chuyển đổi thính giác – cảm giác cơ thể: 4 trường hợp
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt Không cho ta lảng tránh
Đập cửa mọi nhà Đứng ở mọi ngã ba
Không hát ta say mà lay ta thức
Dù ngày mai đời có trăm lần đẹp
Thơ vẫn gọi mọi người vươn đến tương lai.
(Nói với mình và các bạn,1970)
Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt
Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.
(Hơi ấm bàn tay,1967)
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng...
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng... (Tiếng Việt)
Kiểu chuyển đổi thính giác – thị giác: 12 trường hợp
Những người đẩy xe gầy guộc
Tiếng chim trong veo trên đỉnh thông chiều
Tình yêu tôi như một tiếng chuông dài
Làm run rẩy hoa hồng trên ngực nắng
(Có những lúc, 1972)
Lão ăn mày mù thổi sáo
Điệu gọi hồn âm u
(Chiều cuối, 1972)
Tiếng tay vỗ nhịp nhàng như sóng
Tiếng hát chập chờn lúc hiện lúc tan
(Thơ ru em ngủ)
Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt
Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang
(Qua sông thương,1966)
Em đến rồi em đi, như tiếng hát xa vời
Anh ở lại đây
Anh chẳng về con đường êm mát
(Viết cho em từ cửa biển, 1970)
Điệu bát ngát là của đồng của đất
Lời vụng về là tha thiết lòng tôi.
(Đất nước đàn bầu,1972-1983)
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt...
(Tiếng Việt)
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
(Những bông hoa không chết, 1971)
Em làm dấu trước nhà thờ cao vút
Tiếng chuông ngân nga đổ xuống
(Năm 1954)
Tóc em thô dày, tay em chai cứng
Giọng em cũng trầm đục khàn khàn
...
Các em tôi ngọt ngào giọng hát
Mắt người yêu xanh sắc biển dịu dàng…
(Trước biển và gió)
3. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi vị giác: 7 trường hợp
Kiểu chuyển đổi vị giác – khứu giác: 2 trường hợp
Bát ngát hoàng hôn mưa ướt hoa
Vỏ quế cay dần hương nhựa mới
(Mùa xuân lên núi, 1969)
Bà đứng đó miệng trầu cay thơm ngát
Vầng yêu thương soi sáng suốt cuộc đời
(Đất nước đàn bầu,1972-1983)
Kiểu chuyển đổi vị giác – thị giác: 2 trường hợp
Nhân dân quá hiền nhân dân chưa xé bỏ
Những ngọt ngào hoa cỏ của ta
(Nói với mình và các bạn, 1970)
Mặn gió, mặn con thuyền, mặn cả mặt trời lên
Kiểu chuyển đổi vị giác – cảm giác cơ thể: 1 trường hợp
Tôi nguyên chất tôi đi tìm đôi cánh Để cuối cùng gặp được biển khơi
Mặn xé lòng là muối biển đấy thôi
(Móng tay trên đá,1973)
Kiểu chuyển đổi vị giác – thính giác: 2 trường hợp
Rừng khiên mộc của những người giữ nước Còn loé ngời trên mỗi bàn tay
Bông cỏ may vạn dặm luyến chân người
Cây trúc nhỏ cũng ngọt ngào giọng sáo
(Bài ca trên bán đảo).
Các em tôi ngọt ngào giọng hát
Mắt người yêu xanh sắc biển dịu dàng…
(Trước biển và gió)
4. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi khứu giác: 11 trường hợp
Kiểu chuyển đổi khứu giác – vị giác: 5 trường hợp
Đò xuôi ngược chở trái chín vàng
Thơm ngát mật hương mùa hạ
(Qua sông Thương, 1966)
Áo em đen mùi xoài chín ngọt ngào
Vai em mắt em lẫn vào mắt lá
Quán cà phê chạng vạng khói bay
Mùi khói cũ cay xè con mắt
(Quán cà phê ngoại ô, 1972)
Những bàn ghế những lá thư những cánh tay người
Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay
(Ghi vội một đêm 1972, 1972)
Anh ngồi trên đống bao hàng
Giữa những người thợ cười nói rì rầm
Những thuỷ thủ nồng hơi rượu chát
Tiếng than vãn, tiếng nỉ non, tiếng đùa, tiếng khóc
(Viết cho em từ cửa biển, 1970)
Kiểu chuyển đổi khứu giác – cảm giác tổng hợp: 2 trường hợp
Tháng chín lúa trổ đòng đòng
Trời thu hương cốm mát trong
(Gửi tới các anh, 1965)
Mùi hắc ín mùi dầu
Mùi gió mặn nồng tanh vị cá
(Viết cho em từ cửa biển, 1970)
Kiểu chuyển đổi khứu giác – thị giác: 4 trường hợp
Có phải mơ không mà anh thấy em trong tà áo
Một hương môi mận chín một lời thanh
Huyệt bom tối còn khét mùi chết chóc
Lá đã ngời nước mắt của bình minh
(Những đám mây ban sớm)
Anh yêu mùi dầu mùi nắng tươi
Những tiếng rên những lời than thở
Những bình minh tím than những hoàng hôn vàng úa Những bắp thịt căng cay cực đêm ngày
(Viết cho em từ cửa biển,1970)
Người nô lệ da vàng bất khuất
Vươn giữa trời thơm ngát tấm lòng son
(Đất nước đàn bầu,1972-1983)
5. Nhóm ẩn dụ chuyển đổi xúc giác: 9 trường hợp